Nhà sàn là gì?

Nhà sàn là gì là thắc mắc của nhiều người, nhà sàn là một kiểu nhà được xây dựng trên những cột phía trên mặt đất hoặc mặt nước. ... Đây  những vật liệu đơn sơ nhưng kiến trúc nhà sàn được thiết kế với sự vững chãi nhờ sự hợp lý trong tỉ lệ kết cấu của khung gỗ.

Nhà sàn là gì

Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che, dùng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác. Mặt sàn được xây cất bằng tre gỗ, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi và một số nông cụ, nơi nuôi thả gia súc hoặc bỏ trống. Nhà sàn tồn tại ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Loại hình kiến trúc này xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới, rất thích hợp với những nơi cư trú có địa hình phức tạp như ở lưng chừng núi hay ven sông, suối, đầm lầy. Nhà sàn vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ để giải quyết mặt bằng sinh hoạt, vừa giữ được vệ sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa phòng ngừa được thú dữ và các loại côn trùng, bò sát có nọc độc thường xuyên gây hại. Nhà sàn của các dân tộc Mường, Thái và một số dân tộc ở Tây Nguyên đạt trình độ cao về kĩ thuật và thẩm mĩ.

 Nhà sàn dân tộc Tày và Nùng ở Tây Bắc thường được làm tựa lưng vào đồi, mặt hướng ra đồng ruộng, thiên nhiên. Bởi người Tày và người Nùng quy định rằng mỏm nui hình mũi tên hướng vào trong nhà sẽ dễ làm cho người trong nhà tai nạn, thương vong. Do đó nên kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày thường tựa lưng vào núi. Mặt bằng của nhà sàn thường có bề mặt ngang hẹp và lòng nhà sâu, trong nhà có từ 7 – 9 hàng cột.

 Nhà sàn Việt Nam của người dân tộc Tày được phân định rõ ràng với phần nhà ngoài bên phải là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách và là nơi ở của nam giới, nữ giới thường ở phía bên trái.

 Nhà sàn dân tộc Mường mang đặc điểm của người Việt và người Tày, Nùng, còn người Thái lại có kiểu nhà sàn riêng. Kiến trúc nhà sàn đẹp của người Thái được thiết kế hướng về một ngọn núi vút cao, cây cối xanh tươi thể hiện một sức sống mãnh liệt, bất diệt. Trong thiết kế nhà sàn của người Thái, phần trên là nơi thờ cúng tổ tiên và là nơi ngủ, nghỉ của các thành viên trong nhà, bởi thế nên khách lạ không bao giờ được đặt chân đến khu vực này. Phần dưới là nơi tiếp khách, nấu nướng, ăn uống và làm những công việc khác như dệt vải, quay sợi…

Nhà sàn Tây Nguyên

Hầu hết những nhà sàn tại Tây Nguyên đều được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của cả cộng đồng anh em trong bản, trong thôn. Nhà sàn chủ yếu được xây dựng từ những kiến trúc sư vai trần chân đất, vật liệu được sử dụng cấu thành lên nhà sàn đều là những vật liệu từ thiên nhiên như tre, nứa, lá tranh, dây mây,…

 Điều kiện tại Tây Nguyên nói riêng và những vùng cao nói chung không đầy đủ như những vùng đồng bằng, bởi thế trong việc thiết kế nhà ở, con người đã khéo léo tận dụng những đặc điểm của tự nhiên để tự biết cách bảo vệ mình. Việc sử dụng gỗ cho nhà sàn là một trong những sự sáng tạo của người dân vùng cao.

Tây Nguyên là một vùng đất tụ họp nhiều dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có một thiết kế nhà sàn đặc trưng riêng thể hiện được nét văn hóa của chính dân tộc đó. Đa phần những ngôi nhà sàn thường được thiết kế bằng gỗ là chính để tạo nên cảm giác thoáng mát vào mùa hè cũng như ấm áp vào mùa đông.

Một ngôi nhà sàn tại Tây Nguyên để có thể xây dựng đòi hỏi không ít thời gian cũng như nhân công. Nhà sàn Tây Nguyên được xây dựng bằng sự hỗ trợ của cả cộng đồng trong bản, trong thôn nên tốn tương đối nhiều công sức. Trong nhà sàn, thường sử dụng những vật liệu nguyên cây nguyên khối, không có dây đeo bám trên thân cây. Chiều rộng của cột trong nhà sàn thường rộng khoảng 30 – 40cm chỉ được đặt chồng lên nhau hoặc ghép lại vào nhau trùng khít để tạo thành một kết cấu vững chắc.

