Tìm hiểu về phong cách nội thất khảm đá Mosaic

Nếu bạn là một ngươi yêu vẻ đẹp trừu tượng, bạn muốn thoát khỏi khuôn khổ bình thường của lỗi thiết kế cơ bản thì không thể bỏ qua phong cách Mosaic trong thiết kế nội thất nhà ở. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về trường phái kiến trúc khảm hiện đại. Hãy cùng chúng tôi dành chút thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về phong cách này nhé!

 Nghệ thuật Mosaic là gì?

Mosaic trong tiếng Anh có nghĩa là “khảm”, đây là một trường phái nghệ thuật trang trí vô cùng thú vị và đẹp mắt được ứng dụng trong nhiều công trình nổi tiếng thế giới. Để ứng dụng cách trang trí này cho thiết kế nội thất của mình, bạn cần sắp xếp những mảnh nhỏ của vật liệu lại với nhau thành một tổng thể bằng kỹ thuật khảm.

Mosaic có thể là một tác phẩm nghệ thuật với sự đầu tư về mặt bố cục, nội dung, chất liệu màu sắc, nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là sự sắp xếp trang trí họa tiết cho cảnh quan xung quanh như vỉa hè, bồn hoa… Từ các tác phẩm lớn như bức tranh nói về sự kiện chính trị lịch sử, những công trình kiến trúc tầm cỡ, cho tới những tác phẩm với chủ đề đơn giản, gần gũi như gia đình, bạn bè, con vật, nghệ thuật Mosaic luôn được mọi người ưa chuộng và yêu thích.

Vì sao mosaic được xem là lối thiết kế trừu tượng

Mỗi một công trình theo kiểu thiết kế Mosaic đều là một tác phẩm chứa đựng hàm lượng giá trị rất lớn. Bởi việc khảm những mảnh ghép nhỏ lại với nhau trong phong cách này đều được làm thủ công. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn nhất định để tạo ra được các tác phẩm tâm đắc nhất.

Kiểu thiết kế này cũng phụ thuộc khá nhiều vào trình độ và khiếu thẩm mỹ của người thi công. Có rất nhiều kiểu khảm để con người thỏa sức sáng tạo trong phong cách này. Đôi khi, họ chọn khảm theo một hình thù rõ ràng, thể hiện vật thể và bố cục rành mạch tương tự như các bức tranh về chân dung, tĩnh vật, phong cảnh,... Và cũng có lúc, họ lại chọn kiểu khảm theo cảm hứng không theo một quy luật nào cả. Những mảnh ghép được sắp xếp ngẫu hứng theo tâm trạng của người sáng tác, thể hiện những ẩn ý sâu xa đằng sau đó nhằm mang lại cho người thưởng thức sự tò mò và đáp án ẩn sâu trong lối kiến trúc này. Chính sự trừu tượng riêng của nó đã đem đến sức hấp dẫn đặc biệt cho phong cách thiết kế khảm.

Các phương pháp khảm Mosaic

  •  Phương pháp trực tiếp: là phương pháp đặt (dán) các vật để khảm lên bề mặt hỗ trợ. Phương pháp này rất phù hợp với các bề mặt ba chiều và hạn chế chiều cao như chậu hoa, bình, lọ...hoặc các tác phẩm nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tốn kha khá thời gian và công sức của người nghệ sĩ bởi nếu để quá lâu, xi-măng hoặc chất kết dính sẽ khô lại và không dùng được nữa.

  • Phương pháp gián tiếp: thường được sử dụng cho các dự án rất lớn hoặc dành cho các vùng ghép cần hình dạng cụ thể. Ngoài ra, Mosaic trên băng ghế hoặc mặt bàn cũng thường được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp này vì nó sẽ cho kết quả bề mặt mượt mà hơn.Phương pháp gián tiếp đôi: so với các

  • phương pháp gián tiếp, đây là một kĩ thuật phức tạp đòi hỏi một kỹ năng tuyệt vời. Lợi thế lớn nhất của nó là tạo ra khả năng cho phép các nghệ sĩ trực tiếp kiểm soát thành quả cuối cùng, ví dụ như số mảnh ghép cần thiết. 

Điểm nhấn độc đáo của Mosaic style

Đối với một mẫu thiết kế nội thất khảm vật liệu thì điều tạo nên sức hút lớn nhất đó chính là sự tỉ mỉ, công phu và ý tưởng độc đáo. Ngoài những yếu tố này, phong cách Mosaic còn trở nên đặc biệt nhờ những nét đẹp riêng biệt như sau:

Vẻ đẹp đến từ chất liệu khảm đa dạng

Khi quyết định ứng dụng xu hướng Mosaic cho ngôi nhà của mình, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn chất liệu khảm phù hợp với không gian sống của mình. Mỗi chất liệu khác nhau sẽ mang đến những màu sắc nghệ thuật và cảm xúc khác nhau cho ngôi nhà. Một số chất liệu phổ biến mà bạn có thể ứng dụng chẳng hạn như: thủy tinh màu, đá, gạch, gương, kính, gốm, sứ, hay thậm chí là vàng, bạc, đá quý… Bạn không nhất thiết chỉ chọn duy nhất một loại chất liệu cho toàn bộ không gian, thay vào đó, hãy phân chia các khu vực cụ thể và chọn lựa tùy theo tính chất của căn phòng.

Các chất liệu được chọn lựa theo sở thích, gu thẩm mỹ cá nhân sẽ làm bật lên giá trị của ngôi nhà, đồng thời thể hiện được quan niệm, lối sống và địa vị xã hội của gia chủ.

