Kiến trúc Gothic - Cổ điển và độc đáo

Gothic là 1 trong những thuật ngữ xuất hiện lâu đời mà sau này đến thời kì Phục Hưng mới phát triển mạnh. Theo đó là sự xuất hiện của phong cách thiết kế kiến trúc Gothic. Kiến trúc Gothic – một trong những phong cách quái dị và man rợ được sử dụng phổ biến ở nhà thờ, thánh đường. Hãy cùng Thành Phát tìm hiểu về phong cách và các đặc trưng vốn có của nó nhé. 

Khái niệm kiến trúc Gothic

Kiến trúc Gothic (hay Gothique, Gô-tích) ra đời sau thời kì kiến trúc Romanesque. Khoảng năm 1200, người châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Gothic. Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung cổ này là trong khi kiến trúc Romanesque theo kiểu vòm cong tròn thi kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn. Kiến trúc Gothic có cửa sổ nhiều hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn kiến trúc Romanesque.

Kiến trúc Gothic (hay francigenum opus) là một phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu và thịnh hành cho đến tận cuối thế kỷ 16.

Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân dụng. Nhiều mẫu kiến trúc nhà thờ còn lại đến ngày nay mà trong số chúng, ngay những công trình nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng phần vì không có hai công trình kiến trúc Gothic nào lại giống hệt nhau. Rất nhiều những công trình lớn là những kiệt tác kiến trúc vô giá được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Thời kỳ phục hưng của kiến trúc Gothic bắt đầu từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp Châu Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và các trường đại học cho đến tận thế kỷ 20.

( Theo Wikipedia)

Đặc điểm của kiến trúc Gothic

Nhà thờ Gothic có chiều cao lớn từ 38-42m, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12m. 

Mặt đứng phía Tây (mặt chính) của kiến trúc nhà thờ Gothic tuân theo những chế định nhất định, từ dưới lên trên được chia làm ba phần (ba tầng): phần dưới cùng là cửa, thường có ba hốc cửa rất sâu (chiều sâu của hốc có thể chiếm hẳn một bước nhà), phần giữa ở chính giữa cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm như những bông hoa hồng, phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.

Kết cấu nhà thờ Gothic là một trong những sáng tạo đặc biệt nhất, tạo cho kiến trúc nhà thờ những ưu việt và vẻ đẹp đặc biệt, mà trước đó các hệ thống kết cấu, kể cả những nền kiến trúc phát triển cao như La Mã cổ đại, chưa đạt được.

Hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic là một hệ thống không gian lớn, dùng khung chịu lực, tách biệt rõ rệt giữa kết cấu chịu lực và kết cấu ngăn cách, với những thành phần chính tính từ đổ mái xuống là: vòm mái hình múi có sống, cuộn nhọn, cột và cuộn bay. Hệ thống đã tạo cho kiến trúc những không gian mệnh mông, khoáng đạt và một khung cảnh nội thất nhẹ nhàng, tràn ngập ánh sáng.

Trong các công trình kiến trúc Gothic, khi xây dựng vòm mái bằng hình chữ nhật, thông thường người ta gặp mái cong hai chiều rất phức tạp, như vậy khi mặt chiếu bằng của nó là hình chữ nhật, chiều cao của cuốn vẫn bằng nhau, nên xử lý kiến trúc vòm có múi đơn giản hơn rất nhiều.

Hệ thống kết cấu của vòm Gothic không còn có một gắn bó nào với kết cấu của kiến trúc La Mã cổ đại, tính chất cách tân của kiến trúc Gothic có được là nhờ những cuộn nhọn (đến từ kiến trúc phía Đông, mái vòm có bốn cuộn nhọn có múi đỡ).

Vòm mái hình múi có sống trong kiến trúc mái nhà thờ Gothic chia ra làm các loại: vòm có sống bốn múi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật, vòm có sống sáu múi có hình chiếu hình chữ nhật, vòm có nhiều sống và nhiều múi, vòm có sống bốn mũi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật, vòm có sống sáu mũi có hình chiếu hình chữ nhật, vòm có nhiều sống và nhiều múi hình sao có mặt chiếu hình chữ nhật (loại vòm mái phức tạp này là sản phẩm của kiến trúc Gothic hậu kỳ), bốn chân vòm của kiến trúc truyền tải xuống cột và một phần của tải trọng xuống cuốn bay.