 Tại khu vực Tây Nguyên, để có thể khắc phục được mưa nắng thì người Tây Nguyên thường thiết kế nhà sàn theo hướng Bắc – Nam để đón được gió mát và không bị hắt nắng và buổi chiều. Ở Tây Nguyên, một gia đình thường sống nhiều thế hệ, bởi thế một nhà sàn ở Tây Nguyên thường được thiết kế từ 3 đến 7 gian nhà tùy theo số lượng thế hệ sinh sống. Chiều rộng của nhà thường khoảng 5.6 – 7m với chiều dài khoảng 3m/gian tùy thuộc vào số lượng gian nhà của mỗi gia đình.

 Trong nhà sàn của người Tây Nguyên, cầu thang thường được làm từ thân gỗ lớn với 7 bậc thang được đẽo bằng tay, bên trái có trạm hình mặt trăng khuyết và đôi bầu vú tượng trưng cho sự nuôi dưỡng. Bên phải cầu thang là hình con rùa tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu.

 Nhà sàn Tây Nguyên được tạo hình nghệ thuật trên những thân cột, xà ngang bằng những chạm khắc nổi, vẽ những hình ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, hình ảnh chim, voi, rùa, kỳ đà… tất cả những hình ảnh này đều thể hiện việc sùng bái thiên nhiên cũng như sự mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nhà sàn người Mường

Bao quanh những ngôi nhà sàn là bạt ngàn cây xanh của núi rừng Tây Bắc. Ngôi nhà được xây dựng trên một sườn đồi và trên sườn núi. Đây là phong tục của người Mường khi chọn nơi làm nhà theo tiêu chuẩn cả thế, hướng tụ linh khí của trời đất và vạn vật xung quanh để mang lại may mắn và sức khỏe cho mọi người sống trong nhà.
Người Mường chọn hướng nhà cẩn thận, bởi họ tin rằng xây nhà đúng hướng sẽ mang lại may mắn cho gia đình. Theo quan niệm của người Mường, làm nhà không nên làm nhà ngược hướng với những ngọn đồi.
Cách bài trí không gian sống của người Mường cũng rất đặc biệt. Một ngôi nhà sàn sẽ có cầu thang lẻ, bởi theo quan niệm của người Mường, không dùng số chắn để thiết kế bậc cầu thang vì đây là điều kiêng kỵ và không đem lại nhiều may mắn.
Nhà sàn dân tộc Mường thường sử dụng gỗ quý, tre nứa,… trong rừng tự nhiên để xây dựng.

Nhà sàn dân tộc Mường có rất nhiều cửa sổ nên luôn ấm về mùa đông và mát mẻ, thông thoáng vào mùa hè. Nhà sàn thường làm cột bằng gỗ và xà thường là loại cây tốt hàng trăm năm không mục nát như gỗ lim xanh, lái… 
Những chiếc cột được dựng lên đầu tiên được gọi là cột thiêng và là nơi đặt bàn thờ tổ tiên ngay sau cây cột, nên cột chính bao giờ cũng được dựng trước.
Cầu thang gỗ hình chữ nhật thường là những thân cây tròn được khoét thành bậc cầu thang là số lẻ 3, 5, 7, 9 bậc tùy theo chiều cao của ngôi nhà. Tín ngưỡng của người Mường coi số lẻ là con số may mắn.
Nhà sàn của người Mường có hai cầu thang, cầu thang chính ở bên phải và cầu thang thứ hai ở bên trái. Cầu thang chính dành cho khách đến thăm nhà, hoặc các sự kiện quan trọng của gia đình như đám ma, đám cưới,…
Bếp được coi là linh hồn của nhà sàn người Mường, không chỉ là nơi chuẩn bị bữa ăn, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính của gia đình và cộng đồng. Nhà bếp chính nằm bên trong gian dưới của nhà sàn, có cửa sổ và gần vại nước. 
Gian khách còn có bếp phụ chỉ dùng để đun, sấy và đun nước nóng pha trà. Ở gian bếp chính ở gian trong, người ta làm những giá đỡ cao, chắc chắn để phơi lương thực, thực phẩm như ngô, gạo, thịt trâu, bò… phục vụ cuộc sống ăn uống hàng ngày.

Nhà sàn người Thái

Theo lý giải của TS Lê Sĩ Giáo, chuyên ngành dân tộc học, trường ĐH KHXH& NV Hà Nội thì người Thái cư trú và dựng nhà ở các vùng thung lũng một phần bởi hoạt động kinh tế truyền thống của họ là canh tác lúa nước. Bên cạnh đó, nhà sàn của người Thái nằm ở thung lũng giúp tránh độ ẩm cao, côn trùng hay thú dữ. Nhà của người Thái bao giờ cũng dựng theo hình thái của núi, sông suối, cánh đồng nơi mình sinh sống, thường là lưng tựa núi, hướng nhìn ra thung lũng. Sở dĩ như vậy vì gió thường thổi dọc thung lũng, cho nên áp lực của gió lên ngôi nhà sẽ là bé nhất.

