Những phong cách thiết kế kiến trúc nhà ở phổ biến nhất thế giới

Nhà phố là một trong những loại hình được ưa chuộng rộng rãi nhất hiện nay. Thiết kế kiến trúc nhà phố không đòi hỏi quá cầu kỳ như kiến trúc biệt thự. Tuy nhiên lựa chọn được phong cách phù hợp sẽ mang đến không gian sống lý tưởng nhất. 

Phong Cách Kiến Trúc Hiện Đại

Phong cách kiến trúc hiện đại (tên tiếng Anh: Modern) là phong cách không quê mùa

Chúng tôi chỉ đùa thôi hiểu một cách đơn giản đây là phong cách được hình thành trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá nên phải đảm bảo yếu tố gọn gàng, sạch sẽ, trang trọng, tiện dụng và không quá nhiều màu sắc

Đặc trưng:

  • Tất cả không gian trong nhà bao gồm nội thất, trần, tường, đường viền đều là những đường nét rõ ràng, vuông vức, sắc sảo
  • Màu sắc được phối đơn giản, thường chỉ có 1-2 tone màu chủ đạo
  • Chất liệu thiết kế là những vật liệu mới như kim loại, thuỷ tinh và thép
  • Kiểu dáng đẹp, luôn giữ được sự gọn gàng, đồ dùng được đặt ngăn nắp
  • Không sử dụng phụ kiện dư thừa. Như trong ảnh trên: nội thất đảm nhận luôn việc trang trí, không nhiều tranh ảnh, chai lọ hay những vật dụng nhỏ được đặt trong nhà

Đối tượng phù hợp: những bạn trẻ yêu thích sự hiện đại

Đương nhiên các anh/chị trung niên yêu thích phong cách sống công nghiệp, mạnh dạn, đặt trọng tâm và đi thẳng vấn đề thì đây vẫn là một phong cách đáng theo đuổi

Phong Cách Kiến Trúc Đương Đại

Phong cách kiến trúc đương đại (tên tiếng Anh: Contemporary)

Đây là phong cách chú trọng đến yếu tố bắt kịp xu hướng của hiện tại và tương lai.

Chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa phong cách thiết kế hiện đại và đương đại vì đôi lúc 2 phong cách này bị trùng lặp

Để giải thích rõ hơn, chúng ta chỉ cần quan tâm đến 1 yếu tố là thời gian xuất hiện của 2 phong cách:

  • Phong cách kiến trúc hiện đại xuất hiện vào thế kỷ 20 (1900 – 2000),
  • Phong cách kiến trúc đương đại xuất hiện tại thời điểm hiện thời (tức 2020)

Nghĩa là phong cách kiến trúc đương đại sẽ tạo ra sự linh hoạt và luôn bắt kịp xu hướng. Không có quá nhiều quy tắc ở đây, chỉ cần đảm bảo được tính hợp thời của nội thất, phong cách trang trí đường viền, tường là được.

Ví dụ: Năm 2020 xuất hiện trào lưu sử dụng đường cong kết hợp với gỗ và cả giấy dán tường giả gạch thì khi áp dụng vào căn phòng của mình đó là chúng ta đang đi theo hướng Đương Đại.

Một lưu ý nhỏ: sự linh hoạt trong phong cách đương đại vừa tạo ra không gian sáng tạo tốt hơn cho gia chủ vừa là điều khó khăn khi bạn luôn phải cập nhật để bắt kịp sự thay đổi. Cần phải là người có gu mạnh nếu muốn theo đuổi phong cách này

Đối tượng phù hợp: chắc chắn là các bạn trẻ thích điều mới mẻ, phá cách, năng động, khác biệt

Phong Cách Kiến Trúc Tối Giản

Phong cách kiến trúc tối giản (tên tiếng Anh: Minimalist). Đừng nhầm lẫn giữa tối giản và nhàm chán vì đây thật sự là phong trào được khởi xướng bởi người Úc và lang rộng đến toàn thế giới. Trong đó cộng đồng áp dụng tốt nhất chính là người Nhật. Phong cách kiến trúc tối giản là sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và đơn giản hơn nữa

Đặc trưng:

