Đối với nhà dân dụng làm thế nào để thiết kế đường điện và cách đi dây điện phù hợp, tiết kiệm an toàn và thẩm mỹ luôn là vấn đề được các chủ đầu tư, gia chủ quan tâm. Do đó, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính dây điện đi trong nhà chi tiết nhất cho nôi nhà của bạn. Hãy cùng tìm hiểu nhé
Có 2 loại đi dây điện: Đi nổi và đi âm tường.
Thiết kế đường điện nổi tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao. Mặc dù vậy thì nhiều gia chủ có tài chính nhỏ vẫn ưa thích. Vì tính tiết kiệm và nếu khéo tay vẫn có thể bài trí một cách đẹp mắt và gọn gàng.
Đi dây điện nổi là một trong những cách đi dây điện trong nhà phổ biến. Dây điện chạy trên tường hoặc trần nhà được nhìn thấy rõ. Để đảm bảo an toàn thì các dây điện sẽ được luồn trong các ống gen dây điện bằng nhựa tròn hoặc dẹt.
Khi đó, dây điện sẽ được dẫn từ nguồn điện bên ngoài vào trong nhà rồi tiếp đó được phân chia đến các phòng hay các bộ phận thiết bị khác trong nhà.
Đi dây điện nổi bạn có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà đã hoàn thiện.
Rất nhiều trường hợp chủ nhà phải quyết định đi dây điện nổi, có thể kể ra như:
Phương pháp đi dây điện nổi rất đơn giản nhưng với cách thi công này sẻ có một số ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Nhược điểm
Để thực hiện việc lắp đặt điện nổi an toàn, đẹp và đúng kĩ thuật thì bạn cần đáp ứng 5 nguyên tắc sau đây:
Ống đi dây điện nổi là vật bảo vệ bên ngoài của dây điện. Đây là loại vật dụng chính để có thế trang trí và cũng như có thể thể hiện cá tính của chủ nhân. Mặc dù vậy chúng vẫn phải đảm bảo được độ an toàn và bền bỉ với môi trường.
Cũng như có thể hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến dây điện phía trong. Chọn lựa được loại ống đẹp cũng là một cách làm giúp cho chúng ta có thể tăng tính thẩm mĩ cho không gian nhà. Có rất nhiều các loại ống dùng để luồn dây. Và nó được sản xuất từ các loại vật liệu khác nhau. Dưới đây là một số loại ống thông dụng mà bạn có thể tham khảo và có thể áp dụng cho ngôi nhà của mình.
Ống đi dây điện nổi vuông
Mẫu ống đi dây điện nổi hình vuông được sản xuất từ nhựa. Và sử dụng khá nhiều trong các công trình nhà ở. Ống vuông có cái nhìn khỏe khoắn sau khi ốp lên tường. Loại ống này có thiết kế nắp đậy rất tiện lợi.
Nó có thể dễ dàng vận chuyển hay tiến hành sửa chữa, thay thế. Việc thêm mới hệ thống dây dẫn điện trong tương lai cũng khá đơn giản.
Vì làm từ nhựa nên ống đi dây điện nổi vuông có đặc điểm cách điện tốt. Chống chịu lực được va đập nhẹ, chống ẩm mốc và ăn mòn. Cách đi dây điện nổi trong nhà bằng ống nhựa vuông sẽ giúp kháng được tia cực tím. Tuy nhiên loại ống này có nhược điểm là khả năng chống cháy kém.
Trong các công trình nhà ở nông thôn, hoặc nhà cấp 4 có chi phí xây dựng không lớn thường sử dụng loại ống này. Do giá thành rẻ và việc đi dây điện nổi trong nhà diễn ra khá thuận tiện, không yêu cầu kỹ thuật cao.
Ống đi dây điện nổi tròn (ống ruột gà)
Ống nhựa tròn hay còn gọi là ống ruột gà bởi vì loại ống này có hình dạng giống ruột gà. Nó được sản xuất bằng nhựa khối lượng nhẹ PVC. Chính vì vậy chúng cho độ đàn hồi tốt. Với thiết kế các nếp gấp tròn đan vào nhau liên tiếp.
Cách đi dây điện nổi trong nhà bằng ống nhựa ruột gà. Nó có ưu điểm là không tốn nhiều sức. Có thể dễ vận chuyển và mang vác với số lượng lớn. Thiết kế dạng tròn cũng như không làm tổn hại quá nhiều đến bề mặt tường hay trần nhà.
Sau thời gian dài sử dụng không bị méo mó. Mặt ống có nó khi uốn cong sẽ tiết kiệm nhiều diện tích. Có thể uốn cong ống dễ dàng tùy theo từng vị trí lắp đặt.
Việc uốn cong ống tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công. Giúp tăng tính tương thích và đáp ứng với nhiều vị trí khó. Cắt giảm được nhiều chi phí cho phụ kiện hỗ trợ. Tiết kiệm được tương đối thời gian thi công.
Ống nhựa ruột gà cũng có ưu điểm tương tự ống vuông. Đó là khả năng chống va đập tốt, cách điện tuyệt đối, chống ăn mòn và ẩm mốc.
Và chúng cũng ít bám bụi hơn ống vuông. Chúng được ứng dụng rất phổ biến trong thiết kế đi dây điện nổi trong nhà nhỏ nhẹ. Đặc biệt phù hợp ở những địa hình khó khăn, gấp khúc gập ghềnh hoặc nhiều tầng.
