Phân chia công năng nhà ở - Hợp lý và khoa học

Ở các thành phố, khu đô thị, mẫu nhà phố diện tích nhỏ hiện nay rất phổ biến. Bạn đang không biết sắp xếp, bố trí công năng nhà như thế nào cho hợp lý và đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Bài viết này, sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề nói trên.

Tầm quan trọng của phân chia công năng cho căn nhà

Một người kiến trúc sư giỏi là một người có khả năng phân tích, bố trí và sắp đặt công năng cho ngôi nhà đẹp một cách phù hợp nhất. Thật vậy việc bố trí ra được một mặt bằng công năng sao cho phù hợp với nhu cầu của chủ đầu tư, cũng như những yêu cầu về thẩm mỹ kiến trúc hay phong thủy. Nó đòi hỏi một sự đầu tư thời gian, công sức cũng như trí tuệ vào đó.

Bởi vậy, việc phân chia công năng trong một căn nhà được coi là quan trọng nhất trong công việc thiết kế kiến trúc nhà đẹp. Ngôi nhà có được thuận lợi trong việc sử dụng hay không, có được tiện nghi hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách sắp xếp, tổ chức các phòng chức năng trong đó.

Tiêu chí phân chia công năng

Thường số lượng phòng và các công năng đều định hình một cách rất rõ ràng để KTS sắp xếp bố cục cấu trúc hợp lý cho bạn một ngôi nhà hoàn chỉnh và sử dụng tiện lợi nhất. Đặc biệt cầu thang nó quyết định sự phân chia công năng ngôi nhà và cũng là một phần nối liền các phòng với nhau.

Dựa diện tích ngôi nhà để phân chia

Chủ nhà cần xây bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng, bố trí bao nhiêu phòng trên mỗi tầng rồi chức năng ra sao đều rất cần thiết để cho ra một bản vẻ thiết kế hoàn chỉnh một ngôi nhà sao cho thật phù hợp với tất cả nhu cầu sinh hoạt của mọi người trong nhà. 

Theo kích thước chiều ngang và chiều dài ngôi nhà để bố trí cấu trúc các phòng và phải tận dụng được mọi công năng một cách tinh tế

Phân chia công năng không gian cho ngôi nhà đồng đều từng khu vực riêng biệt để thấy được mọi công năng ngôi nhà thật sự tiện lợi. Chủ nhà sử dụng được tất cả công năng từng phòng, từng khoảng không gian.

Dựa vào yếu tố tuổi tác và không gian ngôi nhà

Nhà có người lớn tuổi chúng ta nên phân chia khu động và khu tĩnh sẽ tốt hơn, ví dụ như phòng ngủ của người lớn tuổi để nghỉ ngơi thì không nên bố trí gần khu sinh hoạt gia đình.

Với ngôi nhà có không gian nhỏ cũng phải có phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp rồi nhà vệ sinh theo hướng nào và bố trí phòng ngủ – phòng khách để tránh những lỗi hạn chế trong xây dựng. Nhà có diện tích lớn hơn phải bố trí khoa học hơn đầy đủ phòng cũng như công năng thuận lợi và thật tiện nghi cho chủ nhà theo phong thủy và các hướng.

Thêm một điều là nên bố trí thông tầng và giếng trời để có ánh sáng tự nhiên không bị ngột ngạt, nếu không làm tách riêng thì chúng ta kết hợp với khu cầu thang để thông với nhau có được ánh sáng và không khí trong lành cho mọi chức năng không gian.

Theo nhu cầu sử dụng để bố trí công năng các phòng

Phân chia các khu vực một cách hợp lý, thường khi bước vào ngôi nhà phòng mà chúng ta nhìn thấy đầu tiên:

  • Phòng khách: Là nơi để đón tiếp bạn bè người thân nên chúng ta cũng phải trang trí những vật dụng cần thiết như cây xanh hay là nội thất làm cho không gian rộng rãi thoải mái hơn. Thông thường diện tích của phòng khách từ 15 – 18m2 nó liên hệ trực tiếp với hiên, cửa ra vào rộng 1,2 cao 2,2m mở 2 cánh hoặc 2m thì làm 4 cánh

  • Phòng ăn kết hợp phòng bếp: Gồm có kệ tủ bếp, đảo bếp, các dụng cụ làm bếp và bàn ăn, một phòng bếp vừa đủ rộng – nơi để mọi người cũng ăn với nhau bữa cơm, quay quần với nhau trong những buổi ăn gia đình ấm cúng.

