Thiết kế nội thất phòng bếp của ngôi nhà bạn cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Bởi vì một thiết kế nội thất phòng bếp có tổ chức sắp đặt các thiết bị thông minh, hợp lí và khoa học là việc hết sức quan trọng. Không gian bếp không những là không gian nấu ăn mà còn là nơi diễn ra những buổi tiệc với gia đình, bạn bè,… Chính vì thế để tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ và tuyệt vời ấy, một không gian nội thất bếp đẹp với với ngôi nhà rất đáng được quan tâm đến.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống nên theo phong cách hiện đại với bố cục hài hòa, đơn giản, tránh những chi tiết rườm rà nhằm tối đa hóa không gian sử dụng. Với đặc điểm kiến trúc hẹp về chiều ngang nên phòng bếp thường được thiết kế liên thông với phòng khách.
Điều này sẽ giúp gia đình lấy ánh sáng từ phòng khách sang khu vực bếp nấu, tránh được cảm giác bí bách mỗi khi nấu nướng. Với lối thiết kế này không gian được tận dụng rối đa và không tốn quá nhiều chi phí và thời gian để bài trí.
Khi thiết kế liên thông hai không gian bạn vẫn nên tạo sự phân tách độc lập bằng màu sắc, đồ nội thất…Phương án thiết kế này tạo sự tiện lợi trong quá trình di chuyển và sinh hoạt của các thành viên trong gian đình, Bạn có thể vừa nấu nướng vừa trò chuyện được với bạn bè.
Có thể nhận thấy nhược điểm lớn nhất của nhà ống chính là vấn đề ánh sáng, lưu thông không khí khá kém. Chính vì vậy, nếu có thể gia đình hãy thiết lập hệ thống giếng trời để mang đến sự thoáng đãng, hạn chế tối đa mùi thức ăn đem lại bầu không khí trong lành cho không gian. Đối với khu vực bếp nấu bạn nên sử dụng ánh sáng màu vàng để có thể đem lại hiệu quả nấu nướng tốt nhất.
Về màu sắc, bạn nên lựa chọn những gam màu tươi sáng để nới rộng diện tích giúp không gian phòng bếp được mở rộng thêm. Ngoài ra, bạn có thể nhấn nhá một chút màu sắc trong các chi tiết nhỏ để không gian phòng bếp trở nên cuốn hút hơn.
Gỗ công nghiệp sẽ luôn là sự ưu tiên hàng đầu cho việc lựa chọn chất liệu làm nội thất phòng bếp cho nhà ống. Gỗ công nghiệp có độ bền sử dụng cao với sự đa dạng về màu sắc với những màu sắc trẻ trung, tươi sáng giúp cho gia đình có được nhiều sự lựa chọn tốt hơn. Hiện nay, chất liệu gỗ công nghiệp acrylic và gỗ công nghiệp laminate là những chất liệu được các gia đình yêu thích lựa chọn nhất.
Ngoài ra, nếu gia đình bạn muốn sở hữu 1 gian bếp sang trọng, ấm cúng gắn liền với thiên nhiên thì bạn có thể sử dụng các loại gỗ tự nhiên như: xoan đào, sồi Nga, sồi Mỹ với màu sắc mộc mạc, các đường vân gỗ ấn tượng.
Do diện tích phòng bếp khá hạn chế, bạn không thể bày trí đồ dùng nhà bếp 1 cách bừa bãi. Các đồ nội thất thông minh sẽ là trợ thủ đắc lực dành cho bạn.
Tủ bếp
Tủ bếp là đồ nội thất không thể thiếu được trong gian bếp của mỗi gia đình giúp bạn lưu trữ đồ dùng nhà bếp 1 cách gọn gàng, phục vụ hiệu quả việc nấu nướng của chị em nội trợ. Tủ bếp bạn nên lựa chọn kiểu dáng chữ I, chữ L hoặc chữ U để tận dụng tối đa khu vực góc chết trong phòng bếp, thuận tiện cho việc phân chia các khu vực chức năng chính, thuận tiện cho việc sử dụng.
Bạn nên lắp đặt thêm một số phụ kiện tủ bếp để đa dạng hóa công năng sử dụng. Ví dụ: hệ thống tủ kho, giá xoong nồi, giá dao thớt, giá gia vị đa năng,…
Bàn ăn
Đối với bàn ăn, nếu gian bếp của bạn không đủ không gian rộng để bố trí những bộ bàn ăn cố định, gia đình bạn có thể sử dụng những đồ nội thất đa năng hoặc bàn ăn di động để có thể cất gọn chúng sau mỗi lần sử dụng.
