Lợi ích và cách xây dựng nhà mái thái

Những mẫu nhà mái thái ngày càng được nhiều gia đình Việt yêu thích hiện nay. Nó không chỉ đẹp về tính thẩm mỹ mà còn tối ưu được công năng sử dụng. Thế nhưng có nhiều người vẫn chưa biết nhà mái thái là gì hay đặc điểm nhà mái thái ra sao? tại sao gọi là nhà mái thái? Nếu bạn còn thắc mắc hãy xem bài viết sau đây nhé.

1.  Nhà mái thái là gì?

Tương tự như cái tên gọi của nó, khái niệm nhà mái thái xuất phát từ Thái Lan du nhập sang nước ta. Là nhà kiểu kiến theo phong cách cấu trúc thấp tầng, là 1 trệt 1 tầng. Các bộ phận cấu tạo mái thái gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đầu. Tất cả các bộ phận đều được thiết kế theo nét kiến trúc Thái.

2. Đặc điểm nổi bật của mái thái là gì?

Mái có dạng ngói và được xếp chồng lên nhau, dốc. Nhà theo mẫu này thường được thiết kế kiến trúc cầu kì và chi phí cao hơn những mẫu nhà khác.

Những kiểu nhà mái thái được người sử dụng lựa chọn nhiều nhất đó là: nhà cấp 4 mái thái (nhà 1 tầng mái thái), nhà mái thái 2, 3 đến 4 tầng và nhà biệt thự mái thái cao cấp.

3. Ưu điểm - lợi ích khi xây nhà nhà mái thái

Thiết kế nhà mái thái được điểm cộng là không yêu cầu diện tích quá rộng hay hẹp gì. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà nhà mái thái trở nên phổ biến hơn ở nông thôn và thành thị.

Điểm ưu việt của nhà mái thái hơn những kiểu kiến trúc nhà khác ở chỗ:

  • Về công năng nhà mái thái

Nhà mái thái có tính năng tản nhiệt chống nóng, do có độ dốc vừa phải nên khi có nước mưa rơi xuống nhanh chóng thoát nước tự nhiên, không bị ứ đọng trên mái. Đồng thời, nó cũng bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột, ngấm nước. Gia tăng tuổi đời của phần mái nhà.

  • Về thiết kế nhà mái thái

Biệt thự mái thái có nhiều kiểu dáng cách điệu phù hợp với nhiều công trình kiến trúc khác nhau, chất liệu đa dạng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Hiện nay, các kiến trúc sư ngày càng cập nhật và liên tục thay đổi để tạo ra những mẫu thiết kế mái thái hiện đại. Không còn đơn điệu và giữ nguyên một phong cách như trước. Màu sắc cũng thay đổi đa dạng và linh hoạt hơn. Phù hợp với nhiều không gian, tính thẩm mỹ, sự mới lạ, mang đến sự độc đáo cho công trình hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà dù là thiết kế biệt thự hiện đại thì người ta vẫn rất thích sử dụng mái thái cách điệu hoặc kết hợp với mái thái truyền thống.

Chất liệu làm mái thái cũng rất đa dạng. Hiện nay, có nhiều loại gạch không nung nhiều kích thước, màu sắc khác nhau. Tuổi đời của dòng sản phẩm không nung này tương đối cao, độ bền tốt hơn. Ngoài ra có thể dùng dán ngói để tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho công trình.

  • Về tính thẩm mỹ

Với kiến trúc thiết kế nhà mái thái sẽ giúp ngôi nhà tôn vinh lên vẻ đẹp thanh thoát, cao ráo của ngôi nhà.

Sự kết hợp giữa những mẫu nhà phố hiện đại khoẻ khoắn vuông vức với mái thái sẽ tạo ra mẫu nhà nhịp nhàng mềm mại hơn.

Dường như hai dáng vẻ dối ngược nhau trong kiến trúc. Thế nhưng khi được kết hợp với nhau nó sẽ bổ sung cho nhau. Nó sẽ tạo nên khối kiến trúc hoàn hảo. Điều đó sẽ thu hút được người đối diện với kiến trúc tự nhiên này.

  • Về phong thủy

Các chuyên gia phong thủy luôn đánh giá rất tốt về nhà mái thái. Với dạng hình chóp và có độ dốc tương đối.

Xét theo quan niệm phong thủy, mái thái sẽ giúp gia chủ tránh được hiện tượng tích tụ hung khí. Những hung khí này sẽ ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển vượng khí trong nhà. Từ đó đem lại may mắn tốt lành cho gia chủ.

4. Điểm hạn chế của nhà mái thái

Ngoài những điểm nổi bật mà hình thức nhà mái thái đưa lại. Thì bên cạnh đó loại nhà này vẫn có những hạn chế nhất định khi thi công. Vậy hạn chế của nhà mái thái là gì?

Nhà mái thái được thi công tỉ mỉ, chi tiết. Sau một thời gian sử dụng bạn cần thi công mái thái lại. Việc này khá khó khăn và mất khá nhiều thời gian bởi nhà mái Thái có nhiều chi tiết tỉ mỉ.

Chi phí xây dựng nhà mái thái thường cao hơn bình thường. Lí do nhà mái thái đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao.

Do đó một ngôi nhà mái thái 2 tầng có thể ngang bằng với khi xây dụng ngôi nhà 3 tầng mẫu nhà bình thường khác.