  • Chọn một mẫu thiết kế hiện đại và bắt đầu sàng lọc một lần nữa những vật dụng thừa
  • Thu nhỏ một vài vật dụng, nội thất trong nhà
  • Tạo ra khu vực sử dụng chung. Ví dụ: bếp đảo cũng chính là bàn ăn
  • Sử dụng bảng màu trung tính, tạo cảm giác nhẹ nhàng. Đảm bảo không có gì loè loẹt xuất hiện trong nhà
  • Tiết kiệm chi phí

Với phong cách tối giản gia chủ cảm nhận được mức độ thoáng đãng tuyệt đối của căn nhà, tạo sự tập trung cao độ khi nghỉ ngơi, giải tỏa stress rất tốt

Đối tượng phù hợp: tất cả các lứa tuổi, với những người thích thiền định, tập yoga, thích những thứ đơn giản, theo chủ nghĩa ít hơn là nhiều hơn

Những người đang theo phong cách sống tối giản (Minimalism) chắc chắn sẽ không thể bỏ qua cơ hội tạo ra cho mình một tổ ấm đúng gu như vậy

Phong Cách Kiến Trúc Cận Đại

Phong cách thiết kế kiến trúc cận đại (tên tiếng Anh: Mid-century modern) được lấy cảm hứng từ những căn nhà xuất hiện vào những năm 1950 – 1960. Đây là một sự quay trở lại của một nền văn hoá kiến trúc hưng thịnh giữa thế kỷ 20. Tạo ra được phong cách rất đặc trưng trong thời gian này. Một lối kiến trúc gần với phong cách tối giản đem nền tảng tính năng sử dụng làm yếu tố chủ chốt, chỉ cần còn dùng tốt và đơn giản là được. Vì vậy các vật dụng cũ, dễ làm, gọn nhẹ, dễ thay thế sẽ luôn được áp dụng vào phong cách này

Với những ngôi nhà có vườn cây, đất rộng thì phong cách thiết kế cận đại sẽ dễ dàng giúp gia chủ kết hợp, làm liền mạch giữa nội thất và ngoại thất. Ngôi nhà và phần vườn bên ngoài thật sự là một khối thống nhất

Đối tượng phù hợp: những gia chủ là người lớn tuổi, có những hoài niệm tốt đẹp về khoảng thời gian giữa – cuối thế kỷ 20, là người sở hữu căn nhà với mảnh vườn rộng lớn, không chỉ quan tâm đến phần bên trong ngôi nhà mà còn thật sự yêu thích việc trang trí vườn cây bên ngoài

Phong Cách Kiến Trúc Công Nghiệp

Phong cách thiết kế công nghiệp (tên tiếng Anh: Industrial). Được lấy ý tưởng từ văn hoá thực dụng của người Âu – Mỹ, nơi tận dụng tất cả mọi thứ cho yếu tố kinh doanh, nhà ở. Căn nhà hoặc căn hộ theo phong cách công nghiệp sẽ trông như nhà kho hoặc gác mái của căn biệt thự được sửa lại. Thậm chí bạn có thể cảm giác đây là một nhà máy công nghiệp cũ đã tu bổ. Các vật liệu thô, mạnh được sử dụng

Đặc trưng:

  • Giữ lại nét nguyên thuỷ cho vật liệu, dễ dàng nhìn thấy phần tường gạch chưa được tô trát, gỗ tự nhiên
  • Phần trần nhà được giữ nguyên có thể nhìn rõ cột, đà, khung sắt, đường ống dẫn
  • Nội thất đơn giản, nhiều không gian trống, một số tranh ảnh trừu tượng cũng là đặc trưng trong cách bày trí
  • Bảng màu trung tính phụ thuộc vào các vật liệu tự nhiên như màu gỗ nguyên thuỷ, kim loại, gạch thô
  • Tôn vinh văn hoá tiết kiệm chi phí

Đối tượng phù hợp: Chính cái tên của phong cách thiết kế đã nói lên được tính cách gia chủ: những người khiêm tốn, dùng tiền đúng mục đích, lối sống công nghiệp nhanh – gọn – lẹ

Vì vậy bạn không nên quá e ngại khi thể hiện phong cách sống rõ nét trong chính căn nhà của mình.