Để làm được những ngôi nhà sàn, người Thái phải chọn loại gỗ tốt làm khung nhà và mái tranh. Nhà sàn thường cách mặt đất khoảng 2 mét, sàn được lát bằng cây bương, nguyên liệu tre, hoặc gỗ. Điều đặc biệt của một ngôi nhà sàn truyền thống là nó không sử dụng những mảnh sắt nhỏ trong thiết kế xây dựng, mặc dù nó bao gồm các loại gỗ và cây có dóng… Tất cả là hệ thống buộc, chằng đều rất công phu và cầu kỳ bằng những thanh tre, giàn mây đan bằng vỏ cây quý trong rừng. 
Tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng ngôi nhà sàn rất chắc chắn, bền bỉ, chống chọi được mưa rừng quanh năm, gió núi và khí hậu ẩm ướt. Có ngôi nhà tồn tại lên tới hàng trăm năm tuổi.

Người Thái là một trong 54 dân tộc của Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở các vùng núi cao. Các cộng đồng người Thái cũng có khả năng sống trong các ngôi làng trên cao trong các thung lũng cao nguyên đá. Dân tộc Thái sống trên các đồi núi cao, khô ráo, tạo nên nếp sống đặc trưng của mình.Người Thái sinh sống trên núi cao tạo nên một kiểu kiến ​​trúc nhà lầu cao rất độc đáo. Ngôi nhà trên tầng cao thoáng mát, mộc mạc nhưng mỗi khi quây quần bên nhau lại cảm nhận được sự ấm cúng của gia đình.
Nhà sàn truyền thống là dạng nhà sàn cao, bằng gỗ, lợp tranh, 5-7 gian, cao khoảng 1,3-2,4m. Nhà có hai cầu thang, một cầu thang dành cho nam (7 bậc), dành cho nữ (9 bậc). Ngôi nhà có các chi tiết đặc trưng và tinh tế như đường Khau cút, hoa văn làm bằng tay và cửa sổ. 
Những ngôi nhà sàn dân tộc Thái đen có mái khum khum tạo hình toàn bộ ngôi nhà giống như những con rùa. Ngược lại với người Thái trắng thì nhà sàn có những mái phẳng. 
Nhận thấy sự phát triển và những thay đổi của cuộc sống và môi trường xung quanh, người Thái dần đã hình thành lối sống và xây dựng kiểu nhà ở giống như các dân tộc khác như Kinh, Mường. Nhưng một phần nào đó, họ vẫn giữ được nét mộc mạc và đậm bản sắc của dân tộc mình qua những ngôi nhà sàn truyền thống.

Nhà sàn người Tày

Rong ruổi khắp các tỉnh phía Tây Bắc, ta bắt gặp rất nhiều ngôi nhà sàn dân tộc Tày cũ ​​kỹ nhưng vẫn đứng vững. Có những ngôi nhà sàn được người dân thiết kế và ở từ rất lâu khoảng vài chục năm. 
Người dân cần chuẩn bị đầy đủ vật liệu trong tự nhiên phù hợp để thiết kế nhà sàn như: gỗ, lá cọ, ván… Bà con cần phải leo lên những ngọn núi cao sâu trong rừng và tìm kiếm những cây lâu năm tốt tươi. 
Tất cả ngôi nhà sàn đều được lợp bằng lá cọ, đây có lẽ là đặc điểm nổi bật của nhà sàn Tây Bắc. Mái lợp lá cọ khiến ngôi nhà trở nên mát mẻ và duyên dáng hơn, đậm sắc văn hóa dân tộc Tày. Mỗi ngôi nhà trên tầng cao cần hơn 1000 lá cọ để lợp mái.

Nhà sàn dân tộc Tày có đặc điểm riêng khác với kiến trúc của người Mường và Thái là chỉ có một chiếc cầu thang chung để đi lên xuống nhà. Đi hết tháng là cửa nhà, vào sâu trong nhà có các gian sinh hoạt, nấu nướng, sinh hoạt. Chính vì thế mà các vật liệu làm nhà đều được quay ngọn về phía cửa chính. Đặc điểm này cũng rất độc đáo trong văn hóa làm nhà sàn của người Tày.

