Tìm hiểu phong cách nội thất Avant Garde

Không giống như các phong cách thiết kế khác, con đường phong cách Avant Garde đến với đời sống ứng dụng khó khăn hơn nhiều. Phong cách này không chỉ dừng lại ở sự cá tính của Art Nouveau, cũng không đơn thuần đơn tính như Minimalism, nó là sự hòa trộn và phát triển vượt trội hơn nữa của hai phong cách này. Phong cách nội thất Avant Garde đã gây nhiều tranh cãi khi mới xuất hiện giống như trong lĩnh vực thời trang. Vì thế, nếu yêu thích Avant Garde, chắc hẳn bạn sẽ phải là người yêu nghệ thuật, thích sáng tạo khác biệt và đầy bản lĩnh trong cuộc sống.

Phong cách Avant Garde là gì?

Avant Garde hay còn được gọi là “ tiên phong”. Đây là phong cách với những ý kiến đi ngược lại với số đông, thể hiện các ý kiến quan điểm cá nhân đối với các sự vật hiện tượng theo chủ nghĩa cá nhân một chiều. Đặc biệt phong cách này thiên về lối tự do phóng khoáng, luôn phủ nhận hoặc đi chệch những định hướng truyền thống. Phong cách thiết kế này đã làm đảo lộn mọi giá trị thường thức với cái nhìn vị kỷ và không tuân theo bất kì một quy tắc nào.

Nguồn gốc sự phát triển của phong cách Avant Garde

Avant Garde xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX tại Châu Âu. Vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ trước, Avant Garde được xem là trường phái thiết kế mang tính đột phá, tiên phong phá vỡ những chuẩn mực của vẻ đẹp truyền thống trước đó.

Một vài năm sau đó phong cách này đã ảnh gây nên sức ảnh hưởng khá rộng và lan dần sang các nước khác như Mỹ, Nhật Bản,… Không giống với phong cách Art Nouveau thiên về tính thẩm mỹ mà phong cách Avant Garde chú trọng đến tính ứng dụng và công năng nhiều hơn.

Đặc điểm của phong cách nội thất Avant Garde

Đầu tiên, phong cách Avant Garde dễ dàng nhận ra bởi các bằng đường nét ngang, vô cùng rõ ràng. Trào lưu này ưu tiên sự đơn giản, gọn nhẹ, bỏ đi những chi tiết cầu kì, phức tạp.

Tiếp theo, thiết kế theo phong cách này được ưu tiên thiết kế các vật dụng kim loại không quá đắt tiền cùng với một số các màu sắc tiêu biểu như: đen, trắng, xám,..để tạo ấn tượng ngay từ cái nhìn ban đầu.

Bên cạnh đó phong cách thiết kế Avant Garde trong nội thất thường tạo điểm nhấn với những vật dụng nhỏ như: lọ hoa, đèn, đồ trang trí,…có kèm theo hoa văn nhỏ làm căn phòng phong phú, nổi bật hơn. Mang lại cảm giác gần gũi, thư giãn.

Tính phổ biến

Trong khi phong cách Avant Garde nổi lên đầy “sóng gió” ở các nước phương Tây, thì tại một quốc đảo quật cường ở bên kia Thái Bình Dương, phong cách Avant Garde là dòng chảy âm ỉ trong sự phát triển nghệ thuật của đất nước Nhật Bản. Vào cuối những năm 60s, Mary Baskett – nhà quản lý vải in hoa của Cincinnati Art Museum là một trong những người phát hiện ra sự nhen nhóm của Avant Garde trong những mẫu thiết kế thời trang của Nhật Bản.

Hầu hết những thương hiệu thời trang theo đuổi phong cách Avant Garde đều chỉ “nổi loạn” trong trung tâm của lĩnh vực nghệ thuật đó. Khác với sự nổi tiếng lừng danh như các thương hiệu thời trang Hàn Lâm, các nhà mốt Avant Garde giữ cho mình vẻ “ẩn dật” và kín tiếng với đại chúng. Tuy nhiên, Avant Garde mang một sức hút mãnh liệt, đủ cho các thương hiệu này sở hữu một lượng đông đảo những người hâm mộ trung thành và “điên loạn” không kém.

Những biểu hiện bên ngoài tưởng chừng tầm thường, “xằng bậy” nhưng là một phần không thể thiếu của trường phái Avant Garde. Trong lĩnh vực thời trang, các trào lưu phá huỷ (deconstruction) và tái chế (recycle) cũng chịu phần nào ảnh hưởng từ Avant Garde.

Nhãn hiệu

Các thương hiệu tiêu biểu theo đuổi trường phái Avant Garde và để lại dấu ấn sâu đậm trong giới mộ điệu bao gồm: Dior (trong thời đại của John Galliano), Alexander McQueen, Maison Margiela, Iris van Herpen, Comme des Garcon, Issey Miyake, Yayoi Kusama, Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo, Vivienne Westwood, Gou Pei, Paco Rabanne,

0979.603.425