Đây là một giải pháp cực thông minh đối với phòng bếp nhà ống. Bạn có thể sử dụng bàn ăn có lắp bánh xe, sau khi không cần sử dụng bạn có thể di chuyển chúng gọn vào góc nhà để trả lại sự thoáng đãng cho không gian.
Phòng bếp theo phong cách mở
Đây đang là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn trong năm nay. Với thiết kế này, gian bếp sẽ được tích hợp với phòng ăn hay phòng khách, thậm chí là với toàn bộ ngôi nhà. Đúng như tên gọi, phòng bếp phong cách mở sẽ mang đến cho bạn cảm giác thông thoáng, rộng rãi hơn. Thiết kế tạo được 1 năng lượng dồi dào cho các thành viên trong gia đình. Phòng bếp được kết hợp với phòng ăn hoặc phòng khách sẽ đem đến cho gia đình bạn 1 không gian hoàn hảo để tổ chức các bữa tiệc. Một khi đã chọn thiết kế theo phong cách này, hãy thật quan tâm đến hệ thống quạt thông gió, hút mùi. Bởi đây là không gian thường xuyên bị ám mùi thức ăn, dầu mỡ. Nếu không được xử lý, những mùi thức ăn, dầu mỡ này sẽ bay ra phòng bếp, sẽ gây khó chịu cho người sử dụng.
Phòng bếp theo phong cách công nghiệp
Nhà bếp kiểu công nghiệp là những không gian đơn giản, tiện dụng, nơi nguyên liệu thô và đồ đạc và lớp hoàn thiện cứng và chiếm vị trí trung tâm – khi nhắc đến phong cách này, hãy nghĩ về các bề mặt như bê tông và thép, những mảng gạch lộ ra trên tường và nhiều không gian mở. Chất liệu gỗ sử dụng sẽ đóng 1 vai trò đặc biệt quan trọng trong phong cách thiết kế này. Phòng bếp theo phong cách công nghiệp mang những yếu tố chân thực về câu trúc, chất liệu tạo nên nó. Các chất liệu như gỗ, kim loại, bê tông,… sẽ là những chất liệu chủ đạo. Những chất liệu này không hề bị che đậy mà được phô bày 1 cách mạnh mẽ. Thiết kế này sẽ đem đến cho bạn cảm nhận được sự sắc lạnh nhưng lại không kém phần ấn tượng, tinh tế.
Phòng bếp với sự pha trộn về chất liệu
Gỗ tự nhiên luôn là chất liệu truyền thống được các gia đình yêu thích lựa chọn cho gian bếp của gia đình. Các loại gỗ sử dụng luôn mang lại 1 cảm giác sang trọng và ấm cúng. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, những thiết kế bằng gỗ khó có thể đáp ứng được nhu cầu yêu thích cái mới lạ, độc đáo. Vậy bạn có thể kết hợp gỗ với những chất liệu khác để mang đến sự cuốn hút, ấn tượng khác biệt cho không gian. Ví dụ, bạn có thể kết hợp gỗ với kim loại sáng bóng để mang đến vẻ đẹp khác biệt cho không gian. Kim loại này có thể được sử dụng cho máy hút mùi, đèn trang trí, ngăn kéo,… Với sự pha trộn về chất liệu này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bất ngờ về hiệu quả mang nó đem lại.
Phòng bếp sử dụng chất liệu kim loại sắc vàng
Khi hoàn thiện phòng bếp, chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thiết kế và trang trí. Bạn muốn phòng bếp của gia đình mình trở nên sang trọng và hút mắt hơn? Sắc vàng của kim loại sẽ giúp bạn hô biến không gian nấu nướng của gia đình trở nên ấn tượng hơn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng sắc vàng của kim loại cho các đồ dùng nội thất hoặc các đồ dùng nhà bếp. Ví dụ: tay nắm, chậu – vòi rửa, hệ thống đèn chiếu sáng, thế nhưng bạn hãy lưu ý rằng sắc vàng của kim loại chỉ trở nên nổi bật khi phòng bếp được phủ bởi gam màu trắng hoặc đen. Nếu bạn có ý định sử dụng vật liệu kim loại màu vàng này để trang trí cho phòng bếp thì cần cân nhắc về màu sắc chủ đạo lựa chọn cho gian phòng nhé!