Phong cách Vintage có thể hiểu là phong cách cổ điển. Phong cách này áp dụng cho trang trí nội thất, thiết kế kiến trúc nhà ở và thời trang cho những người yêu thích phong cách cổ điển. Thể hiện được sự sang trọng và giá trị cho của chủ nhân của họ.
Ban đầu, ý nghĩa nguyên thủy của Vintage là tên của một loại rượu vang lâu năm và có chất lượng đặc biệt. Sau đó nó được dùng để chỉ loại Oto có tuổi đời từ 50 năm. Tiếp đó những lái buôn dùng thuật ngữ Vintage cho những bộ quần áo cũ từ những thập niên trước. Cho đến ngày nay thì Vintage đã được sử dụng phong phú sang các lĩnh vực khác trong đó có kiến trúc nội thất. Vậy Vintage được cắt nghĩa đơn giản là "Cổ – Cũ”, và bạn có thể hiểu phong cách Vintage là phong cách của kỉ niệm, quá khứ và hoài cổ.
Nhắc đến Vintage người ta thường liên tưởng đến Retro, cũng cùng một nghĩa để chỉ phong cách thiết kế thuộc về quá khứ mang dáng dấp xưa cũ, gợi nhắc về một thời kỳ đã qua trong lịch sử, nhưng khác với Vintage mang đậm nét hoài niệm cũ kĩ thì, phong cách Retro lại có phần mới mẻ và sáng tạo hơn từ chính những thứ cũ kĩ ấy. Retro (Viết tắt của từ Retrospective – Quá khứ) thường có cá tính, nổi loạn với những gam màu mạnh kết hợp với lối thiết kế hiện đại.
Các kiến trúc sư lâu năm chia sẻ rằng, màu trắng là màu chủ đạo trong phong cách nội thất Vintage chính thống. Tuy nhiên Nội thất Vintage mang hơi thở của quá khứ nên nó phù hợp hơn với những gam màu trầm nhẹ nhàng. Các màu được dùng phổ biến gồm Màu be, xám, cát, kem. Bạn có thể sử dụng các màu khác như hồng, xanh nhạt, tím nhạt
trong thiết kế nội thất sử dụng những gam màu nhẹ nhàng, nhã nhặn như màu trắng, màu kem và màu xanh nhạt. Phong cách nội thất Vintage được chia thành hai loại với những cách phối màu khác nhau:
- Phong cách Mid Century Modern: đây là phong cách được sử dụng nhiều ở những năm từ 1930 đến 1960 và có sự sử dụng các tone màu rất ấn tượng.
- Phong cách Art Deco Vintage: được sử dụng nhiều trong những năm 1920 đến 1940, phong cách này thiên về màu sắc trung tính và những màu sắc có thể mang đến sự nhẹ nhàng.
Cả hai gam màu này đều mang hướng đến sự hoài cổ nhưng không hề gò bó.
Trong thiết kế nội thất hiện nay, xu hướng thiết kế theo phong cách Vintage được ưa chuộng và sử dụng khá nhiều. Đây là phong cách thiết kế có sự pha trộn và phá cách nhằm tạo nên một không gian hài hòa, độc đáo. Vintage hiện đại là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển thập niên cũ với phong cách hiện đại hay second-hand (những đồ đã qua sử dụng)... Với phong cách này chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng kiểu thiết kế nội thất của mình trở nên lạc hậu hay lỗi mốt.
Không gian nội thất Vintage là sự pha trộn giữa các thiết bị hiện đại như máy tính, đồ gia dụng, đèn chiếu sáng với các thứ đã lỗi thời như những chiếc đèn chùm cổ, một chiếc bàn cũ kĩ, chiếc ghế đã bạc màu sơn, những khung ảnh cũ hay những vật dụng đã phôi pha theo thời gian tạo nên một phong cách độc đáo.
Trong không gian nội thất vintage không thể thiếu những món đồ xưa cũ từ thập nhiên 30, 40 đến đầu 90. Có thể kể đến như một chiếc đồng hồ, một chiếc đèn bàn cũ, khung ảnh cũ hay những chiếc quạt, đèn trùm cổ… Những thứ tưởng chừng có thể vứt bỏ từ lâu thì nay lại được tận dụng pha trộn một cách tinh tế với những đồ vật hiện đại tạo nên một phong cách khác lạ vô cùng độc đáo.
Sự gần gũi, ấm áp và mộc mạc là những gì mà Vintage mang đến. Nắm bắt được những nét đặc trưng nổi bật này thì bạn sẽ dễ dàng tạo nên không gian vintage hài hòa. Tuy vậy không phải cứ chọn những màu tối hay trang trí nhiều đồ cũ là có thể thể hiện phong cách nội thất Vintage. Nó cần sự tinh tế, linh hoạt, liền mạch và thống nhất trong cách bài trí và lựa chọn, từ đó không gian mới giống như hiện thân dòng thời gian ngay trong căn phòng của bạn.