Tầng lửng là gì?

Thiết kế nhà có tầng lửng, gác lửng là kiểu thiết kế khá phổ biến trong kiến trúc hiện nay. Tuy nhiên khái niệm về tầng lửng là gì thì khá nhiều người chưa hiểu rõ. Dưới đây, Thành Phát sẽ chia sẻ các thông tin về công dụng, đặc điểm, phân loại tâng lửng. Mời các bạn tham khảo!

Tầng lửng là gì

Tầng lửng hay còn gọi đơn giản là lửng là một tầng trong kiến trúc của một tòa nhà hoặc một ngôi nhà. Đó là một tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà chính và do đó thường không tính trong số các tầng tổng thể của một tòa nhà. Thông thường, tầng lửng là trần thấp và nằm ở tầng một (tầng dưới cùng). Thuật ngữ tầng lửng bắt nguồn từ tiếng Ý là "mezzano".
Thiết kế tầng lửng là một trong những cách để tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Việc làm này rất thích hợp với những căn nhà có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị khống chế chiều cao. Nhưng ngay cả với những ngôi nhà lớn, cũng có thể thiết kế tầng lửng để tạo ra không gian đẹp và thoáng. Những ngôi nhà có được thiết kế tầng lửng này thường được gọi một cách ngắn gọn là nhà gác lửng.  (Theo Wikipedia)

Lợi ích khi thiết kế tầng lửng

Sử dụng thiết kế gác lửng có các công dụng sau:

  • Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn, thiết kế gác lửng giúp mang lại không gian thông thoáng, đồng thời gia tăng tính thẩm mỹ. 
  • Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, thiết kế gác lửng giúp gia tăng thêm diện tích sử dụng. Gia chủ có thể sử dụng phần gác lửng đó để làm không gian sinh hoạt chung, phòng thờ hay phòng làm việc,…
  • Đối với những ngôi nhà mà số tầng và chiều cao bị giới hạn, gác lửng có thể dùng làm các phòng chức năng như: phòng bếp, phòng ngủ cho khách,…  

Quy tắc thiết kế tầng lửng theo quy định pháp luật

Tùy theo quy định của từng địa phương, đơn vị quy hoạch mà gia chủ mới có thể xây thêm gác lửng hay không. Tuy nhiên, nếu được phép, bạn cần biết quy định về thiết kế gác lửng như sau:

  • Diện tích xây dựng dành cho gác lửng phải không vượt quá 80% diện tích xây dựng của tầng trệt.
  • Những công trình có lộ giới > 3.5m được phép làm tầng lửng. Quyền quyết đinh muốn làm tầng lửng hay không phụ thuộc vào gia chủ.
  • Đối với các công trình xây dựng riêng lẻ, khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích tầng trệt, thì tầng lửng KHÔNG được tính vào vào số tầng của công trình đó.
  • Công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ có lộ giới < 3.5m sẽ không được làm tầng lửng.
  • Chiều cao từ nền sàn trệt đến nền sàn lầu 1 là 5.8m. Nếu Bạn muốn làm tầng lửng thì chiều cao từ nền sàn tầng trệt đến sàn lửng là khoảng 3.0m, chiều cao từ sàn lửng lên đến sàn lầu 1 là 2.8m.

 

Lưu ý: Nếu bạn thiết kế không có ô thông lối của tầng lửng thì sẽ bị phạt khi có thanh tra xây dựng.

Phân loại tầng lửng

  • Tầng lửng phía trước: đây là ý tưởng được khá nhiều gia chủ áp dụng. Thiết kế gác lửng ở phòng khách giúp tăng thêm tính thẩm mỹ và giúp bạn dễ dàng quan sát phía trước nhà hơn.
  • Tầng lửng phía sau: thiết kế xuất hiện phổ biến trong các công trình nhà phố. Kiểu gác lửng này mang lại sự mới mẻ cho phòng khách. Nhược điểm của kiểu thiết kế này là làm không gian trở nên chật chội và bí bách hơn.
  • Gác lửng bên hông: kiểu nhà này chính là sự phá cách mới lạ trong thiết kế. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với căn nhà có diện tích rộng.
  • Gác lửng trong phòng: nếu căn phòng có diện tích nhỏ, thì việc xây dựng gác lửng sẽ tạo thêm không gian rộng thoáng, riêng tư hơn.