Nhà sàn dân tộc Tày thường tồn tại 4 kiểu khác nhau:

  • Nhà Quan Ma: Loại nhà sàn thường có bốn gian với các cột trụ cắm sâu xuống đất, được thay đổi từ kiểu nhà lều để bảo vệ người và vật nuôi khỏi động vật hoang dã. 
  • Nhà Lều: Là kiểu nhà đơn giản và thô sơ nhất của người Tày.
  • Nhà Cai Tư: Một dạng biến thể của nhà Quan Ma, thường có 5 gian (3 gian chính và 2 gian bên trái). Cột nhà Cai Tư được đỡ bằng đá.
  • Nhà Con Thong: Kiểu nhà sàn phổ biến nhất của người Tày hiện nay. Nhà Con Thong có những đặc điểm nổi bật so với các loại hình nhà ở khác. Sử dụng 8 cột gỗ chính và 16 cột quân, nên có diện tích sử dụng lớn hơn nhiều so với nhà Cai Tư. Về thiết kế, nhà Con Thong có thêm hành lang chạy dọc theo tầng khiến ngôi nhà bên cạnh thêm chắc chắn, nhưng vẫn mang tính hình khối và thẩm mỹ cao.

Vật liệu làm nhà thường dùng trong kiến ​​trúc nhà ở của người Tày được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Từ cột nhà, ván, sàn nhà, cây cọ… người Tày cần phải trải qua quá trình khảo sát kỹ lưỡng, đi khắp rừng sâu, núi cao mới tìm được loại gỗ tốt về lâu dài để làm nhà sàn.

Nhà sàn phong cách hiện đại – Nhà sàn bê tông

Những nét sinh hoạt truyền thống hàng ngàn năm nay của các đồng bào dân tộc miền núi vẫn được truyền miệng qua câu nói: ” Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”. Nhà sàn được bà con nơi đây lựa chọn vừa để tránh thú dữ, lại khiến ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng hơn. Các mẫu nhà sàn nhà thường được thiết kế bằng gỗ. Tuy nhiên thì rừng đang cạn kiệt dẫn đến tài nguyên gỗ ngày càng thiếu hụt. Trước những yêu cầu nhà nước đặt ra là phải bảo vệ tài nguyên rừng, theo những tiêu chí nông thôn mới nhưng vẫn phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc thì xu hướng thiết kế nhà sàn bê tông đang được phát triển mạnh ở nước ta hiện nay.

Việc thay thế làm nhà sàn từ gỗ sang bê tông khiến những căn nhà sàn trở nên khang trang, hiện đại và vững chắc hơn. Cách làm này có nhiều ưu điểm, an toàn hơn cho những người dân vùng núi xa xôi, đem lại nhiều tiện nghi cho cuộc sống của họ.

Với nguyên liệu bê tông thì người dân thỏa sức sáng tạo cũng như cách tân trong cách thiết kế nhà sàn để phù hợp với điều kiện sống hiện đại ngày nay. Một trong số đó, là sự pha trộn tuyệt vời giữa kiến trúc nhà sàn truyền thống và kiểu nhà mái thái hiện đại. Để bảo vệ một trường, tiết kiệm chi phí và nhu cầu sử dụng tiện nghi thì nguyên liệu này giúp bạn đáp ứng tất cả nhưng vẫn giữ được những nét đẹp của kiến trúc cổ xưa, tạo được sự thoải mái cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, thì mẫu nhà sàn với thiết kế hiện đại cũng được rất nhiều gia chủ lựa chọn để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Với mẫu nhà sàn này thì các kiến trúc sư sáng tạo, độc đáo trong thiết kế mang lại vẻ đẹp hiện đại, khang trang nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng và đặc biệt tiết kiệm tối đa chi phí.

Với sự phát triển về công nghệ, kỹ thuật thì hoàn toàn có thể biến một ngôi nhà xây dựng từ nguyên liệu thô có đường nét mềm mại, cổ kính hơn thông qua những đường nét, họa tiết chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Điều này làm cho không gian ngôi nhà trở nên thân thiện, mộc mạc, gần gũi hơn với gia chủ nhưng vẫn không mất đi sức hút vốn có của nó.

 

Các mẫu nhà sàn đẹp khác

Các mẫu nhà sàn đẹp phong cách biệt thự luôn mang trong mình những nét đẹp truyền thống lại vừa phảng phất phong cách hiện đại.

Nếu bạn là người yêu thích phong cách nhà sàn hiện đại có thể tham khảo mẫu này.

Một trong những đặc trưng cơ bản trong kiến trúc nhà sàn kiểu này chính là việc xây dựng các khối cột bê tông vững chắc. Nó sẽ tạo được trụ chống đỡ khối nhà phía trên.

Với thiết kế dưới đây sẽ tôn vinh mặt chính diện của căn nhà sao cho vừa giản dị vừa tôn lên nét truyền thống kết hợp với phong cách hiện đại.

Một ngôi nhà mang phong cách cổ điển và hiện đại. Tường nhà và ô cửa kính có màu sắc nổi bật chính là điểm nhấn cho căn nhà sàn đẹp này.

 

0979.603.425