Ống đi dây điện bằng thép
Ống thép được sản xuất hoàn toàn từ thép. Loại ống này với hình dạng các cuộn xếp theo vòng. Thiết kế này nó cũng tương tự như đối với ống nhựa ruột gà. Chính do đó mà nó có độ đàn hồi khá tốt. Và có thể bảo vệ hoàn hảo cho dây điện bên trong.
Mang tới đầy đủ các đặc tính cách nhiệt, cách điện và chống chịu va đập. Loại ống này khắc phục được nhược điểm chống cháy kém của những chiếc ống nhựa.
Tuy nhiên nó lại dễ bị han gỉ nếu ở trong điều kiện thời tiết ẩm mốc lâu ngày. Do vậy người ta có thể bọc thêm một lớp nhựa mỏng cho loại ống này để nó có thể đỡ han gỉ.
Loại ống điện này nên ưu tiên sử dụng trong các công trình nhà ở kín. Nhà xưởng có mái che, thời tiết khô ráo. Hoặc những nơi địa hình đồi núi mà những loại ống thép cứng khó có thể lắp đặt. Ống thép ruột gà luồn dây điện có thể kết hợp với các phụ kiện đầu nối, hộp công tắc, tủ điện,…
Đi dây điện trong nhà âm tường
Đi dây điện âm tường – âm sàn là phương pháp sử dụng các ống luồn dây điện và các phụ kiện để thiết kế mạng điện chìm chạy bên trong tường hoặc dưới nền nhà, dưới lòng đất, lòng bê tông.Đây là một phương pháp thi công đường điện rất phổ biến hiện nay. Bởi nó không chỉ tạo sự an toàn cho người sử dụng mà còn đem lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình hiện đại.
Ưu điểm
Nhược điểm
Khi thiết kế hệ thống dây điện ngầm sẽ phức tạp nên chi phí mà bạn phải bỏ ra sẽ tăng thêm. Bởi trước khi xây dựng bạn cần phải có một sơ đồ lắp đặt được thiết kế tỉ mỉ. Và đường dây phải thật sự tốt để hạn chế sự cố hỏng hóc. Khi có sự cố bạn phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm được đoạn bị hỏng và muốn sửa phải đục khoét tường.
Đi dây điện âm tường đà sàn
Cách đi dây điện âm tường đa sàn không có gì khó khăn. Chúng ta chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn cách đi dây điện trong nhà âm tường đa sàn là có thể đi được một cách dễ dàng. Mà không phải nhờ đến sự trợ giúp của thợ.
Bước 1: Xác định vị trí các thiết bị trong nhà
Bất kể là ai có kinh nghiệm hay chưa thì điều đầu tiên là phải xác định được vị trí đặt các thiết bị điện sử dụng trong nhà. Điều này được thể hiện rõ hơn trong bản thiết kế điện. Điều này sẽ giúp cho việc bố trí các ổ cắm điện âm tường rõ ràng.
Để tránh những rủi ỏ, trường hợp xấu nhất xảy ra chúng tôi khuyên bạn nên tuân thủ theo nguyên tắc vàng là: “Thiết kế trên cao”.
Bởi ở các khu vực thường xuyên phải hứng chịu bão lũ, một câu dao tổng được lắp đặt cao hơn với mực nước cao nhất có thể tới. Ngoài ra, tất cả các mối nối dây điện cũng cần nối ở trên cao để tránh bị ngập bão.
Với những ngôi nhà có sự thiết kế riêng của các kỹ sư thì bạn chỉ cần làm theo hồ sơ thiết kế. Bạn cần giữ bản vẽ đi dây điện âm tường để có thể biết được chính xác các vị trí lắp đặt để có thể xem xét lại khi xảy ra các sự cố không mong muốn.
Bước 2: Kỹ thuật lắp điện đi âm tường chuẩn
Tạo rãnh tường
Sau khi đã nắm rõ bản vẽ hệ thống điện trong nhà bạn sẽ dùng phấn hoặc bút để có thể vẽ lên tường các đường đi của dây điện đã có trong bản thiết kế. Đây là khâu khá quan trọng. Nhờ nó mà sẽ tạo sự rõ ràng, tránh những nhầm lẫn không đáng có.
Tiếp theo đó bạn hãy làm sao dùng máy cắt, cắt thành từng rãnh theo các đường vừa vẽ. Độ sâu rộng thì tùy theo yêu cầu cũng như mong muốn của bạn, muốn hoàn hảo hơn bạn hãy gọi chính chủ nhà xem xét về điều đó.
Đi đường ống
Trước hết, bạn phải chọn lựa các loại đường ống phù hợp. Chất lượng tùy thuộc vào nhu cầu cũng như chi phí bỏ ra. Các ống dây được đưa vào rãnh và cố định bằng dây kẽm để cho các dây cố định. Và các bạn nhớ thực hiện đúng các hướng dẫn cách đi dây điện trong nhà âm tường đa sàn ở những bước trên.
Luồn dây
Bạn có thể luồn dây điện vào ống trước khi hoàn thiện hoặc sau khi hoàn thiện. Tuy nhiên việc luồn dây trước khi thi công được các kiến trúc sư khuyến khích hơn.
Hoàn thành
Sau khi dây điện được luồn kỹ càng theo đúng nguyên tắc cũng là lúc hoàn thành toàn bộ việc đi dây điện âm tường. Tiếp theo đó tiến hành công đoạn xây tô hồ để hoàn thiện. Đảm bảo thẩm mỹ, an toàn.
Như vậy là chúng ta đã hòa thành hướng dẫn cách đi dây điện trong nhà âm tường. Các bạn chỉ cần thực hiện được hết các bước đó là có thể thực hiện được cách đi điện âm tường mổh cách nhanh chóng và đơn giản.