Động thổ là nghi lễ quan trọng hàng đầu để xây nên căn nhà khang trang cho mai sau. Do đó, gia chủ cần hiểu rõ nguồn gốc cũng như các vật dụng cần chuẩn bị để có Lễ động thổ suôn sẻ, giúp việc xây nhà thêm thuận lợi nhằm an cư lạc nghiệp trong tương lai
Sau khi đã trải qua giai đoạn đi thuê thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, và đã có được hồ sơ thiết kế thi công. Tiếp đến sẽ có rất nhiều việc mà người chủ nhà cần chuẩn bị như : tìm nhà thầu thi công ( hay tìm thợ xây ) tìm đơn vị cung cấp vật tư chính ( gạch, cát, xi măng, thép…)…Việc chọn ngày động thổ công trình, cũng là một việc không thể xem nhẹ. Bởi lẽ theo quan niệm dân gian “ đất có thổ công, sông có hà bá”, mỗi một miếng đất đều có những vị thần cai quản, bởi thế muốn mọi chuyện xuôn xẻ trong suốt quá trình thi công, thì người chủ nhà phải chuẩn bị nghi lễ Động thổ, cầu thần linh phù hộ cho. Không phải ai khi xây dựng nhà đẹp cũng biết đến việc động thổ công trình thế nào cho đúng. Mang lại thuận lợi trong suốt quá trình thi công xây dựng ngôi nhà về sau.
Ý nghĩa của nghi lễ động thổ
Lễ động thổ bắt nguồn từ truyền thống văn minh lúa nước của dân tộc ta. Để bắt đầu một vụ mùa bội thu, người xưa làm nghi thức xin được động đến đất cho năm mới, cầu mong cả năm làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu. Dần dần, những công việc quan trọng của con người như ( xây nhà cửa, hay sửa chữa nhà cửa) cần tác động đến đất, người ta cũng làm lễ động thổ để xin phép thần linh, cũng là để cầu mong cho công việc thuận lợi, suôn sẻ, con người được may mắn, bình an.
Động thổ cần chú ý
Tuổi tác của gia chủ
Một bước đáng lưu ý nữa, trước khi tiến hành làm lễ động thổ, khởi công đó là cần xem tuổi tác của gia chủ.
– Tuổi tác của khách hàng của là một yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự kiện được tổ chức.
– Người mà có các sao chiếu bản mệnh xấu, hay phạm vào những năm như Kim lâu, Hoàng thì không nên tiến hành xây dựng công trình.
– Khi tuổi tác của gia chủ không phù hợp với năm tiến hành xây dựng, nhưng công trình phải bắt buộc tiến hành đi vào xây dựng.
– Thì có thể làm một thủ tục theo dân gian gọi là mượn tuổi xây dựng, sau khi xong công trình thì làm thủ tục trả tuổi xây dựng.
Nhưng có một lưu ý trong mượn tuổi xây dựng, đó là mượn tuổi xây dựng chỉ là biện pháp mang hơi hướng nhiều về tâm lý, mọi chuyện không suôn sẻ hay vận hạn vẫn xảy ra đối với gia chủ, chứ không xảy ra với người cho mượn tuổi xây dựng kia.
Chọn hướng, thời tiết tiến hành làm lễ động thổ
1. Chọn hướng trước khi tiến hành nghi lễ động thổ
Xem hướng xây nhà, hướng xây dựng công trình, là một trong những yếu tố không thể nào thiếu trước khi tiến hành lễ động thổ.
– Từ xem hướng để xác định hướng chính xác, để tiến hành làm lễ động thổ. Gia chủ có thể chọn hướng xây dựng công trình theo năm và tuổi tác của mình.
– Và hầu như người xây dựng, không thể tự chọn hướng xây dựng công trình của mình, vì mảnh đất để xây dựng đã có địa thế nhất định.
Khi đó, có thể xác định hướng tiến hành xây dựng công trình sao cho hợp phong thủy nhất theo những gợi ý dưới đây:
• Lấy hướng khu xưởng sản xuất, hoặc công trình nhà ở xây dựng theo hướng sông hồ.
• Hướng trước của nhà nên để, một khoảng trống.
• Nên chọn hướng xây dựng công trình hướng ra đường, hướng ra những con phố chính.
Dựa vào hướng gió, để chọn hướng nhà tránh những hướng gió độc, nên chọn hướng gió đông nam, đông bắc…
2. Thời tiết lễ động thổ
Thời tiết lễ động thổ còn dựa theo ngày, giờ, tháng, làm lễ động thổ. Chọn được giờ đẹp, ngày đẹp, tháng đẹp thì việc ảnh hưởng do thời tiết có thể giảm đi rất nhiều.
Lễ vật trong cúng lễ động thổ
Lễ vật cúng trong lễ động thổ, phải được gia chủ chuẩn bị kĩ càng không được để thiếu sót đồ vật gì. Vì những lễ vật đó thể hiện sự thành kính và tấm lòng của con người đó với thần linh, thổ địa.
Lễ vật cúng động thổ hồi xưa phải có tam sinh, nhưng thời nay các nghi thức rườm rà này đã được gói gọn hơn rất nhiều. Nhưng phải có xôi, gà hoặc thịt lợn luộc, hoa, quả tươi, vàng mã, cau trầu, rượu..
Dưới đây là những lễ vật cần chuẩn bị, thường thấy trong các mâm lễ cúng động thổ:
– Hoa tươi ” chọn hoa cúc ”
– Trái cây ” hoặc mâm ngũ quả ”
– Xôi
– Gà, lợn sữa ” hoặc thủ lợn luộc ”
– Giấy vàng mã
– Cau, trầu
– Nửa lít rượu trắng
– Hai cây nến cỡ lớn ” Đèn cầy ”
– Gạo, muối trắng
– Ba nén nhanh thơm cỡ lớn
– Bình hoa
– Một bình hoa
– Một ít bánh kẹo
Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, thì gia chủ hoặc chủ đầu tư công trình xây dựng là những người cầm xẻng xúc những xẻng cát đầu tiên, trình với thổ thần xin phép được động thổ tiếp.
Sau đó kết thúc buổi lễ, bắt đầu máy móc vào tiến hành công việc đào móng và triển khai xây dựng công trình.
Trình tự thực hiện lễ động thổ
• Tiến hành lễ động thổ, khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì gia chủ hay chủ thầu các công trình xây dựng đặt những nhát xẻng xúc cát đầu tiên.
• Trình báo với thổ thần, xin được động thổ mảnh đất nơi sẽ diễn ra công trình xây dựng, sau buổi lễ động thổ bắt đầu máy móc và công nhân tiến hành vào xây dựng.
• Trước tiến hành khấn, thắp nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.
• Bắt đầu khấn và khi tiến hành làm lễ động thổ gia chủ hoặc chủ đầu tư phải có khoảng cách an toàn khỏi nơi động thổ, công trình xây dựng.