Nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh

Với diện tích hạn chế, làm sao để thiết kế nhà vệ sinh đáp ứng công năng và thẩm mỹ là điều mà các kiến trúc sư vô cùng quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về quy trình thiết kế chuyên nghiệp và khoa học để tạo nên một không gian lý tưởng. Đừng bỏ lỡ!

1. Dự toán kinh phí thiết kế nhà vệ sinh

Việc đầu tiên và cũng là nguyên tắc quan trọng khi thiết kế bất kỳ không gian nào chính là dự trì kinh phí. Nguồn lực tài chính sẽ quyết định quy mô và tính cầu kỳ, tiện nghi của không gian. Đối với khu vực phòng tắm, dù chiếm diện tích nhỏ nhưng để đảm bảo công năng thì bạn cũng cần chuẩn bị một khoản tiền không nhỏ.

Chi phí cho việc thiết kế nhà vệ sinh được xác định dựa trên nhiều yếu tố. Cơ bản nhất phải kể đến chính là chi phí mua sắm vật liệu, thiết bị nội thất. Tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình mà nội thất WC có thể rơi vào khoảng từ chục triệu tới hàng trăm triệu.

Ngoài ra, chi phí thuê kiến trúc sư, thi công và trang trí cũng chiếm một phần. Bạn có thể cân nhắc dựa vào các điều kiện về tài chính cũng như nhu cầu của gia đình để xác định phù hợp. Thông thường, các đơn vị thiết kế có thể tư vấn với từng mức chi phí cụ thể cho gia đình. NaDu khuyên bạn tìm đến các đơn vị uy tín để có được không gian đảm bảo khoa học và thẩm mỹ nhất.

2. Lựa chọn vật liệu thiết kế nhà vệ sinh

WC là nơi chịu tác động trực tiếp của độ ẩm và nhiệt độ. Ngoài ra, các chất tẩy rửa cũng sẽ tác động một phần nào đó lên vật liệu tường, sàn. Bởi vậy, bạn nên chọn các chất liệu có khả năng chống thấm nước và chất tẩy rửa tốt. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa ẩm mốc và nâng cao tuổi thọ cho nhà tắm.

Chất liệu được sử dụng phổ biến có thể kể đến là đá granit hoặc đá hoa thông dụng. Loại đá này phổ biến ở Việt Nam và có giá thành phù hợp nên thường được các hộ gia đình lựa chọn.

Chất liệu kính cường lực thường được sử dụng để làm vách ngăn, phân khu phòng vệ sinh. Việc phân chia không gian cũng giúp mọi người sử dụng thuận tiện hơn. Thiết kế phòng tắm và phòng vệ sinh riêng biệt là một ý tưởng không tồi giúp phòng tắm trở nên tiện nghi nhất.

3. Bố trí ánh sáng và thông gió

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong việc thiết kế toilet đảm bảo công năng. Điều này thường bị lầm tưởng rằng không thiết yếu và ít được quan tâm. Tuy nhiên, nếu ánh sáng không đảm bảo thì mọi người sẽ cảm thấy bất tiện trong việc sinh hoạt. Tâm lý cũng sẽ khó chịu, không thoải mái.

Nếu có điều kiện về không gian, bạn có thể bố trí cửa sổ cho phòng vệ sinh. Lưu ý sử dụng rèm che hoặc cửa kính 1 chiều để tăng tính riêng tư. Với những không gian hạn chế về diện tích khiến nhà vệ sinh trở thành khu vực kín, bạn có thể bố trí đèn chiếu sáng, đèn led. Ánh sáng ảnh hưởng tới tinh thần của con người. Đèn led không chỉ giúp bạn sinh hoạt thuận tiện mà còn cảm thấy thư giãn hơn.

Song song với ánh sáng thì thông gió cũng luôn được quan tâm hàng đầu. Bạn nên lắp đặt quạt thông gió cho phòng tắm của mình. Các thiết kế hiện đại sẽ giúp cho không gian này thông thoáng hơn. Từ đó, giúp nội thất tránh bị đọng nước trong thời gian dài gây mùi và ẩm mốc.

4. Bố trí nội thất nhà vệ sinh

Mọi món đồ nội thất cần được bố trí khoa học để việc sử dụng thuận tiện nhất. Bồn cầu và bồn tắm thường được chọn theo nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Các sản phẩm có chiều cao tương tự với nhau và được lắp đặt trực tiếp lên sàn nhà. Còn với lavabo, bạn nên tuân thủ nguyên tắc chiều cao từ 80-85cm. Đây là khoảng cách cơ bản tránh bắn nước từ bồn tắm lên thành bồn rửa mặt. Và chiều cao này cũng phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Nếu như nhà có trẻ nhỏ bạn có thể sử dụng một chiếc ghế con để trẻ đứng lên mỗi khi sử dụng lavabo.

Bồn rửa mặt thường được bố trí gần cửa đi vào nhất. Bạn nên tránh đặt bồn quá sát cửa hoặc quá sâu trong phòng. Nên có một khoảng cách nhất định để việc đóng mở cửa dễ dàng.

Phân khu cho phòng tắm rất quan trọng để đảm bảo tính tiện nghi. Khu vực khô (rửa và vệ sinh) thường gần vị trí cửa hơn để mọi người dễ dàng sử dụng. Khu vực ướt (tắm) thường được bố trí ở vị trí trong cùng hoặc xa cửa ra vào.

Một trong những cách hữu ích để chống tràn là làm sàn âm và sử dụng vách ngăn khu vực ướt trong nhà tắm. Điều này đảm bảo cho các không gian xung quanh trong nhà. Nước đọng sẽ làm ảnh hưởng tới sàn nhà và các món đồ nội thất khác.

5. Đảm bảo yếu tố phong thủy

Nhà vệ sinh cũng cần đảm bảo yếu tố phong thuỷ. Phong thuỷ phòng tắm giúp gia chủ gặp may mắn và hoá giải những tai ương có thể xuất hiện trong cuôc sống. Vậy, bạn nên bố trí toilet như sau để đảm bảo phong thuỷ:

Không đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà bởi đây là khu vực có nhiều uế khí, không sạch sẽ.
Không nên bố trí WC quá gần với bếp nấu vì thuỷ khắc hoả.
Tránh đặt cửa nhà tắm đối diện với cửa phòng ngủ, phòng thờ.
Chọn hướng phòng tắm hợp tuổi và mệnh của gia chủ để mọi điều hanh thông.
Giữ vệ sinh cho phòng tắm hằng ngày để tránh nấm mốc sinh sôi và vi khuẩn tích tụ, gây hại tới sức khoẻ mọi người.

 

 

 

0979.603.425