Cuốn bay là một thành phần quan trọng của hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic, chia xẻ với cột tải trọng của vòm, làm giảm tiết diện của cột kiến cho công trình có thể mở cửa sổ lớn được và làm cho đường nét kiến trúc thêm thanh thoát.

Một số công trình kiến trúc Gothic tiêu biều ở Việt Nam

Trong thời kỳ Pháp thuộc, kiến trúc phương Tây đã du nhập vào Việt Nam khá nhiều trong đó kiểu kiến trúc Gothic tạo nên nhiều dấu ấn tại nước ta. Đặc biệt là những nhà thờ cổ mang nhiều nét kiến trúc này, đây được xem là những địa điểm du lịch ấn tượng cho đến ngày nay.

Nhà thờ Đức Bà TP Hồ Chí Minh

Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên

Nhà thờ Đá SaPa

Nhà thờ Buôn Hồ Đắc Lắc

Nhà thờ Phú Nhai Nam Định

Phong cách kiến trúc Gothic trong thiết kế thi công nội thất

Phong cách Gothic thường mang bề ngoài ma quái ẩn chứa bên trong là những cảm xúc u uất, lãng mạn hoài niệm nhưng thu hút người khác bởi chính vẻ đẹp hơi dị thường đó. Hay đơn giản có thể hiểu phong cách Gothic mô tả cái đẹp theo cách mà có thể khiến cho ta sợ hãi. Phong cách kiến trúc Gothic cũng không ngoại lệ. 

 

Nội thất phong cách Gothic

Nội thất mang tính nặng nề, làm từ gỗ như gỗ óc chó, gỗ sồi hay gỗ gõ đỏ. Những chiếc tủ, ghế hay bàn thường có dạng đường vòm. Chân của chúng thường có dạng xoắn ốc. Các chất liệu được sử dụng cũng là vải thô, mang màu tối huyền bí .Đồ nội thất sẽ được thiết kế đường vòm, chân của các đồ nội thất được tạo hình xoắn ốc.

.

Ngoài ra, trong không gian kiến trúc thường có rèm cửa, ga trải giường, gối, kết hợp ăn ý với họa tiết trên những bức tượng mà không hề có chút chói mắt. Trong đó vải ren thường được lựa chọn làm rèm để tăng sự huyền bí chi căn phòng.

Màu sắc phong cách Gothic

Màu sắc thường sử dụng đa màu với tông màu tối là chủ yếu. Có thể dùng các màu như tím, hồng ngọc, đen, xanh đậm, vàng nâu,… Tất cả những màu sắc tối lạnh và trung tính sẽ góp phần thể hiện những nét đẹp mê hoặc cũng như vô cùng uyển chuyển của căn phòng.

Bên cạnh đó, phong cách Gothic không cần quá nhiều ánh sáng. Thường sử dụng tông màu gỗ được sơn tối, cùng với những nội thất gỗ tạo nên vài mảng không gian sáng và tối khá ấn tượng.

Vật trang trí phong cách Gothic

Đồ vật trang trí trong Gothic đặc biệt đa dạng, từ sắt, kim loại, gỗ hoặc đá. Từ những đồ vật như gốm, đồ gỗ chạm khắc, hoặc đèn bằng sắt rèn đến tranh ảnh, gương hay mẫu điêu khắc (đầu nai, sư tử,…) được cài khung mạ vàng làm ta nhớ tới căn phòng của những nhân vật phản diện trong những bộ phim của Disney.

Ứng dụng phong cách thiết kế nội thất Gothic vào thực tế

Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, phong cách Gothic đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi giới thượng lưu. Phong cách này sở hữu những đặc trưng cùng tính chất huyền bí, sang trọng nên khá kén chọn từ không gian đến chi phí thi công, thiết kế.

Các loại công trình có thể áp dụng phong cách Gothic thường là những mẫu căn hộ chung cư, biệt thự cao cấp có diện tích lớn. Bên cạnh đó, sự phức tạp cao trong thiết kế cũng như yêu cầu kỹ thuật thi công cao, có sự chỉn chu đến từng chi tiết trong tổng thể không gian.Vì thế thiết kế nội thất phong cách Gothic sẽ phải tốn khá nhiều chi phí.

Phong cách nội thất Gothic là nét đẹp huyền bí, xa hoa dành cho những căn nhà có diện tích lớn. Nếu bạn chưa tìm cho mình được phong cách thiết kế nội thất mình yêu thích, hãy liên hệ với chúng tôi để có được tư vấn tận tình cho bạn.

 

0979.603.425