Vẻ đẹp của sự kết hợp màu sắc độc đáo

Đối với các phong cách thiết kế khác, khi ứng dụng vào thiết kế và thi công nội thất, bạn sẽ phải cân đo đong đếm về số lượng màu sắc và cần chọn ra một tone chủ đạo cho không gian. Nhưng khi đến với phong cách Mosaic thì bạn có thể tự do phát huy vì xu hướng này không hề bị giới hạn bởi màu sắc. Mosaic đại diện cho trường phái nghệ thuật trừu tượng cho nên khi đưa vào thiết kế, bạn hoàn toàn thể hiện được cái tôi của mình thông qua sự đa dạng về màu sắc và những cách kết hợp vô cùng độc đáo.

Bạn có thể thoát ra khỏi những quy chuẩn thông thường và mang một chút ngẫu hứng mới mẻ, phóng khoáng. Phong cách Mosaic cho phép bạn kết hợp các màu sắc nổi bật nhất với nhau, ví dụ như: cam, đỏ, vàng, lục, lam, tím,… Điều này sẽ tạo những điểm nhấn nhá thú vị và giúp ngôi nhà trở nên hấp dẫn, quyến rũ, cuốn hút hơn trong mắt mọi người.

Vẻ đẹp công phu của nghệ thuật khảm

Và cuối cùng, một thiết kế nội thất phong cách Mosaic không thể hoàn hảo nếu không chú ý đến kỹ thuật khảm vật liệu. Xu hướng Mosaic có nhiều cách khảm giúp nâng cao giá trị nghệ thuật, tính thẩm mỹ và “thổi hồn” vào mỗi bề mặt trang trí một sắc thái độc đáo, riêng biệt. Tuy nhiên, cách khảm phổ biến nhất vẫn phải kể đến 5 phương pháp sau:

  • Kỹ thuật Opus Regulatum là cách khảm cơ bản nhất. Phương pháp này có đặc điểm là toàn bộ các mảnh ghép của vật liệu sẽ được sắp xếp theo đường thẳng, chiều ngang hoặc dọc.
  • Kỹ thuật Opus Tessellatum là cách khảm các mảnh ghép theo một chiều nhất định, dọc hoặc ngang. Chiều còn lại có thể tùy ý sắp xếp.
  • Kỹ thuật Opus Vermiculatum sử dụng hiệu ứng “quầng hào quang” bao quanh đối tượng chính nhấn mạnh. Kỹ thuật này đòi hỏi phải tạo được sự sự tương phản rõ rệt về màu sắc, ánh sáng.
  • Kỹ thuật Opus Palladianum là cách sắp xếp các mảnh ghép theo bố cục ngẫu hứng.
  • Kỹ thuật Opus Circumactum là cách sắp xếp chất liệu khảm theo hình bán nguyệt hoặc hình quạt.

Các kiểu Mosaic được ưa chuộng

Xuất hiện từ trước công nguyên, những ngôi nhà đẹp hoa văn Mosaic có tuổi thọ rất lâu đời. Đến tận ngày nay, chúng vẫn giữ được giá trị cuốn hút riêng của nó. Qua nhiều giai đoạn, phong cách thiết kế này cũng có phần thay đổi để phù hợp với thị hiếu thời đại.

Nội thất Mosaic cổ điển

Được ứng dụng nhiều từ thời La Mã, Phục Hưng điểm đặc trưng của nghệ thuật khảm thời kỳ này đó là những bức tranh khảm từ gốm, đá màu, cẩm thạch, ngọc trai thể hiện chân dung của vua, nữ hoàng, kể cả những câu chuyện về chiến tích hoặc lịch sử,... Nhìn chung, lối trang trí này ở thời điểm đó chủ yếu chỉ dành cho tầng lớp vua chúa, quý tộc, thương nhân giàu có. Nghệ thuật khảm cổ điển chủ yếu thể hiện các nội dung cụ thể, sự sắp đặt có quy luật, đề cao tính tỉ mỉ. Ngoài khảm thành các bức tranh lồng vào khung, những bức tường, hành lang,... cũng được tận dụng làm nơi tô điểm cho kiến trúc này. Màu sắc của thời kỳ này khá sặc sỡ, chủ yếu sử dụng những màu cơ bản không pha trộn để thiết kế.

Nội thất Mosaic hiện đại

Khi cuộc sống bắt đầu có nhiều cuộc cách tân trong lối thiết kế, thì hầu như mọi xu hướng đều bị tác động. Khảm trang trí cũng có những thay đổi nhất định. Lâu dần đã tạo nên kiến trúc Mosaic hiện đại và mới mẻ.

Theo thời gian, chất liệu khảm ngày càng được đa dạng, hiện đại hơn như kính màu, thủy tinh, gạch,… và được ứng dụng rộng rãi hơn trong các công trình thiết kế nội thất, phục vụ cho nhiều lối kiến trúc khác nhau. Thêm vào đó, màu sắc cũng có phần nhã nhặn, sử dụng nhiều sắc độ hơn thời kỳ trước. Đồng thời, bước ra khỏi quy luật về sự sắp đặt. Bạn có thể bắt gặp những bức tranh sắp xếp các mảnh ghép không tuân theo một quy luật nào ở lối kiến trúc này. Chính điều đó, với lối nghệ thuật này đã tạo ra sự phóng khoáng và cởi mở hơn cho không gian theo phong cách hiện đại.

0979.603.425