  • Phòng ngủ được bố trí ở các tầng lầu ( thường bố trí từ tầng 1 trở lên ): các phòng ngủ thường được thiết kế tương đối về không gian, không quá rộng cũng không quá nhỏ và thêm một vài số nội thất vật dụng cho phòng ngủ sang trọng hơn. Với những giấc ngủ ngon sau ngày dài làm việc đều phải nhờ vào cách sắp xếp phân chia công năng bố trí không gian.

  • Phòng làm việc: Nhu cầu thiết yếu của gia đình hiện đại, bố trí phòng làm việc ở một nơi yên tĩnh thường sẽ thiết kế ở một góc phòng ngủ có có ánh sáng phía trước, đủ rộng để kệ tủ sách dụng cụ. Thường có diện tích 12 – 14m2, các tủ sách sát tường hoặc kê cao sát trần nhà.
  • Phòng sinh hoạt chung: Với những gia đình muốn thiết kế một phòng sinh hoạt chung với diện tích đủ cho tất cả mọi thành viên có thể bố trí như phòng khách cũng đặt bộ sofa và các hàng ghế dài, nhưng chỉ để riêng cho người thân trong nhà sử dụng. Còn ở căn hộ người ta thường kết hợp 3 phòng ( phòng khách, phòng ăn, phòng gia đình ) làm nên một không gian đa năng để dùng sinh hoạt chung cho mọi người.
  • Phòng thờ được thiết kế ở tầng cao nhất: phòng này để thờ tổ tiên nên được đặt riêng và chắn lại bằng 2 vách ngăn hoa văn sang trọng. Nội thất có bộ bàn ghế khá đẹp mắt.

  • Phòng vệ sinh: Các tầng nên phân chia phòng vệ sinh để dễ sinh hoạt và sử dụng cho cá nhân được tiện lợi diện tích thường là 2 – 4m2. Bố trí vòi sen, chậu rửa mặt – bồn cầu.

  • Ban công: Dùng để nhìn ngắm cảnh vật xung quanh, có thể để trồng những chậu cây xanh cho thêm xanh tươi tùy theo nhu cầu của chủ nhà mà tận dụng công năng
  • Sân thượng: Để trồng rau xanh cho cả gia đình, phơi đồ, hoặc bố trí bộ bàn ghế để nghỉ ngơi trong những buổi chiều tà ngắm cảnh hoàng hôn

Bố trí các phòng chức năng theo phong thủy

Vị trí các phòng trong nhà cần có một thứ tự nhất định để đem lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Với phòng ngủ, bạn nên sắp xếp ở vị trí phía sau nhà, cách xa cửa chính. Đẹp nhất là đặt phòng ngủ ngay sau đường phân đổi chính giữa căn nhà tính từ cửa ra vào. Tránh đặt phòng ngủ gần trước cửa nhà. Bạn nên nhớ rằng giấc ngủ sẽ ngon và an lành hơn nếu giường ngủ được phân cách với thế giới bên ngoài.

Với vị trí trên đường tâm ngang của căn nhà bạn không nên đặt phòng tắm. Nếu sắp xếp nhà tắm vào đấy sẽ khiến cho tiền tài, may mắn vơi cạn đi. Nếu bắt buộc phải đặt nhà tắm ở đường trung tâm thì bạn nên treo thêm tấm gương ở mặt ngoài. Chiều cao tấm gương này cũng ngang với chiều cao phòng tắm.

Lưu ý thêm về phòng tắm, không nên đặt phòng tắm ở cuối hành lang. Như vậy sẽ làm cho sinh khí ngôi nhà như một mũi tên xuyên qua của phòng tắm. Điều này có thể ảnh hưởng về sức khỏe, làm cho các thành viên trong gia đình dễ mắc bệnh.