Có người thích con gái hiện đại, váy đầm trang điểm sắc sảo còn mình thích gái quê hiền lành, chất phát, mặt mộc

Phong Cách Kiến Trúc Bắc Âu

Phong cách thiết kế Bắc Âu (tên tiếng Anh: Scandinavian) là sự mô phỏng đầy đủ và tinh tế của những căn nhà xuất hiện ở các quốc gia Bắc Âu. Nơi tôn vinh các tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc

Đặc trưng:

  • Đơn giản, chứa đựng những đường nét thú vị đầy sống động. Ngôi nhà chính là một tác phẩm nghệ thuật thật sự
  • Nói đến Bắc Âu ta nghĩ ngay đến các tác phẩm điêu khắc vì vậy phong cách Scandinavian chịu nhiều tác động của môn nghệ thuật hào sảng này. Tường, nội thất và không gian trong nhà độc một màu trắng, phần màu sắc khác được kết hợp vào đều đến từ các tác phẩm nghệ thuật như bình hoa, tranh ảnh, đèn treo
  • Sử dụng vật liệu đặc trưng tại vùng Bắc Âu: sợi tự nhiên, lông thú, nhựa sáng, nhôm tráng men, gỗ ép, thép
  • Không gian rộng rãi, cửa chính, cửa sổ mở rộng tối đa ánh sáng tự nhiên, ít phụ kiện

Đối tượng phù hợp: gia chủ là người yêu nghệ thuật, có gu thẩm mỹ cao, yêu thiên nhiên không thích sự gò bó bởi những đường nét vuông vức, thay vào đó là những thứ bo tròn đầy tinh tế

Phong Cách Kiến Trúc Hiện Đại Kết Hợp Cổ Điển

Phong cách thiết kế hiện đại kết hợp cổ điển (Transitional). Phong cách thiết kế này còn được gọi với tên gọi khác là chuyển đổi (Transitional)

Đây là phong cách rất phổ biến vì đạt được độ linh hoạt trong việc bày trí. Gia chủ có thể kết hợp cả 2 yếu tố hiện đại và cổ điển cho cùng một không gian mà không cần quá gò ép vào một tiêu chuẩn cố định

Chính sự kết hợp nhẹ nhàng này sẽ đem đến cho gia chủ cảm giác cân bằng, tự do, nhẹ nhàng nhưng vẫn giữ nét hoàn thiện, chỉn chu

Một lưu ý đối với phong cách thiết kế này là để đảm bảo sự cân bằng không lai căng, gia chủ nên lựa chọn bảng màu trung tính kết hợp với tất cả các vật liệu hiện đại lẫn truyền thống chẳng hạn như: kính, thép (hiện đại) kết hợp nội thất sang trọng (cổ điển)

Đối tượng phù hợp: mọi lứa tuổi, thích sự tiện lợi, nhanh chóng, linh hoạt

Phong Cách Kiến Trúc Vùng Quê Nước Pháp

Phong cách kiến trúc Vùng Quê Nước Pháp (French Country). Như chính tên gọi của nó; nét nhẹ nhàng yên bình của vùng quê trong những trang trại đặc trưng tại Pháp, sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những gia chủ đã quá chán ngán với bê tông, cốt thép

Nét mộc của gỗ, nền tường nâu đất ấm áp, hệ thống đèn đứng vàng nhẹ cùng những chậu hoa khô đặc trưng. Tất cả cùng hòa quyện tạo ra một không gian yên bình, tĩnh lặng, đời thường

Đối tượng phù hợp: Những gia chủ muốn tách biệt hoàn toàn không gian của xã hội nhộn nhịp bên ngoài với ngôi nhà yên bình như ở vùng quê của mình.

“Pha một tách trà, cà phê nằm dài trên ghế tựa nhịp nhàng theo những bài hát xưa cũ”

Phong Cách Kiến Trúc Truyền Thống

Phong cách thiết kế truyền thống (tên tiếng Anh: Traditional) được áp dụng bởi giới quý tộc Châu Âu

Không phải ai cũng có thể theo đuổi phong cách này vì sự xa hoa, đẳng cấp trong lối kiến trúc truyền thống phải đến từ những gia chủ đủ tiềm lực và mạnh chi

Đặc trưng:

  • Dựa trên nền tảng sang trọng, đẳng cấp với rất nhiều phụ kiện nội thất xa xỉ
  • Những tấm gỗ lớn nguyên khối đắt tiền được điêu khắc tỉ mỉ, tinh tế. Kết hợp vào đó là gỗ thành phẩm được dùng cho khung viền cửa sổ, tay vịnh cầu thang, sàn nhà
  • Bảng màu phong phú
  • Phần trang trí công phu với gấm lụa thượng hạng

