Tìm hiểu về bảng màu pantone và ứng dụng của màu pantone trong nội thất

Pantone là khái niệm không quá xa lạ nhưng với những người làm trong lĩnh vực thiết kế và in ấn. Pantone được sử dụng cho hệ quy chiếu màu sắc chuẩn mực và là ngôn ngữ giao tiếp chính thức trong công nghiệp thiết kế toàn cầu. Để hiểu rõ hơn Pantone là gì? hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé.

Màu pantone là gì?

mau-pantone-la-gi-1

Pantone là màu sắc thứ 5 ngoài 4 màu chính là C (Cyan – lục lam),  M (Magenta – đỏ tươi), Y (Yellow - vàng),  K (Key - đen). Màu Pantone còn được gọi là màu pha vì tất cả các màu Pantone từ đầu 1 đến 10 trong hệ thống khớp màu Pantone (PMS). Đến năm năm 2020 đã có 2.868 màu CMYK nhưng trên chất liệu giấy tráng bóng và không tráng bóng.

mau-pantone-la-gi-2

Ngày nay, hệ thống tiêu chuẩn màu patone được ngầm công nhận như một ngôn ngữ chuẩn mực và chính thức trong giao tiếp bằng màu sắc của các nhà thiết kế, các nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng.

Đặc điểm của màu pantone

dac-diem-cua-mau-pantone-1

Được thừa nhận là một hệ màu độc lập và được ứng dụng rộng rãi, màu Pantone có nhiều đặc điểm được giới thiết kế đánh giá cao và ứng dụng rộng rãi cho các công trình đòi hỏi tính sáng tạo cao.

Hệ màu pha sẵn

dac-diem-cua-mau-pantone-2

Pantone là màu được pha sẵn và gắn mã số riêng biệt để nhận biết. Người sử dụng không cần phải pha lại màu từ các hệ màu RGB hay CMYK. Bằng cách pha sẵn này sẽ giúp màu sắc được chuẩn hóa theo một quy chuẩn duy nhất, không có sự sai lệch giữa những lần pha khác nhau. Màu có sẵn cũng giúp người dùng tiết kiệm được thời gian tạo màu.

Sắc độ tươi tắn

dac-diem-cua-mau-pantone-3

Các màu thuộc hệ Pantone luôn có màu tươi tắn hơn màu được pha từ hệ CMYK bởi CMYK có đặc điểm đó là loại bỏ ánh sáng trong bản thân màu gốc. Bởi vậy mà các màu Pantone thường được ứng dụng trong các thiết kế mang tính trẻ trung, hiện đại. Màu Pantone cũng đem lại nhiều cảm hứng sáng tạo và năng lượng tích cực.

Mức độ hiển thị tùy theo chất liệu

dac-diem-cua-mau-pantone-4

Trên các bề mặt khác nhau, màu pha sẵn Pantone sẽ có mức độ hiển thị khác nhau. Vì vậy mà “cha đẻ” của hệ màu này cũng rất tỉ mỉ thêm các chữ cái đằng sau mã màu nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in. Ví dụ: C (coated – giấy có lớp tráng phủ như giấy Couche), U (Uncoated – không tráng) và M (matte – mờ), Q (Qpaque - bề mặt nhựa đục), chữ T (Transparent - bề mặt nhựa trong), ...

Phân loại các bộ màu Pantone

Tùy từng lĩnh vực ngành nghề hoặc bộ phận sản xuất trong một quy trình tạo ra sản phẩm mà bảng màu Pantone được xây dựng với nhiều bộ mã khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại bảng màu Pantone theo các tiêu chí sau:  

Theo vật liệu tạo mẫu

  • Pantone TPX: Màu tra cứu được in trên chất liệu giấy để phục vụ ngành in ấn.
  • Pantone TCX: Mẫu tra cứu được in trên chất liệu vải cotton và được sử dụng để phục vụ ngành nhuộm vải cho các thiết kế thời trang, nội thất.

