Tìm hiểu về bếp khô và bếp ướt

Căn bếp luôn được xem là linh hồn của một ngôi nhà, nơi lưu giữ những khoảnh khắc sum họp đáng nhớ. Thiết kế nhà bếp phân khu thành bếp ướt và bếp khô hiện nay đang được rất nhiều người ưa chuộng. Vậy bếp ướt, bếp khô là gì và cần có những lưu ý nào trong việc thiết kế và xây dựng nhà bếp khân khu? Hãy cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Tìm hiểu về bếp khô và bếp ướt

Bếp ướt là gì?

Sở dĩ được đặt tên là bếp ướt vì đây là khu vực diễn ra hầu hết các công việc sơ chế món ăn, chuẩn bị nấu nướng. Thường là những công đoạn nặng, phức tạp và lộn xộn nhất, ví dụ như sơ chế thịt cá hoặc chiên rán những món có mùi nồng. Bồn rửa, máy rửa bát hay các thiết bị nấu nướng như là bếp và lò nướng cũng được đặt trong khu vực này. Do tính chất của các hoạt động ở đây nên bếp ướt thường là một trong những khu vực ẩm ướt nhất trong nhà, dễ dẫn đến sự phát triển của nấm mốc. Vì vậy, khu vực bếp ướt đòi hỏi nhiều công sức hơn để làm sạch và bảo dưỡng so với bếp khô

bep-uot-la-gi-1

Về cách bố trí, bạn nên đặt bếp nấu gần với cửa sổ để hiệu quả thông gió được tốt hơn. Ngay cả khi có lắp đặt máy hút mùi hoặc quạt thông gió, vị trí chiến lược này sẽ giúp kích thích lưu thông không khí trong nhà bếp và giảm thiểu mùi hôi, nấm mốc.

Về cách thiết kế, bạn nên lựa chọn những vật liệu có bề mặt dễ lau chùi vì khu vực này sẽ thường bị bám dầu mỡ hay bám bẩn sau khi nấu nướng. Bạn có thể lựa chọn các vật liệu đá ốp bếp với độ bền cao, chất lượng tuyệt vời cùng khả năng chống thấm, chống bám bẩn và kháng khuẩn hiệu quả sẽ giúp gian bếp ướt của bạn luôn trong tình trạng tối ưu nhất.

bep-uot-la-gi-2

bếp ướt là khu vực nấu nướng chính của mỗi gia đình, được mọi người sử dụng nhiều nhất khi nấu những bữa ăn hàng ngày. Bếp ướt thường chiếm vị trí rộng hơn bếp khô vì đa số những hoạt động chính sẽ diễn ra tại căn bếp này. 

Bên cạnh đó, việc nấu ăn thường xuyên sẽ dễ gây ra tình trạng ám mùi cho căn bếp ướt, vì thế những căn bếp này được bố trí ở khu vực gần cửa sổ, cửa thông gió để ngăn mùi đồ ăn. Các căn bếp ướt thường được đặt bên cạnh hoặc gần ngay căn bếp khô, dễ dàng di chuyển và sử dụng chung thiết bị hỗ trợ nấu nướng.

Bếp khô là gì?

Trái ngược với bếp ướt, bếp khô thường được sử dụng để chuẩn bị bữa ăn gọn nhẹ và đơn giản. Chẳng hạn như làm bánh mì nướng, cắt rau, trái cây hoặc dùng hâm thức ăn bằng lò vi sóng. Đây là nơi người ta thường đặt các thiết bị như tủ lạnh, máy pha cà phê và lò vi sóng. Khu vực này cũng gọn gàng, sạch sẽ và dễ dàng vệ sinh hơn so với bếp ướt.

bep-kho-la-gi-1

Về thiết kế, Kích thước bếp khô có thể nhỏ hơn so với bếp ướt vì đôi khi bếp khô có thể được sử dụng như là một bàn ăn hoặc quầy bar hãy nhớ bố trí nó bằng một vài chiếc ghế đẩu quầy bar), nơi bạn bè và gia đình có thể cùng ngồi lại trờ chuyện và thưởng thức đồ ăn, thức uống ngon. Bên cạnh đó, bạn có thể xây dụng thêm một tủ bếp chuyên dụng để dự trữ tất cả các nguyên liệu thực phẩm khô để bếp của bạn trông gọn gàng và sạch sẽ hơn.