Cách lựa chọn vật liệu cho tầng lửng

 

Chọn màu sắc phù hợp cho tầng lửng

Gác lửng cần phải có màu sắc hài hòa với tổng thể không gian chung. Tốt nhất bạn nên chọn màu chủ đạo của căn nhà để sơn cho gác lửng. Phần lan can nên sử dụng vật liệu kính trong suốt để căn gác thêm hiện đại và thông thoáng hơn.

Thiết kế nội thất, trang trí tầng lửng

Đồ nội thất nên chọn những vật nhỏ gọn, đa chức năng. Vì tầng lửng có chiều cao thấp và không gian khá chật hẹp. Sử dụng các món đồ nội thất thông minh kết hợp với nhau và màu sắc trung tính sẽ làm tăng diện tích hiệu quả hơn.

Một số lưu ý để thiết kế tầng lửng

Xác định rõ công năng sử dụng của gác lửng

Trước khi tiến hành xây dựng gác, gia chủ nên xác định rõ mục đích của việc xây gác xếp để làm gì, phục vụ cho ai? Việc xác định rõ nhu cầu sẽ giúp gia chủ và kiến trúc sư định hình về thiết kế và bố cục của gác sau khi hoàn thành, tránh việc xây dựng không đúng công năng, nhu cầu.Bên cạnh đó xác định được đối tượng thành viên sử dụng gác lửng là ai, có những yêu cầu gì thì sẽ thiết kế phù hợp hơn. Ví dụ gác dùng làm nơi ngủ cho trẻ nhỏ thì phải đảm bảo yếu tố an toàn, gác lửng dùng để chứa đồ thì phải đảm bảo chắc chắn, chịu lực tốt, đối với mục đích làm phòng sinh hoạt thì yêu cầu cần đảm bảo không gian thoáng. Gác lửng có làm nhà vệ sinh hay không để để tiến hành thi công đổ bê tông sàn và chống thấm cho tốt.

Tuân thủ quy định, pháp lý khi thiết kế xây dựng gác lửng nhà phố

Đối với tầng lửng khi xây dựng đều có quy định rõ ràng về chiều dài và diện tích cụ thể. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo kết cấu an toàn và tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà.
Theo như quy tắc đã nêu ở trên, tầng lửng thường được xây dựng khoảng 80% so với diện tích tầng trệt.

Tuân thủ nguyên tắc thiết kế xây dựng gác lửng

Khi thiết kế gác lửng nhà phố hoặc nhà cấp 4 có gác lửng, Bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo chiều cao gác lửng để không dụng đầu khi di chuyển trên gác lửng.
  • Không thiết kế gác lửng quá thấp làm cho không gian tầng trệt bị bức bối, tối.. đảm bảo chiều cao từ 3.0m – 3.2m.
  • Cần tính toán tải trọng của gác lửng và bố trí phương án thi công hợp lý như: Đổ sàn toàn khối hay làm gác giả đổ bằng bê tông cốt thép hoặc làm xà gồ và lát tấm cemboard (để tiết kiệm chi phí hơn).
  • Bố trí công năng hợp lý và tối ưu nhất nhé (xem xét đến nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh trên gác lửng không nhé).
  • Thiết kế cầu thang lên xuống và phù hợp và chắc chắn.
  • Tuân thủ chung các yếu tố màu sắc, vật liệu, phong thủy….

Thiết kế chiều cao gác lửng vừa phải

Như đã nói ở trên, chiều cao tầng lửng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng tầng lửng của gia chủ.

Một lỗi hay mắc phải khi xây gác chính là việc lựa chọn chiều cao không hợp lý. Việc đặt gác quá cao sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển lên gác, đồng thời khiến không gian phần gác so với trần nhà quá hẹp dễ gây cảm giác tù bí, ngột ngạt. Ngược lại khi đặt gác quá thấp sẽ khiến không gian tầng trệt bị ngộp, tạo cảm giác như chiếc hộp, không khí khó luân chuyển.

