Nhà tiền chế và những ưu, nhược điểm

Nhà tiền chế đã được ứng dụng phổ biến trong những công trình dân dụng ở nước ngoài. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này vói nhiều người còn khá mới mẻ. Vậy nhà tiền chế là gì?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nhà tiền chế

 

Nhà tiền chế ( nhà thép tiền chế) là loại nhà có các cấu kiện bằng thép. Được chế tạo, lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn; Rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.

Phân loại

– Nhà tiền chế dân dụng: là loại nhà được dùng để làm nhà ở. Nó có mẫu mã đa dạng, với chi phí rẻ. Cùng với đó là quá trình thi công nhanh chóng.
– Nhà tiền chế công nghiệp: bao gồm các nhà kho, phân xưởng,…
– Loại nhà tiền chế thương mại: là các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng tiện lợi, hay siêu thị, trung tâm thương mại,..
– Nhà tiền chế quân sự: mục đích của loại nhà này nhằm phục vụ cho quân sự như các doanh trại.

Ưu nhược điểm của nhà tiền chế

Ưu điểm:

– Đảm bảo chất lượng và tính an toàn cao:

Nhà thép tiền chế đảm bảo được các tiêu chí về mặt an toàn, độ chắc chắn do được chế tạo trong nhà máy. Việc này khiến hệ số tin cậy của nhà thép gần bằng 1 trong khi nhà xây bê tông cốt thép từ 0,6 tới 0,7. Hệ số này càng thấp thì chi phí vật liệu đưa vào công trình càng nhiều.

– Tiết kiệm được tối đa chi phí xây dựng:

Do nhà khung thép có thời gian thi công ngắn; Giúp tiết kiệm được chi phí công nhân và thời gian xây dựng. Trọng lượng nhẹ nên chi phí xây dựng phần móng giảm 30%. Lại tiết kiệm vật liệu phụ khi thi công xây dựng.

– Tính linh hoạt cao ở trong vận chuyển, lắp đặt: Nhà máy được xây dựng bởi các thanh sắt, thép được ghép lại. Do đó việc di chuyển nguyên vật liệu tới tay người tiêu dùng rất dễ dàng.

– Dễ mở rộng: Khi bạn có nhu cầu mở rộng nhà máy hay cải tạo công trình thì nhà thép tiền chế giúp việc cải tạo. Việc tháo dỡ rất dễ dàng và tiện lợi.

– Diện tích xây dựng được tận dụng tối đa

– Mang tính đồng bộ cao

– Tải trọng nhẹ hơn rất nhiều so với các vật liệu khác điều này đồng nghĩa với giảm được áp lực trọng tải.

– Chống thấm nước

– Khả năng chịu lực cao và độ tin cậy cao

Nhược điểm:

– Độ bền của nhà thép tiền chế kém bền chắc hơn so với các công trình được xây kiên cố.

– Chi phí bảo dưỡng cao: Để đảm bảo độ bền cho nhà khung thép thì cần bảo dưỡng thường xuyên; Để tăng khả năng chống gỉ, khả năng chịu lửa. Nhưng chi phí này tương đối cao.

– Dễ bị ăn mòn, han gỉ: Ngày nay, giải pháp khắc phục là tăng độ chống ăn mòn cho thép bằng cách mạ gang, mạ nhôm. Khung thép đúc sẵn thường được sơn bên ngoài để bảo vệ và tăng thẩm mỹ cho công trình.

– Chỉ kháng được lửa nhỏ: Thép không dễ cháy, nhưng ở nhiệt độ 500-600 độ, thép biến thành nhựa, giảm độ bền, dễ bị sụp đổ. Tuy nhiên, các công ty xây dựng thép tiền chế ngày nay đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Bằng cách bọc lớp chịu lửa như tấm gốm, sơn chống lửa, bê tông cho thép.

Kết cấu của nhà thép tiền chế

– Hệ sơ cấp: Gồm kèo và cột kết nối với nhau bởi bu lông cường đô cao tạo thành hệ khung chính. Chiều dài các bộ phận thường dưới 12m để thuận tiện cho việc vận chuyển.
– Hệ thứ cấp: Gồm hệ xà gồ cho tường và mái, mái lợp, thanh giằng
– Hệ giằng: Gồm giằng mái và giằng cột
– Hệ mái lợp và bao che: thường được dùng bằng tôn mạ kẽm hay tôn phủ màu. Ngoài ra còn có tấm cách nhiệt, tấm PVC để lấy ánh sáng tự nhiên.
– Hệ thống cửa sổ và lối đi: Bao gồm toàn bộ hệ thống cửa ra vào cửa cuốn, cửa kéo và cửa sổ
– Phụ kiện: Máng xối, cầu thang, máy hút bụi, ống nước, máy thông gió…

Những thông số kĩ thuật cơ bản của nhà tiền chế

– Chiều dài nhà: Được tính từ khoảng cách giữa 2 mép tường đối diện với nhau.

– Chiều rộng nhà thép tiền chế: Tùy thuộc vào yêu cầu, không hạn chế về chiều rộng nhà. Chiều rộng nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường.

– Chiều cao nhà: Tùy thuộc vào yêu cầu, được tính bằng khoảng cánh từ chân nhà lên tới điểm giao giữa mái tôn và tường.

– Độ dốc mái: Độ dốc mái ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa ở trên mái. Cần phải lựa chọn tỷ lệ hợp lý đảm bảo nước mưa không đọng trên mái. Thông thường, độ dốc mái được lấy i = 15%.

– Bước cột: Là khoảng cách giữa các cột theo phương dọc nhà. Bước cột được xác định dựa vào chiều dài của nhà và mục đích sử dụng trong nhà. Mà lựa chọn bước cột mau hay thưa.

– Tải trọng tác động lên công trình: Bao gồm các loại tải trọng sau: trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn, tải trọng sử dụng…

0979.603.425