Tìm hiểu và phân biệt các loại nhà cấp 1, 2, 3, 4, 5

Có lẽ đã rất nhiều lần bạn nghe về nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3… nhưng không hiểu nó khác nhau như thế nào ? Tại sao lại phải phân loại ra như thế? Vậy mỗi loại nhà trên có những đặc điểm nhận biết, phân biệt như thế nào ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !

Lý do có nhiều cấp nhà ở?

Phân loại nhà điều kiện bắt buộc trong quá trình tiến hành thi công xây dựng. Để dễ dàng trong quá trình định giá, xác định tính thuế cho từng loại nhà.

Về nguyên tắc, dựa theo các tiêu chuẩn về chuất lượng của kết cấu và thời gian sử dụng, nhà sẽ được phân thành 6 loại: Nhà cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1 và biệt thự, nhà tạm.

Khái niệm và đặc điểm của Nhà cấp 1, 2, 3, 4, 5

Về nguyên tắc, dựa theo các tiêu chuẩn về chất lượng, kết cấu và thời gian sử dụng, nhà sẽ được phân thành 5 loại: Nhà cấp 1, Nhà cấp 2, Nhà cấp 3, Nhà cấp 4 và Nhà cấp 5 (hay là Nhà tạm).

Nhà cấp 1

  • Nhà cấp 1 cũng được kết cấu chịu lực từ bê tông cốt thép và gạch chất liệu tốt để đảm bảo niên hạn sử dụng trên 80 năm.
  • Phần mái nhà cấp 1 có thể được xây bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói. Phần tường bao cũng sử dụng bê tông cốt thép và gạch kết hợp các vật liệu hoàn thiện trát, lát, ốp cách nhiệt tốt.
  • Để đạt công trình nhà cấp 1 cần đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như phòng bếp, nhà tắm, điện nước) đầy đủ, tiện lợi.
  • Nhà cấp 1 có tổng diện tích xây dựng từ 10.000m2 – 20.000m2, chiều cao từ 20-50 tầng hoặc từ 75-200m.

Nhà cấp 2

  • Nếu như nhà cấp 1 yêu cầu công trình có niên hạn sử dụng trên 80 năm thì nhà cấp 2 cần đạt niên hạn sử dụng trên 70 năm.
  • Về chất liệu mái nhà cấp 2 có thể sử dụng mái ngói bằng Fibroociment hoặc bê tông cốt thép. Ngoài ra, phần tường bao, ngăn cách bằng bê tông cốt thép hoặc gạch và chỉ yêu cầu vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) tương đối tốt.
  • Nhà cấp 2 cần có tiện nghi sinh hoạt đầy đủ và tổng diện tích xây dựng từ 10.000m2 – 20.000m2, chiều cao từ 8-20 tầng.

Nhà cấp 3

  • Nhà cấp 3 có niên hạn sử dụng trên 40 năm và được kết cấu chịu lực kết hợp từ bê tông cốt thép và gạch.
  • Phần tường bao, tường ngăn các phòng bằng gạch và phần mái chỉ được làm bằng mái ngói hoặc Fibroociment.
  • Các vật liệu tiện nghi bên trong ngôi nhà chỉ cần đạt đến mức phổ thông và không cần quá xịn.
  • Vật liệu để có thể hoàn thiện nhà cấp 3 chỉ cần là những vật liệu bình thường có tuổi thọ trên 30 năm. Diện tích xây dựng của nhà cấp 3 được giới hạn từ 1000 – 5000 m2. Chiều cao được giới hạn từ 10 – 30m.

Nhà cấp 4

Nhà cấp 4 là một trong những loại nhà điển hình nhất ở Việt Nam hiện nay. Nhà cấp 4 cũng giống như cấp 1, 2, 3. Đều có kết cấu vững chắc và có khả năng chịu lực tốt. Chất liệu xây dựng của nhà cấp 4 có thể được làm bằng gỗ. Bằng gạch và có tường bao. Diện tích sàn sử dụng dưới 1000m2, số tầng cao không quá 1 tầng, có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 6m (<=6m) và nhịp kết cấu lớn nhất không quá 15m. Thời gian sử dụng khoảng 30 năm Vật liệu xây dựng cơ bản: phần tường che xung quanh và hệ thống bao chắn chủ yếu là gạch và gỗ với tường khoảng 11-22cm. Phần che chắn bên trên được lợp ngói hoặc Fibroociment và vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp, tiện nghi sinh hoạt vừa phải.

Nhà cấp 5 ( nhà tạm )

Nhà tạm không phân hạng, được xây dựng thô sơ bằng những vật liệu đơn giản.

  • Kết cấu chịu lực bằng gỗ, tre, vầu;
  • Bao quanh toocxi, tường đất;
  • Lợp lá, rạ;
  • Những tiện nghi, điều kiện sinh hoạt thấp.

Phân biệt nhà các cấp 1, 2, nhà cấp 3, nhà cấp 4, nhà cấp 5

phan-biet-cac-loai-nha

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường đã nghe nhiều đến nhà cấp 1, nhà cấp 2, nhà cấp 3, nhà cấp 4, nhà cấp 5. Bất chợt, ai đó hỏi về sự khác nhau giữa các loại nhà trên, liệu bạn có thể chỉ ra những điểm khác biệt giữa chúng hay không? Câu hỏi này rất khó đối với những người tay ngang và cả những người làm trong giới bất động sản, ngay cả lĩnh vực xây dựng. Để giúp các bạn dễ dàng nhận diện ngôi nhà đã, đang và sẽ ở thuộc loại nhà cấp mấy, hãy tham khảo cách phân loại nhà ở dưới đây:

Phân loại nhà ở dựa trên các tiêu chí sau:

  • Mỗi ngôi nhà được thi công phải đảm bảo an toàn cho cả người, tài sản.
  • Ngôi nhà có độ bền và tuổi thọ nhà ở trong suốt niên đại sử dụng.
  • Có khả năng chịu được tác hại khí hậu xấu, các tác động khác (sinh học, y học và y học). 
  • Đảm bảo an toàn khi có cháy trong giới hạn chịu lửa cho phép.

Những yêu cầu cần quan tâm để phân loại nhà ở

Yêu cầu quan trọng đầu tiên là đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, trong đó có khả năng chịu lực tốt, chủ yếu về kết cấu và đúc nền móng cho ngôi nhà. An toàn cũng còn được thể hiện cho quá trình sử dụng, thi công công trình, phòng cháy chữa cháy (chủ ý ở các vị trí như cột , tường, sàn và mái nhà).

Khi thiết kế ngôi nhà phải xác định chính xác về kết cấu và nền của ngôi nhà, xem chúng có phù hợp với trọng tải ngôi nhà,kể cả trọng tải trọng tải bất lợi tác động lên chúng, đồng thời trọng tải phá hoại theo thời gian.

Tính toán các đến các trọng tải khác như sức gió, mưa bão, mực nước dâng, sạt lở, động đất, …

Vật liệu sử dụng để thi công tại các loại nhà phải đáp ứng yêu cầu sử dụng được, không bị biến dạng, phù hợp với từng khí hậu từng vùng.

0979.603.425