Cách đặt cầu thang hợp với phong thủy ngôi nhà

Cầu thang đóng vai trò quan trọng trong các ngôi nhà cao tầng. Nó không chỉ là cầu nối giao thông mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vượng khí cho toàn bộ căn nhà. Thiết kế cầu thang hợp phong thủy sẽ tạo thành dòng năng lượng lưu thông khắp nhà. Đem đến sức khỏe và tài lộc cho gia chủ.

Thiết kế cầu thang nhà ống hợp phong thủy?

Cầu thang cho nhà ống đòi hỏi người thiết kế phải có những tính toán thật tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Để giúp căn nhà luôn được gọn gàng, hiện đại, hợp phong thủy và khắc phục được các nhược điểm về diện tích.

Vị trí đặt cầu thang cho nhà ống

Cầu thang được xem là xương sống cho căn nhà, xương sống có vững chắc thì cơ thể mới đứng vững được. Đặc biệt với các mẫu nhà đẹp, phong thủy càng phải chú trọng khâu thiết kế cầu thang.

Khi không đạt yêu cầu, phạm phải đại kị phong thủy thì sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Có thể vô tình ngăn chặn nguồn năng lượng sống, làm đảo lộn các trường khí của gia chủ.

Vị trí cấm kỵ thiết kế cầu thang nhà ống

– Cầu thang xây chính giữa chia đôi căn nhà

– Cầu thang bị thiếu ánh sáng.

– Cầu thang lao thẳng ra cửa chính

– Cầu thang đặt đối diện với bếp

– Cầu thang đặt đối diện với nhà vệ sinh

Theo thiết kế truyền thống người ta thường đặt cầu thang nhà ống phía sau nhà. Cách bố trí này đã quá lỗi thời; Không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn vi phạm phong thủy đại kỵ.

Đặt cầu thang tại các vị trí trên sẽ gây cảm giác bí bách về không gian. Hơn hết, việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Những mẫu cầu thang đặt tại nơi thiếu diện tích; Độ dốc cao còn gây nguy hiểm đối với người sử dụng. Nhất là với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Bởi nếu đặt cầu thang ở phía sau nhà lên các tầng trên thì cát khí, sinh khí sẽ dần suy yếu. Người trong nhà sức khỏe suy kém, tài lộc cũng sa sút. Nguy hiểm hơn, khi dương khí suy nặng, âm khí cực vượng sẽ dễ mắc các bệnh về thần kinh.

Hiện nay, đa phần các mẫu nhà ống thường chọn cách bố trí cầu thang ở khoảng giữa nhà. Nằm phân cách giữa phòng ăn và phòng khách. Tuy nhiên, đặt ở khoảng giữa nhà không có nghĩa là đặt ở chính giữa căn nhà. Mà tốt nhất nên đặt ở vị trí vách trái hoặc có thể thiết kế cầu thang theo hình chữ L.

Với các căn nhà nhiều tầng, nên giữ đúng bố cục và vị trí của cầu thang ở mỗi tầng. Không nên thay đổi, sẽ làm rối loạn trường khí trong nhà. Gây ra những trường khí hỗn loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vận khí. Hình dáng cầu thang nhà ống theo phong thủy

Theo phong thủy, cầu thang nhà ống uốn lượn hình ” long bàng” là tốt nhất. Hoặc bạn có thể lựa chọn các mẫu cầu thang tương tự như cầu thang xoắn ốc, cầu thang tròn. Bởi nó không có chiếu nghỉ nên sẽ tiết kiệm không gian cho căn nhà.

Tuy nhiên bạn không nên đặt cầu thang xoắn ốc tại vị trí giữa. Bởi nó sẽ tạo ra khí xoắn quanh cột, dương khí theo đó cuộn xoắn và vần vũ trong nhà. Tác động xấu đến gia chủ, nhất là nam giới.

Lựa chọn cầu thang uốn lượn mềm mại quanh nhà; Giúp chủ nhà phô bày được phong cách cũng như tạo điểm nhấn cho không gian. Cầu thang phải có chiều ngang rộng, trung bình kích cỡ là 90cm thì mới tạo đủ khí lực để chống đỡ cho cả căn nhà.

Cầu thang xương cá cũng là một trong các hình dáng cầu thang cấm kỵ khi thiết kế nhà ống. Thiết kế cầu thang xương cá khiến gia chủ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, tim mạch, huyết áp….

Do cấu trúc xương cá của cầu thang thể hiện tại các điểm hở ở phần xương sống của bậc thang. Gây nên hiệu ứng sung sát cho lườn xương sống. Đây là mẫu hình dáng cầu thang đẹp nhưng lại xấu về phong thủy.