Đối tượng phù hợp: thường chỉ có tầng lớp tinh túy nhất mới có đủ khả năng sở hữu một căn nhà theo phong cách truyền thống. Đương nhiên lợi ích mà căn nhà đem lại là vô cùng xứng đáng, uy quyền danh vọng được thể hiện rất rõ cho gia chủ

Phong Cách Kiến Trúc Mộc Mạc

Phong cách thiết kế mộc mạc (tên tiếng Anh: Rustic) tự nhiên, thô sơ là trọng tâm hàng đầu của các mẫu thiết kế theo phong cách này

Đặc trưng:

  • Sử dụng nguyên liệu đến từ thiên nhiên cho cả vật liệu xây dựng và nội thất
  • Hoàn thiện đơn giản hoặc giữ nguyên mức độ thô sơ của vật liệu
  • Vật dụng trang trí đến từ vườn cây, đồ dùng handmade (tự làm bằng tay): gốm, sứ, giỏ đựng,…
  • Mái vòm, dầm đà bằng gỗ, sàn gỗ là đặc trưng dễ nhận biết nhất

Đối tượng phù hợp: mọi lứa tuổi, những người yêu thích thiên nhiên

Phong Cách Kiến Trúc Bohemian

Phong cách kiến trúc Bohemian hay còn gọi là Boho. Các bạn yêu thích du lịch chắc chắn không thể bỏ qua phong cách thiết kế Bohemian hay còn gọi là Boho. Đây là kiểu trang trí nội thất tự do, rất ít quy tắc

Bạn hoàn toàn có thể bày trí theo ý thích riêng, yếu tố thời trang cá nhân được đẩy mạnh. Đừng ngại sử dụng những món quà lưu niệm khi đi du lịch miễn bạn thích là được

Những gì bạn cảm nhận là đặc sắc đi cùng mỗi chuyến trải nghiệm phương xa sẽ được lưu giữ thành một bộ sưu tập để đặt vào ngôi nhà của mình

“Mỗi món đồ sẽ là một chuyến đi, một câu chuyện, một nét văn hoá”

Hình trên là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp đầy thú vị này: chỗ ngồi thoải mái với cặp ghế mây lớn phong cách cận đại, phía dưới là tấm thảm hoa văn sặc sỡ đương đại, sàn gỗ tự nhiên, phía sau là quạt trần cùng kính tròn theo phong cách miền quê

Đối tượng phù hợp: Những người yêu thích tự do, du lịch trải nghiệm, có cho mình cuộc sống phóng khoáng, đầy màu sắc

Phong Cách Kiến Trúc Ven Biển

Phong cách kiến trúc ven biển (tên tiếng Anh: Coastal/Hamptons) cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu với những gia chủ đang có những bất động sản ven biển dùng làm nơi nghỉ ngơi du lịch sau một thời gian đắm chìm trong công việc

Phong cách kiến trúc ven biển đặt biệt phù hợp với những ngôi nhà cạnh biển, nhiều gió tươi mát, view nhìn ra vùng trời xanh ngát

Để tạo ra một thể thống nhất giữa ngoại cảnh và nội thất chắc chắn phong cách kiến trúc Coastal sẽ đem màu xanh nước biển, màu xanh lá cây, màu trắng của cát và màu gỗ sáng làm bảng màu hoàn thiện

Hơn thế nữa không gian trong nhà và ngoài trời sẽ được kết hợp hoàn hảo với nhau, tận dụng tối đa ánh sáng, gió tự nhiên thông qua rất nhiều cửa sổ mở ở mọi hướng nhà

Một đặc trưng khác biệt nữa đối với phong cách thiết kế này là hệ thống ghế sofa lớn màu trắng sang trọng được đặt ngay giữa căn nhà cùng một tấm thảm lớn để gia chủ trải nghiệm hoàn toàn không gian tưởng chừng như vô hạn của căn nhà

Trên đây là một số phong cách thiết kế kiến trúc nhà ở phổ biến nhất thế giới. Mỗi phong cách đều thể hiện một nét đẹp, dấu ấn riêng.

0979.603.425