Tìm hiểu về phong cách nội thất công nghiệp (Industrial)

Hiện nay,  phong cách Industrial đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam bởi nó không chỉ thể hiện được sự tự nhiên một cách táo bạo mà nó còn giúp cho không gian trở nên trang nhã, tinh tế hơn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về phong cách đang mưa làm gió trên thị trường hiện nay thì hãy theo dõi bài viết bên dưới đây nhé

Phong cách Industrial là gì?

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial) ra đời vào những năm đầu của thế kỷ 20, tại Tây Âu, khi mà các nhà máy bị bỏ hoang nhiều. Khi đó, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, những nhà máy này trở thành khu tái định cư. Các kiến trúc sư đã tận dụng những gì có sẵn để tái tạo nhằm tạo nên không gian sống tiện nghi cho cư dân. Kết quả là họ đã sáng tạo nên những không gian sống hiện đại, tinh tế, độc đáo và cực kỳ phá cách.

Từ đó trở về sau, phong cách thiết kế nội thất industrial không ngừng được phát triển và hoàn thiện với những ý tưởng mới lạ, độc đáo dựa trên những nét đặc trưng cơ bản của phong cách này.

Vì sao phong cách Industrial được xem là thiết kế táo bạo, mạnh mẽ

Khi tìm hiểu về phong cách Industrial Style, có thể nói ngay từ cái tên phong cách kiến trúc công nghiệp đã phần nào khiến con người cảm nhận được sự mạnh mẽ trong thiết kế. Thực tế, một không gian theo Industrial Style mang trong mình đậm chất cá tính và sự táo bạo bởi những ý tưởng kết hợp độc đáo từ sự thô sơ của các xưởng sản xuất với nét hiện đại trong đồ nội thất.

Nếu như chúng ta nghĩ rằng, những mảng tường bong tróc, những viên gạch thô ráp kết hợp với một bộ sofa da cao cấp, một chiếc tivi hiện đại màn hình 4K là sự khập khiễng và không ăn nhập thì với bàn tay khéo léo của các kiến trúc sư thiết kế chúng lại trở nên hoàn toàn ấn tượng. Chính từ những sự kết hợp táo bạo này đem đến một không gian hoàn toàn khác biệt, cá tính và gây ấn tượng mạnh cho bất kỳ người chiêm ngưỡng nào.

Những đặc điểm của phong cách công nghiệp

Thiết kế không gian thô

Chắc chắn rồi! Đây là điểm phân biệt rõ nét nhất giữa lối thiết kế Industrial Décor với các phong cách khác. Ra đời từ chính những kiến trúc của các nhà máy, xưởng sản xuất khô khan nên phong cách này tôn trọng sự nguyên bản thô sơ tạo nên nét riêng biệt cho mình. Những bức tường gạch, tường bê tông, dầm xà trần nhà để lộ, đường ống nước chạy khắp trần nhà không cần che chắn chính là các chi tiết thô đặc trưng của phong cách kiến trúc Industrial.

Thiết kế và trang trí tường nhà

Các bức tường thô, bê tông mài hoặc ốp gỗ tự nhiên,… được xem là điểm nổi bật để nhận diện phong cách này trong thiết kế nội thất nhà ở, biệt thự hay chung cư.

Những bức tường này góp phần tạo nên một không gian cuốn hút, tinh tế bởi sự gần gũi, cổ điển và giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.

Bố trí hướng cửa sổ và ánh sáng trong thiết kế công nghiệp

Trang trí công nghiệp sử dụng gam màu trầm hoặc màu sẫm trong các thiết kế. Vì thế, yếu tố ánh sáng đối với phong cách này trở nên rất quan trọng.

Để tạo ánh sáng cho không gian Industrial, kiến trúc sư thường thiết kế bóng đèn chiếu sáng. Bên cạnh đó, việc bố trí hướng cửa sổ cũng được quan tâm, để có thể tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên.

Bố trí không gian đơn giản và tối thiểu

Do đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là sự đơn giản nên bạn cần thiết kế tối giản, tức là ít đồ nội thất nhất có thể. Không những thế, Industrial còn đòi hỏi bạn phải sử dụng diện tích sàn lớn hơn so với các phong cách thiết kế nội thất khác

Ngoài ra, vì màu sắc dùng cho nội thất khá tối nên bạn cũng cần chú ý làm nổi bật các họa tiết hoặc vật dụng trang trí cho không gian của mình.

Sử dụng đồ nội thất phong cách Industrial

Đồ nội thất phong cách kiến trúc Industrial đặc trưng với các tông màu sẫm, tối. Kể cả những món đồ làm bằng kim loại cũng được tô màu đen để hòa hợp với phong cách này. Một số nội thất như ghế sofa hay ghế đôn thì được bọc da để đảm bảo độ bền.

Bên cạnh đó, với tiêu chí càng tối giản càng tốt, vì thế cũng hạn chế sử dụng cây xanh, mà chỉ để một vài chậu tượng trưng nhằm tối ưu hóa cho không gian sống.