  • Phòng khách: Theo phong thủy, vị trí đặt phòng khách phù hợp chính là trung tâm ngôi nhà, hướng phòng khách nên là những hướng tốt cho gia chủ như Sinh khí, Phục vị, Diên niên, Thiên Y. Ngoài ra phòng khách cũng thường được đặt gần cửa chính
  • Phòng bếp: Cũng chiếm vai trò quan trọng trong phong thủy căn nhà, theo quan niệm người xưa phòng bếp có vai trò quyết định tài lộc, sự thịnh vượng của gia đình, ngày nay phòng bếp vẫn được coi trọng trong sắp xếp phong thủy. Việc sắp đặt phòng bếp cần vài lưu ý sau: Hướng bếp hợp mệnh gia chủ, vị trí đặt bếp tránh đối diện cửa nhà vệ sinh. Tránh đặt bếp đối diện cửa phòng ngủ.
  • Phòng ngủ: Phù hợp thường là phía sau trung tâm căn nhà, tức là sau đường phân đôi tâm nhà tính từ cửa vào.
  • Phòng vệ sinh: Khu vệ sinh không đặt phía trên bếp hoặc ban thờ, phía trên cửa ra vào, sofa, bàn ăn, giường ngủ.
  • Phòng thờ: Là nơi linh thiêng, trang trọng mang tính tâm linh, phòng thờ yêu cầu được đặt tại không gian trang trọng, yên tĩnh, không đặt giường ngủ đè lên, thường được đặt tại phòng khách hoặc vị trí cao nhất trong ngôi nhà. Ngoài ra, bàn thờ phải đặt hướng tọa cát, hướng cát vượng khí.

Lưu ý khi bố trí công năng theo phong thủy

  • Đừng ngăn cách phòng khách thành các phòng nhỏ
  • Chỉ dùng một bộ sofa tại phòng khách
  • Tránh lộ vị trí tài lộc trong cách bố trí các phòng trong nhà theo phong thủy
  • Hình dạng phòng khách cần vuông vức
  • Phòng bếp tốt nhất nên được bố trí theo hướng đông hoặc đông nam của ngôi nhà
  • Không nên đặt bàn thờ gần khu vệ sinh. Lưng bàn thờ cũng không được hướng ra cửa sổ hay những khoảng trống. Đặc biệt tránh đặt bàn thờ dưới bể nước hay giường tủ.

Hướng dẫn cách phân chia công năng cho nhà

Tầng 1 ( Tầng trệt)

Về cơ bản tầng 1 là nơi đầu tiên khi bước vào nhà vì vậy kiến trúc sư thường bố trí các phòng chức năng như sau:

  1. Gara
  2. Sân vườn
  3. Phòng khách
  4. Phòng bếp + ăn
  5. WC
  6. Kho
  7. Phòng ngủ ( Thường dành cho người cao tuổi hoặc khách)

Tầng giữa

Tầng giữa sẽ dành cho khu vực nghỉ ngơi

  1. Phòng ngủ
  2. WC
  3. Ban công
  4. Phòng làm việc
  5. Phòng sinh hoạt chung

Tầng áp mái

Tầng áp mái thường được bố trí các phòng chức năng

  1. Phòng thờ
  2. Phòng ngủ ( Nếu nhà có diện tích hẹp nhưng nhiều người )
  3. Phòng sinh hoạt chung
  4. Nhà vệ sinh

Tầng mái (Tum)

Tầng mái ( hay thường gọi là tum) sẽ dùng cho các việc giặt giũ và phơi đồ

  1. Phòng giặt
  2. Sân phơi
  3. Kho

Có một điểm đặc biệt quan trọng đó là vị trí đặt thang. Vị trí thang sẽ gần như quyết định tất cả đến các không gian khác bởi thang chính là giao thông theo chiều đứng của ngôi nhà, kết hợp với giao thông theo chiều ngang (là hành lang) tới các không gian phòng. Thang đóng vai trò như trung tâm của ngôi nhà và từ đó sẽ tỏa đi các nơi trong toàn thể ngôi nhà.

Cuối cùng là một lưu ý quan trọng, đó là dù có phân chia không gian chức năng đẹp đến đâu, rộng lớn tiện nghi đến đâu cũng phải chú trọng tới ánh sáng và thông gió tự nhiên cho các phòng chức năng đó một cách hài hòa nhất, dồi dào nhất

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc phân chia bố cục căn nhà. Chúc các bạn thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi.

0979.603.425