Việc cần làm khi xây gác lửng nên chọn một chiều cao hợp lý, vừa phải, đảm bảo yếu tố an toàn và thẩm mỹ vẫn là mục tiêu chính. Một lời khuyên cho quý Gia chủ là cần lắng nghe và bày tỏ yêu cầu đối với kiến trúc sư, vì chính họ là những người có kinh nghiệm sẽ giúp quý vị có được căn gác xếp ưng ý nhất.

Chọn lựa vật liệu xây dựng gác lửng

Vật liệu dùng để xây gác hiện nay rất đa dạng và phong phú, từ bê tông cốt thép, gỗ, kim loại cho đến những vật liệu trong suốt như kính cường lực cao cũng đều được áp dụng làm vật liệu cho việc xây gác.
Việc của gia chủ chính là chọn vật liệu phù hợp, hài hòa với tổng thể thiết kế của ngôi nhà. Nếu một ngôi nhà gỗ hoặc chọn màu gỗ thì gác xếp cũng nên dùng gỗ cho đồng bộ, ngược lại nếu ngôi nhà thiết kế hiện đại theo kiểu trong suốt thì nên dùng kính cường lực cao cấp cho gác xếp. Tuy nhiên, đôi khi quý vị vẫn có thể phá cách và tạo điểm nhấn cho ngôi nhà với một căn gác xếp nổi bật so với tổng thể ngôi nhà, nhưng trên hết vẫn phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, tránh trường hợp phản cảm, tương phản màu sắc.

Có khá nhiều vật liệu phù hợp, có trọng lượng nhẹ và chịu lực tốt.

  • Tấm lót PVC: Giá thành rẻ, chống mói mọt, tiếng ồn, dễ thi công. Nhưng hình thức không bắt mắt và dễ bị hư hỏng khi tia UV chiếu vào.
  • Ván gỗ lót: Hình thức bên ngoài sang trọng, khá giống với gỗ tự nhiên. Nhược điểm là dễ bị cong vênh khi gặp ẩm mốc.
  • Tấm xi măng Cemboard: Có khả năng chịu lực, chống ẩm, chống cháy và chống tiếng ồn cao. Tuy nhiên giá thành lại khá đắt đỏ.

Bạn nên dựa vào điều kiện tài chính và nhu cầu để quyết định xem nên sử dụng vật liệu nào nhé.

Thiết kế cầu thang thẩm mỹ từ tầng trệt lên gác lửng

Là nơi giao thoa, kết nối giữa tầng trệt và gác là cầu thang. Cầu thang được xem như một điểm nối vô cùng quan trọng trong tổng thể ngôi nhà và cũng là một điểm nhấn quan trọng trong thiết kế của ngôi nhà.
Việc thiết kế cầu thang cũng nên tuân thủ yếu tố phong thủy và vị trí sắp xếp. Với yếu tố phong thủy nên tuân theo quy tắc sinh – lão – bệnh – tử để quý Gia chủ có được hồng phúc và tài lộc nhiều nhất. Để cầu thang thuận tiện và gọn gàng hơn nên bố trí vào một góc nếu diện tích tầng trệt nhỏ, ngược lại nếu Gia chủ muốn thể hiện phong cách, sở thích cá nhân thì có thể đặt ở giữa hoặc bất kì một vị trí yêu thích nào.
Mặt khác cầu thang phải đảm bảo yếu tố an toàn trong quá trình di chuyển. Tránh làm cầu thang quá dốc, cao dễ dẫn đến những bất cẩn không đáng có khi di chuyển. Nên làm tay vịn cầu thang để tạo điểm tựa khi di chuyển, đồng thời có thể tạo thêm điểm nhấn cho tổng thể thiết kế.

Với những chia sẻ của Thành Phát, hi vọng quý vị sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng gác cho nhà mình.

Chúc quý vị thành công và dồi dào sức khỏe!

0979.603.425