Phong cách nội thất De Stijl

Phong cách nội thất De Stijl là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật và kiến trúc, đa dạng, sáng tạo về màu sắc tạo nên một không gian mới lạ và độc đáo. Vậy phong cách nội thất De Stijl là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu phong cách này qua bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của kiến trúc De Stijl

Phong cách nội thất De Stijl còn có tên gọi khác là Neoplasticism ra đời vào năm 1917 ở Amsterdam, Hà Lan. De Stijl được sáng lập bởi van Doesburg, Piet Mondrian và Bart van der Leck, sau này được Gerrit Rietveld và Vilmos Huszár phát triển thêm.

Là phong cách được ra đời với sứ mệnh cách tân nền nghệ thuật Hà Lan, đầu thế kỷ XX nên phong cách thiết kế nội thất De Stijl có những gam màu đặc trưng và những đường kẻ ngang, dọc cơ bản. Phong cách này được cho là đi ngược lại với sự rối rắm, cường điệu của các trường phái nghệ thuật khác.

Phong cách nội thất De Stijl được đón nhận khá mạnh mẽ trong giới thiết kế nội thất từ những nhà thiết kế có cá tính và nhanh chóng nổi lên như một hiện tượng. Ứng dụng màu sắc của phong cách thiết kế nội thất De Stijl được ưa chuộng vì tạo ra sự linh hoạt và tính liên tục cho không gian.

Bên cạnh đó, chủ trương trừu tượng hóa cũng được vận dụng triệt để tạo ra cân bằng giữa vật liệu kim loại và không gian cũng như tạo ra các hiệu ứng bóng ấn tượng.

Đặc trưng của phong cách De Stijl

Phong cách De Stijl mang những nét đặc trưng riêng, khác biệt hoàn toàn so với những phong cách nghệ thuật khác. Từng đường nét, màu sắc của phong cách này tuy đơn giản nhưng mang đầy tính thẩm mỹ khiến người xem như bị hút vào.

Những tác phẩm nghệ thuật của trường phái De Stijl luôn lấy những đường kẻ ngang dọc làm nền cốt yếu. Màu sắc được sử dụng cũng vô cùng đơn giản bởi những màu cơ bản như xanh, đỏ, vàng và các màu vô sắc làm nền như trắng, đen, xám. De Stijl đi đầu trong xu hướng thiết kế tối giản bởi chủ trương trừu tượng hóa, khái quát hóa, giảm lược tối đa hình ảnh và màu sắc.

Phong cách kiến trúc De Stijl ưa chuộng kiểu không gian mở, không gian đa chức năng, hay những không gian mang tính ước lệ. Nó tận dụng tối ưu các hình thức cơ bản như các mặt vuông góc có thể mở về 4 phía để lắp dẫn lại tạo tính liên tục trong không gian. Hơn hết, phong cách này chú trọng nhất tới sự chính xác ở từng chi tiết để tạo nên một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật hòa hợp.

Phong cách De Stijl trong thiết kế hiện đại

Ở những năm 1917, kiến trúc De Stijl bước vào thời kì hoàng kim và suy yếu dần vào khoảng những năm 1931. Dù không duy trì được sức hút nhưng nó vẫn là nguồn cảm hứng tác động lớn tới phong cách thiết kế hiện đại không chỉ ở Hà Lan mà trên toàn thế giới.

Trong các kiến trúc ở nhiều không gian, nội thất ngày nay vẫn luôn được áp dụng cách tạo hình của phong trào nghệ thuật này. Bởi với sự tối giản thiết kế và tối ưu hóa các đường nét, màu sắc cơ bản, các thiết kế được hiện lên vô cùng cân bằng và hài hòa. 

Không chỉ trong các thiết kế không gian hay thiết kế nội thất, trường phái De Stijl còn được ứng dụng trong các ngành như thời trang, đồ họa, âm nhạc, … Nó khiến cho người tiếp nhận có cảm giác thư giãn, không rối ren khi chiêm ngưỡng. Khi kết hợp De Stijl với cân bằng vật liệu và không gian, sẽ tạo nên một tác phẩm kiến trúc với những hiệu ứng bóng tuyệt vời. 

Ngày nay, trong các mẫu thiết kế tối giản hiện đại, kiến trúc De Stijl vẫn đang được ứng dụng thịnh hành. Nếu bạn hiểu rõ về trường phái và phong cách De Stijl, chỉ cần cách tân một chút, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo nhiều ý tưởng cho không gian của riêng mình.

Nét riêng độc đáo của phong cách nội thất De Stijl

Cũng giống như phong cách Minimalism, Expressionism, phong cách nội thất De Stijl cũng sử dụng những khối hình học đa dạng. Tuy nhiên, mỗi phong cách nội thất đều có sự khác biệt rõ rệt về hình khối cũng như màu sắc.

– Phong cách thiết kế nội thất De Stijl có thiết kế cách tân về kiểu dáng với nhiều kiểu hình học đa dạng theo mong muốn, sở thích của chủ nhà. Về màu sắc De Stijl chỉ sử dụng 3 gam màu chủ đạo là đỏ, vàng, xanh kết hợp với tường màu vô sắc như đen, trắng, xám để tạo nét riêng biệt.

– Phong cách nội thất Minimalism thì thiên về thiết kế những khối hình: vuông, chữ nhật hay tròn và chỉ dùng không quá 3 màu trong thiết kế bao gồm 1 màu nền, 1 màu chủ đạo và 1 màu nhấn.

– Phong cách nội thất Expressionism thì ưa dùng những hình khối có góc nhọn với những gam màu tương phản để tạo điểm nhấn kết hợp các màu sắc tự do để thể hiện cá tính của chủ nhà.

Tất cả những phong cách này đều mang đến sự tươi mới, sáng tạo và hướng đến tính thẩm mỹ nghệ thuật cho từng không gian sống. 

0979.603.425