Cách chia bậc cầu thang phong thủy nên biết 

Cách chia bậc cầu thang tính bởi vòng Trường sinh

Vòng Trường sinh là 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn (phát sinh, tồn tại, phát triển và chấm dứt) của vạn vật. Theo quan niệm của triết học phương Đông thì bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua 12 giai đoạn sau:

- Trường sinh (sinh ra)

- Mộc dục (tắm rửa)

- Quan đới (phát triển)

- Lâm quan (trưởng thành)

- Đế vượng (cực thịnh)

- Suy (suy yếu)

- Bệnh (ốm đau)

- Tử (chết)

- Mộ (nhập mộ)

- Tuyệt (tan rã)

- Thai (phôi thai)

- Dưỡng (thai trưởng)

Áp dụng cách chia bậc cầu thang theo phong thủy, căn cứ vào hình thể kiến trúc của ngôi nhà, thì nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh, nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh, nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh, nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh, nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh. Bắt đầu từ bậc Trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, tiếp tục thuận đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ hết 12 sao lại tiếp tục đếm một vòng mới. Như vậy:

  • Nhà hình Thủy thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23,…
  • Nhà hình Mộc thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25,…
  • Nhà hình Thổ thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27,…
  • Nhà hình Hỏa thì số bậc nên dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27,…
  • Nhà hình Kim thì số bậc nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25,…

Cách chia bậc cầu thang tính bởi quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”

 

Có nhiều nguyên tắc để tính số lượng bậc cầu thang hợp phong thủy tuy nhiên đối với người Việt Nam thì khi xây nhà ông bà ta thường lấy Quy luật của đời người (Sinh – Lão – Bệnh – Tử) để làm nguyên tắc đóng cầu thang trong nhà.

Như đã biết thì quy luật đời người bao gồm: Sinh – Lão – Bệnh – Tử gắn liền với vòng đời của bất kỳ người nào, phải hiểu được ý nghĩa của quy luật này mới có thể căn cứ vào đó để biết cách chia bậc cầu thang theo phong thủy:

- Sinh: Là khởi phát cho sự sống mới, mang ý nghĩa dồi dào năng lượng, sinh lực.

- Lão: Đây là một thời kỳ mà ai cũng phải trải qua, đó là tuổi già. Lão mang ý nghĩa héo úa, năng lượng bắt đầu cạn kiệt dần.

- Bệnh: Sau khi già ốm là giai đoạn bệnh tật, bệnh là một biểu tượng cho những thứ không may mắn.

- Tử: Đây là thời điểm chấm dứt một vòng đời, có nghĩa là sự chết chóc, u ám.

Đây là 4 giai đoạn của đời người và sau khi kết thúc thì nó lại tiếp tục quay lại một vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử mới. Trong 4 giai đoạn của vòng đời thì chỉ có giai đoạn Sinh là được mong đợi nhất, bởi vì đó là sự khởi sắc, năng lượng dồi dào nhất. Chính vì thế mà bất cứ gia chủ nào khi thiết kế kích thước bậc cầu thang cũng mong muốn bậc cuối cùng của cầu thang cũng rơi vào cung Sinh.

Số bậc cầu thang sẽ được tính theo từng bước chân từ bậc đầu tiên cho đến bâc cuối cùng:

- Bước đầu tiên: Sinh

- Bước thứ hai: Lão

- Bước thứ ba: Bệnh

- Bước thứ tư: Tư

- Bước thứ năm: Sinh

- Bước thứ sáu là: Lão

- Bước thứ bảy là: Bệnh

Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử đếm cụ thể như sau: Bậc đầu tiên là sinh, bậc tiếp theo là lão, bệnh, tử và cứ thế tiếp tục lại từ đầu cho đến bậc cuối cùng.

Như vậy chúng ta có một công thức về cách chia bậc cầu thang theo phong thủy như sau: số bậc cầu thang đẹp trong nhà tương ứng với các số lẻ và được khái quát theo công thức: 4n+1, trong đó “n” là số lần chu kỳ lặp lại.

Có thể kết luận rằng theo cách chia bậc cầu thang theo phong thủy dựa vào quy luật này, chúng ta không thể thiết kế cau thang 23 bac và 24 bậc vì theo vòng thì nó rơi vào bệnh và tử, đem lại những điều rủi ro nhất định, cũng giống như cầu thang 19 bậc thì sẽ bệnh tật triền miên, ốm đau thuốc thang quanh năm.

 

0979.603.425