Một điểm tạo nên cá tính mạnh trong phong cách kiến trúc công nghiệp đó là các đồ nội thất chuộng các loại có đường nét thẳng, gọn gàng, tinh giản toát lên được tinh thần phóng khoáng và cá tính của người dùng. Những đồ nội thất chủ yếu là các vật dụng hiện đại để đảm bảo thiết kế thô đơn giản nhưng không thiếu sự tiện nghi của cuộc sống

Thiết kế cầu thang

Nhắc đến thiết kế căn hộ, chung cư, nhà phố… không thể nào không nhắc đến hình ảnh cầu thang. Đây là bộ phận giúp di chuyển giữa tầng dưới và gác xép.

Cầu thang được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có thể là kim loại hoặc gỗ. Đặc biệt, chúng được sơn lại bằng màu đen để phù hợp với tông màu của Industrial. Ngoài ra, để tránh bị trơn hoặc té ngã khi đi lại, những bậc thang thường sẽ được làm nhám trước khi đưa vào sử dụng.

Màu sắc trong thiết kế

Như có đề cập ở trên thì nội thất Industrial thường được thiết kế với tông màu tối. Một số gam màu mà phong cách công nghiệp sử dụng phổ biến như màu navy, màu xám, màu gỗ nâu sậm hoặc màu trắng.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn thay đổi sắc thái màu sắc thì nên thay đổi một cách vừa phải để không mất đi vẻ đẹp thật sự của phong cách thiết kế Industrial.

Những điểm độc đáo trong thiết kế nội thất Industrial

Đó là sự đối lập giữa style cổ điển và hiện đại. Có thể nói, xu hướng thiết kế công nghiệp chính là sự kết hợp phá bỏ nhiều rào cản về định kiến và giới hạn của sự sáng tạo. Dựa trên nền tảng kiến trúc cũ nhuộm màu sắc cổ điển với thiết kế xà dầm, khung cửa kính vòm, gam màu tối chủ đạo, các kiến trúc sư đã thổi hồn của cuộc sống hiện đại vào đó bằng cách thêm các chi tiết decor với đường nét mạnh mẽ và đồ nội thất công nghệ cao vào không gian.

Sự đối lập giữa cổ điển và hiện đại xuất hiện bất kỳ đâu trong ngôi nhà. Hệ thống chiếu sáng có thể vừa bao gồm những kiểu bóng đèn sợi tóc từ thời Edison phát minh cùng các kiểu đèn LED hiện đại. Một bộ sofa đường nét rất hiện đại nhưng lại có điểm nhấn bằng những chiếc gối dựa họa tiết vương giả, quý tộc. Căn bếp vẫn đầy đủ thiết bị hiện đại từ lò nướng, lò vi sóng, hút mùi, bếp điện, ... dù đồ dùng lại là những chiếc đĩa cổ, những chiếc xoong nồi nhuộm màu thời gian.

Sự đối lập không ăn ý này lại tạo nên một cảm giác tùy hứng, độc đáo mà vẫn thể hiện cá tính riêng không trộn lẫn của gia chủ. Một ý tưởng phù hợp cho những người không bị gò bó bởi bất kỳ giới hạn nào.

Phong cách Industrial được sử dụng rộng dãi trong thiết kế văn phòng

Thiết kế căn hộ theo phong cách Industrial Style có lẽ đã để lại một ấn tượng rất đặc biệt cho nhiều ngôi nhà. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, kiểu thiết kế này còn được lấy làm cảm hứng cho nhiều văn phòng làm việc. Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp chú trọng đến môi trường làm việc của nhân viên để nâng cao năng suất và tinh thần làm việc.

Sự thoải mái, ngăn nắp, rộng rãi để kích thích sáng tạo là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn thiết kế cho không gian công sở. Từ đặc điểm thiết kế tinh gọn, cùng chất liệu hiện đại và sự mạnh mẽ, thiết kế công nghiệp giúp nhiều văn phòng công sở trở nên rộng rãi hơn đem lại trải nghiệm thoải mái cho người sử dụng. Bên cạnh đó, sự kết hợp táo bạo của Industrial Style cũng chính là nguồn cảm hứng thúc đẩy sự sáng tạo không giới hạn của nhân viên, đem lại năng suất lao động hiệu quả.

Với những nét đặc trưng không thể trộn lẫn, phong cách kiến trúc công nghiệp đã khẳng định được sự thu hút của riêng mình. Nếu như bạn đang muốn tìm một nguồn cảm hứng mới mẻ, hãy tân trang ngôi nhà của mình bằng thiết kế Industrial hoặc tìm kiếm những không gian quán cafe phong cách Industrial Style cũng là một ý tưởng hay. Chúc bạn ứng dụng phong cách công nghiệp này vào ngôi nhà mình thành công. Xem thêm phong cách nội thất hiện đại khác ngay đây 

0979.603.425