bep-kho-la-gi-2

bếp khô là không gian để sơ chế những đồ khô và chuẩn bị những bữa ăn nhẹ nhàng như bữa sáng hoặc bữa ăn xế chiều. Đây cũng là nơi được đặt chủ yếu là các thiết bị hỗ trợ nấu nướng như lò vi sóng, tủ lạnh, lò nướng,…
Những ngôi nhà có 3 thế hệ hoặc thường xuyên tiếp khách sẽ thường có xu hướng sử dụng nhà bếp phân khu. Vì bếp khô sẽ là nơi để chiêu đãi, tiếp khách, bếp ướt sẽ là nơi nấu nướng chính, không ảnh hưởng đến không gian của bữa tiệc. Bên cạnh đó, những ngôi nhà có gia chủ đề cao tính thẩm mỹ sẽ đặt bếp khô ngay phần chính của căn nhà, bếp ướt sẽ được giấu vào trong để không làm giảm đi vẻ đẹp của ngôi nhà theo thời gian.

Tại sao chúng ta nên tách bếp khô và bếp ướt?

Hầu hết khi nghe đến thuật ngữ “bếp khô bếp ướt” thì mọi người vẫn hay đặt ra câu hỏi là có thật sự cần thiết để tách biệt bếp thành 2 khu vực bếp ướt và bếp khô hay không? Và không phải chỉ đơn giản là việc chuẩn bị và nấu ăn ở cùng một nơi sẽ dễ dàng hơn hay sao?

tai-sao-nen-tach-bep-kho-va-bep-uot-1

Vậy bạn có tin rằng việc chia nhỏ nhà bếp thực sự giúp việc quản lý mọi thứ trong bếp của bạn tốt hơn và bạn sẽ có thêm nhiều không gian lưu trữ hơn trong nhà bếp! Hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn có một căn bếp riêng, bạn có thể tập trung làm một việc tại một nơi và việc dọn dẹp trong khu vực đó cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

tai-sao-nen-tach-bep-kho-va-bep-uot-2

Thực tế cũng cho thấy rằng không phải ai cũng có nhu cầu và khả năng để có cả không gian bếp ướt và bếp khô. Tùy thuộc vào phong cách sống và nhu cầu nấu nướng chuyên sâu của mỗi người như thế nào. Nếu bạn là người yêu thích nấu nướng, là một food bloger hay là người thường xuyên nấu những bữa ăn cho gia đình, thì việc có một gian bếp khô và bếp ướt chuyên dụng sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho công việc nấu nướng của bạn. Còn nếu bạn độc thân hay chỉ là gia đình nhỏ 2 người thì bạn có thể không quá cần thiết để phân chia bếp như vậy, vì hầu hết các công việc chuẩn bị bữa ăn của bạn vô cùng đơn giản và nhẹ nhàng.

Những lưu ý khi thiết kế bếp ướt và bếp khô

Một nhà bếp khô và ướt hiệu quả sẽ không chỉ giúp việc chuẩn bị thức ăn nhanh hơn nhiều mà còn dễ bảo quản hơn. Vậy làm sao để thiết kế được bếp khô bếp ướt một cách khoa học và hiệu quả? Dưới đây là một số điểm cơ bản cần lưu ý khi thiết kế bếp khô và bếp ướt cho cả nhà thiết kế và chủ nhà.

Tạo phân vùng giữa 2 bếp

nhung-luu-y-khi-thiet-ke-bep-1

Xây dựng một vách ngăn bếp để ngăn cách giữa 2 khu vực khô và ướt. Bạn có thể sử dụng các vách ngăn dạng kính như cửa kính hay cửa trượt bằng kính – nó sẽ giúp mở rộng diện tích không gian bếp của bạn. Bên cạnh, thiết kế bếp với tông màu trắng nhất quán ở cả hai khu vực sẽ tạo ra một diện mạo đồng nhất và liền mạch.