4. Những lưu ý bạn cần biết khi lợp ngói nhà mái thái

Trước khi thi công lợp ngói mái thái bạn nên đo đạc và tính toán thật chuẩn trước khi thi công. Độ dốc đẹp nhất cho kiểu nhà này tầm 30 độ, chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m.

Với những nhà mái có độ dốc 45 độ có thể lựa chọn mái ngói có đội xuôi từ 10 cho đến 15m. Tốt nhất bạn nên lợp một hàng dưới thật chuẩn sau đó lợp dần lên trên.

Để lợp ngói chuẩn bạn lợp từ phải sang trái và từ dưới lên trên. Chú ý khoảng cách của các ngói đều vừa đủ. Không được khít quá hay cách xa quá.

Trong quá trình lợp ngói nên cẩn thận khi bước trên ngói. Nhằm tránh vỡ ngói và mất an toàn cho người lợp.

Sau khi lợp xong thì nên vệ sinh cho mái. Lấy khăn lau chùi mái khi đã hoàn thành xong.  Để mái thái được đẹp cũng như bảo vệ tốt cho mái bạn có thể dùng sơn quét cho mái nhé.

5. Cách lợp mái thái đúng chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết để làm mái. Nhớ rằng độ dốc lý tưởng nhất là từ 30- 35 độ.

Bước 2: Xác định khoảng cách các mè:

  • Hàng mè đầu tiên: 34,5cm
  • Hai hàng mè ở đỉnh mái: 4-6cm
  • Các thanh mè ở giữa: Chia đều trong khoảng từ 32-34cm và không nên vượt quá 34cm.
  • Cần phải lưu ý đến mặt phẳng mái: Mái cần phải vuông góc với nhà và độ chênh lệch giữa các thanh mè trên một mặt phẳng mái phải nhỏ hoặc lớn hơn 5mm.
  • Ảnh minh họa nhà mái thái

Bước 3: Tiến hành lợp ngói theo trình tự:

  • Lợp ngói chính chữ công trước, xen kẽ theo kiểu lợp ngói âm dương.
  • Lợp từ phải trang trái, viên ngói đầu tiên cách 3cm từ mép ngoài tấm ván hông.
  • Các viên ngói áp sát với nhau và 10 viên ngói thì dùng dây căng dọc theo mái để đảm bảo các viên ngói được lợp thẳng hàng.
  • Dùng vít thép 6cm để cố định viên ngói vào thanh mè, tối thiểu cách 1 hàng để ngói được chắc chắn.

Bước 4: Lợp ngói rìa, ngói nóc theo các bước sau đây

  • Đầu tiên, 1 cạnh ngói rìa phải ốp sát vào tấm ván hông hoặc sắt hộp 3×6 cm. Cạnh còn lại lắp ôm sát vào sóng dương ngói chính. Đầu trên ngói rìa sát với đuôi các hàng ngói lợp bên trên.
  • Dùng sắt hộp 3x6m bằng 2 vít thép 6m để cố định ngói rìa vào tấm ván hông được chắc chắn, đảm bảo rằng khi mưa to gió lớn đến cỡ nào thì mái sẽ không bị bung, bay.
  • Lắp đặt ngói nóc bằng hệ thống tấm lợp thay vữa CPAC Monier hoặc sử dụng vữa dẻo khô để liên lết các mảnh ngói với nhau.
  • Mạch hồ vữa phải đều và cao khoảng 2,5cm tính từ sóng dương ngói chính. Khi sơn thì chỉ sơn lại các mặt hồ, vết cắt để sao cho hòa quyện vào màu ngói, tuyệt đối không được sơn lại màu ngói sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của ngói. Chưa kể đến việc nếu không cẩn thận sơn không đều tay sẽ gây mất thẩm mỹ.
  • Lắp đặt ngói nóc thẳng hàng, ghép sát với nhau. Trong quá chính ghép nhớ thực hiện thật cẩn thận để đảm bảo không có viên ngói nào bị vỡ, bục để tránh hiện tượng nhà sẽ bị “dột” mỗi khi trời mưa to.

6. Những đặc điểm nổi bật của từng kiểu nhà mái thái

  • Nhà mái thái cấp 4

Với mẫu nhà mái thái cấp 4 thì thường sẽ có diện tích sàn khoảng 1000m2 đổ xuống và có dưới 3 tầng.

Với những nhà mái thái cấp 4 đẹp bạn sẽ bắt gặp nhiều tại khu vực nông thôn. Vì chi phí xây và thiết kế nhà cấp 4 mái thái khá là thấp so với kiểu khác. Phù hợp với điều kiện của những gia đình có nguồn thu nhập vừa phải.

Điểm tiếp theo được yêu thích đối với kiểu nhà này chính đó là thời gian xây dựng rất là ngắn. Bạn có thể nhanh chóng hoàn thành và không đòi hỏi kỹ thuật cao.

  • Nhà mái thái 2 tầng trở lên

Thường thì nhà mái thái 2 tầng sẽ phù hợp cho người sống trên thành phố.

Mẫu nhà mái thái hiện đại cao cấp 2, 3... tầng được đánh giá phù hợp với những gia đình sống ở thành phố và có diện tích đất hẹp.

Đảm bảo rằng bạn sẽ được sở hữu một căn hộ nổi bật, sang trọng khi lựa chọn kiểu nhà mái thái này.

Với những căn nhà mái thái có 2 tới 3 tầng trở lên đòi hỏi kỹ thuật thi công cầu kỳ hơn. Thời gian thi công lâu dài hơn.

 

0979.603.425