Khi xây nhà các gia chủ thường phân vân nên xây tầng hầm chìm hay tầng bán hầm. Loại nào hữu ích hơn và thích hợp cho công trình của mình. Điều đó còn tùy thuộc vào địa chất từng khu vực là đất cứng hay mềm. Đối với tầng bán hầm cũng vậy, phải xét trên nhiều yếu tố về địa chất và quy định từng khu vực mà có thể được cấp phép xây dựng hay không?
Tầng hầm là một hoặc nhiều tầng được thiết kế xây dựng nằm bên dưới tầng sàn (tầng trệt hay tầng một) của một ngôi nhà hoặc một công trình xây dựng. Tầng hầm sẽ nằm toàn bộ ở bên dưới trong khi đó
Tầng bán hầm nằm một nửa hoặc một phần ở sâu bên dưới. Do đặc tính nằm âm bên trong mặt đất nên vật liệu xây dựng tầng hầm phải đặc biệt. Các cột trụ phải thực sự vững chắc mới có thể chịu được sức nặng từ ngôi nhà.
Ngoài để xe, tầng hầm trong các mẫu nhà phố sử dụng như một nhà kho. Ở đây có thể chứa các thiết bị, vật dụng, thiết bị làm mát, làm nóng…Tuy nhiên, nếu xây dựng với mục đích này, các kiến trúc sư cần tính toán hợp lý. Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ thông thoáng để không làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt ở phía trên.
Với các thành phố lớn tại Việt Nam, sức ép về dân số sinh sống khá nặng. Chính vì vậy là diện tích nhà ở cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Đó là lý do ra đời các mẫu nhà phố và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đặc điểm của nhà phố là diện tích mặt tiền (chiều ngang) rất nhỏ. Khi cần có thêm không gian để xe cho các thành viên thì tầng hầm là giải pháp. Đặc biệt phù hợp với những gia đình có nhu cầu để xe cao. Xây tầng hầm để xe là rất thuận tiện.
Tầng hầm hay tầng bán hầm giúp gia chủ có thêm một không gian tiện ích. Hơn thế nữa, để xe ở bên dưới không gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cảnh quan của ngôi nhà.
Tầng hầm cũng một phần nào đó đẩy các tầng ở phía trên lên cao hơn so với mặt đất nếu bạn muốn. Điều này như một biện pháp để giúp ngôi nhà chống ẩm và thông thoáng, dễ lấy ánh sáng hơn.
Khi thiết kế và xây dựng tầng hầm của nhà ở dân dụng cần phải chú ý đến các vấn đề an toàn, khả năng lấy ánh. Độ thoáng và diện tích xây dựng cũng rất quan trọng. Cụ thể như sau:
Về kích thước khi thiết kế tầng hầm nhà dân cần đảm bảo yêu cầu kích thước tối thiểu cho phép là 3m x 5m đối với xe 4 chỗ loại nhỏ, hoặc 3 m x 5,5 m đối với xe 4 chỗ loại thân dài.
Khi thiết kế tầng hầm để xe, nên chú ý đến diện tích sao cho tương xứng với quy mô nhà ở. Đối với nhà phố kết hợp kinh doanh, có nhiều tầng và cần nhiều không gian để xe thì nên làm tầng hầm rộng. Đối với nhà phố để ở thông thường, tầng hầm để xe chỉ cần nhu cầu vừa phải để vừa đủ số lượng xe của các thành viên trong gia đình.
Trường hợp không quá cần thiết hoặc không thể đào xuống sâu, thì nên làm hầm theo dạng như một tầng trệt có chiều cao thấp, từ ngoài vào gặp cầu thang dẫn thẳng lên tầng lửng để vừa giảm chi phí làm móng bè cho hầm.
Đường đi của xe khi vào gara hạn chế uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ của ngôi nhà.
Một điều đặc biệt dễ dàng nhìn thấy ở những thiết kế tầng hầm để xe: Để an toàn và tạo ra độ ma sát, đường xuống hầm thường được thiết kế những rãnh xẻ, chống trơn kết hợp vật liệu hoàn thiện bề mặt( đối với những công trình đòi hỏi gara để xe lớn).
Theo tiêu chuẩn xây dựng, đường dốc của gara xuống hầm không được dốc quá 15% – 20% so với chiều sâu của hầm. Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc phải đảm bảo cho phương tiện giao thông. Khi làm đường dốc cho gara cần lưu ý tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.
Đặc biệt: Với độ dốc của hầm, cần bố trí cắt nước ở đầu và cuối dốc. Nước sẽ không thấm được xuống hầm.
Tường và trần trát phẳng, sử dụng loại sơn dễ lau chùi, chống bám bẩn. Sàn sử dụng vật liệu có độ chống mài mòn và chống trơn, và đặc biệt là dễ cọ rửa.
Nên sử dụng bóng đèn neon hoặc compact để đủ ánh sáng và tiết kiệm điện. Thông gió trong gara là rất quan trọng. Ngoài cửa thông gió tự nhiên, nên bố trí thêm quạt thông gió để hút khói xe và có thể cả mùi xăng dầu ra ngoài.
Không để chất dễ cháy nổ trong garage. Nên thiết kế tủ chuyên dụng để chứa hoá chất, dụng cụ sửa xe. Lắp đặt hệ thống báo khói và báo cháy là điều cần thiết vì garage thường là nơi dễ cháy nổ nhất.
Nhà có tầng hầm cũng như được đứng trên một phần đế cao ráo, bên ngoài hầm có thể “ngụy trang” như một đồi cỏ. Khi bố trí hầm, cần chú ý trước tiên đến việc chống ngấm và úng nước. Lối vào hầm phải bố trí mương thu và thoát nước để không bị nước chảy từ ngoài vào, đồng thời luôn có bơm hút nước ra ngoài. Để tránh thấm từ ngoài vào, đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất).
Khoảng giữa và sau hầm cần có giếng trời để thông thoáng, không nên làm hầm bít bùng. Nền ẩm cũng khá ẩm thấp nên cũng rất cần ánh sáng trực tiếp, đảm bảo đủ ánh sáng mặt trời (dương quang) cho trường khí vốn thịnh âm này. Trường hợp không đủ cho ánh sáng trên cao rọi xuống, có thể dùng gương phản chiếu để tăng cường. Nếu đặt bếp trong tầng hầm thì không gian bếp phải cao hơn so với chỗ để xe hoặc nằm tại khoảng thông tầng để dẫn khí được tốt hơn.
Như vậy, trên đây là một vài điều cần lưu ý khi thiết kế tầng hầm nhà dân. Để có được những không gian sống hiện đại, thoải mái và thực sự hữu dụng nhất dành cho gia đình mình.