Theo mục đích sử dụng

  • Pantone CMYK hay Pantone Color Bridge: Bộ chuẩn màu sắc để thiết kế được sử dụng trên các phần mềm đồ họa.
  • Pantone Formula Guide: Có công thức pha mực dành cho các xưởng sản xuất, in ấn.

Theo đặc tính của vật liệu thiết kế

  • Pantone Metallics: Được sử dụng cho các thiết kế kim loại.
  • Pantone Neon & Pastel: Được sử dụng cho thiết kế giấy decal, bảng hiệu, phấn.

Vì sau màu pantone được ưa chuộng trong nội thất?

vi-sao-mau-pantone-duoc-ua-chuong-1

Qua những đặc điểm trên, phần nào bạn đã nhìn thấy được những ưu điểm nổi bật hơn của màu Pantone so với các màu còn lại. Dưới đây là những đặc tính nổi trội khiến các nhà thiết kế không thể bỏ qua:

  • Thứ nhất: màu Pantone là màu được pha sẵn, có thể dùng để sử dụng luôn, không cần phải pha trộn lại.
  • Thứ hai: tất cả màu sắc được gắn mã số cụ thể và thống nhất trên toàn cầu giúp cho bất kỳ nhà thiết kế nào ở bất kỳ khu vực nào cũng có thể tạo ra hiệu ứng màu trùng khớp mà không cần gặp mặt trực tiếp để làm việc. Rất tiện lợi trong việc sử dụng.
  • Thứ ba: Có hướng dẫn cụ thể và chi tiết về mức độ hiển thị màu sắc ở các chất liệu khác nhau giúp người sáng tạo tạo ra được màu sắc đúng với bảng màu trên từng chất liệu nội thất.
  • Thứ tư: Dải màu đa dạng với nhiều sắc độ khác nhau, là khởi nguồn sáng tạo cho nhiều không gian độc đáo và ấn tượng.

 Hiện tại, Pantone được xem là cơ quan toàn cầu về màu sắc. Nó chính là ngôn ngữ chuẩn mực giúp các kiến trúc sư thể hiện ý tưởng, mong muốn của mình thông qua màu sắc. Trong thực tế, bảng màu Pantone đã được xây dựng một cách chuẩn mực với những màu sắc vô cùng đa dạng. Nó đã được công nhận là ngôn ngữ chính thức, đạt tiêu chuẩn trong giao tiếp bằng màu sắc ở mọi ngành nghề.

 Chính nhờ quá trình tiêu chuẩn hóa, việc ứng dụng màu Pantone cũng mang lại hiệu quả cao. Việc lựa chọn, xác định màu sắc phù hợp hay tìm kiếm màu trùng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với việc sử dụng bảng màu khác. Đây chính là ưu điểm khiến nó trở thành màu sắc được ưa chuộng, ứng dụng đa dạng trong thiết kế.

 Có thể khẳng định, hệ thống màu Pantone đã vượt ra hệ thống tham chiếu đơn thuần. Nó đã trở thành công cụ tái tạo màu sắc hoàn hảo với công thức chi tiết. Nhờ đó, mọi người có thể dễ dàng cá nhân hóa từng màu sắc và biến nó trở thành thương hiệu toàn cầu cho riêng mình.

Cách ứng dụng nội thất màu Pantone hiệu quả nhất là gì?

ung-dung-cua-mau-pantone-trong-noi-that

 Rất khó để có công thức chung cho việc sử dụng nội thất màu Pantone trong các thiết kế. Điều này sẽ phụ thuộc vào diện tích, công năng của từng món nội thất cũng như không gian chung.

 Chính vì vậy, quá trình thiết kế cần được theo dõi, tư vấn bởi những chuyên viên  có kinh nghiệm. Chỉ khi đó, hiệu quả sử dụng màu sắc mới đạt được mức tối đa. Từ đó, mang lại những cảm nhận tuyệt vời trong không gian sống, sinh hoạt. Bạn nên nhanh chóng liên hệ với những đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực này để có được những giải pháp hoàn hảo nhất cho công trình của mình.

 

0979.603.425