Tối ưu chức năng của bếp khô và bếp ướt

nhung-luu-y-khi-thiet-ke-bep-2

Bếp khô thường có diện tích nhỏ hơn so với bếp ướt. Bếp ướt nên được bố trí trong một không gian hạn chế, sao cho không thể nhìn thấy khu vực này từ các vị trí phòng khách và phòng ăn. Theo phong cách thiết kế bếp mở thì bếp khô nên được trang trí hài hòa với cả phòng khách và phòng ăn.

Dễ dàng di chuyển và tiếp cận đồ dùng giữa bếp khô và bếp ướt

nhung-luu-y-khi-thiet-ke-bep-3

Cả hai nhà bếp nên được bố trí gần nhau để có thể di chuyển dễ dàng từ khu vực này sang khu vực khác. Và cũng phải dễ dàng tiếp cận các thiết bị dùng chung được sử dụng hàng ngày như lo vi sóng, máy xay, máy nướng bánh mì và bếp nướng,….

Thiết kế không gian dễ bảo trì

Vì nhà bếp ướt được dành riêng cho việc nấu nướng nhiều dầu mỡ nên khu vực này có xu hướng dễ bị hư hại. Dầu mỡ và bụi bẩn dễ bám vào tường, bàn và tủ bếp. Nếu chúng ta không lau dọn kỹ lưỡng thì sau một thời gian sử dụng sẽ dễ phát sinh nấm mốc và vi khuẩn. Do đó, bạn hãy ốp tường bếp bằng gạch, sứ hoặc kính với ưu điểm là dễ vệ sinh. Còn đối với tủ bếp thì bạn có thể lựa chọn lớp phủ mờ có khả năng chống bám vân tay tốt.

nhung-luu-y-khi-thiet-ke-bep-5

Bên cạnh đó, mặt bếp của bếp khô và ướt nên lựa chọn các vật liệu chất lượng cao hơn như đá nhân tạo solid surface hoặc đá nhân tạo gốc thạch anh, với độ bền, độ cứng cao cùng khả năng chống thấm nước, chống bám bẩn và kháng khuẩn tối ưu sẽ giúp bếp nhà bạn luôn trong tình trạng tối ưu nhất.

Đảm bảo thông gió cho khu vực bếp

Khi thiết kế bếp, thông gió ở khu vực bếp ướt là vô cùng quan trọng. Thông gió  sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Vì vậy, để đảm bảo thông gió thích hợp, bạn nên đặt bếp ướt ở gần khu vực cửa số và sử dụng quạt thông gió, máy hút mùi để mùi thức ăn, khói, nhiệt và các chất ô nhiễm được thoát ra ngoài.

nhung-luu-y-khi-thiet-ke-bep-6

Bên cạnh đó, bếp khô là bếp không khói vì dùng để chế biến các món ăn đơn giản và không cần dùng đến lửa, nên có thể được đặt ở khu vực có điều hòa.

Dù là nhà ống, nhà cấp 4 hay nhà chung cư thì ý tưởng thiết kế bếp ướt và bếp khô đều thích hợp. Bạn có thể lựa chọn một phong cách độc đáo, sáng tạo cho căn bếp nhà mình như phong cách tối giản, hiện đại, phong cách công nghiệp, phong cách châu Âu… Mỗi căn bếp đều thể hiện cá tính riêng của gia chủ, vậy nên hãy trang trí mang đậm dấu ấn cá nhân nhé.

Khi thiết kế bếp ướt và bếp khô, hãy cố gắng dọn dẹp thường xuyên để căn bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ. Đồ đạc được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ lấy và ở vị trí an toàn với tất cả mọi người. Đừng quên thi công cửa sổ nhỏ có tác dụng thông gió, lấy sáng, khiến căn bếp bớt ám mùi thức ăn và sáng sủa hơn.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên về khái niệm “bếp khô bếp ướt” và một số ý tưởng thiết kế bếp truyền cảm hứng từ chuyên gia, sẽ giúp bạn có thể tham khảo và tạo nên cho mình một không gian bếp trong mơ.

0979.603.425