Ngày nay, xu hướng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm chung vẫn được ứng dụng phổ biến tại các công trình xây dựng dân dụng vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các công trình thuộc phân khúc cao cấp, nhà vệ sinh và nhà tắm thường được tách riêng biệt nằm cạnh nhau. Để chúng tôi giúp bạn tìm câu trả lời cho cách bố trí này của nhà vệ sinh hiện đại qua bài viết sau đây.
Nhà vệ sinh và nhà tắm đều là không gian sinh hoạt chung trong gia đình. Đối với những nhà có diện tích lớn, có đủ điều kiện xây dựng nhà tắm và nhà vệ sinh tách riêng biệt sẽ mang đến nhiều ưu điểm và tiện ích trong quá trình sử dụng.
Thiết kế tách biệt nhà vệ sinh và nhà tắm mang lại không gian sống tiện nghi cho con người
Giúp tiết kiệm thời gian cho gia đình
Các thành viên trong gia đình có thể cùng lúc sử dụng cả hai không gian mà không gây ảnh hưởng đến nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nhất là vào buổi sáng.
Đảm bảo sạch sẽ và thông thoáng
Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng còn mang đến cảm giác thoải mái hơn. Không gian nhà tắm được dùng cho việc thư giãn nên cần sạch sẽ và thông thoáng. Trong khi đó nhà vệ sinh lại luôn mang đến cảm giác không được thơm tho. Chính vì vậy, việc tách riêng hai không gian này sẽ giúp người dùng cảm thấy thuận tiện hơn.
Trang bị thêm các tính năng tiện ích
Các mẫu nhà vệ sinh hiện đại thường được trang bị thêm các tính năng và tiện ích cho người dùng. Đối với các mẫu nhà vệ sinh được thiết kế tách xây riêng biệt nhà tắm, kiến trúc xây dựng và chức năng sẽ được chú ý hơn. Tuy nhiên, cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt này cũng mang đến các hạn chế nhất định.
Vị trí phòng vệ sinh
Để đảm bảo thuận tiện nhất thì phòng vệ sinh chung nên bố trí ở nơi gần với phòng khách hoặc bếp nấu. Điều kiêng kỵ cần tránh khi đặt nhà vệ sinh đó là trên lối vào, trên phòng ngủ, trên khu vực bếp nấu, phòng ăn… Bạn có thể bố trí toilet ở chân cầu thang hoặc khu vực giữa hai phòng để tạo sự thuận tiện nhất có thể.
Với phòng vệ sinh ở trong phòng ngủ thì bạn nên bố trí ở các góc phòng cụ thể. Tránh bố trí WC giữa phòng ngủ, làm ảnh hưởng tới việc bày biện nội thất bên trong. Trường hợp nhà không vuông vắn thì bạn có thể đặt nhà vệ sinh ở những góc thừa. Thiết kế vừa hợp phong thủy lại làm cho các không gian khác được vuông vức hơn.
Về mặt phong thủy, nơi vệ sinh thường chứa uế khí, bạn nên tránh đặt ở vị trí chính giữa nhà (trung cung). Về hướng, đặt theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát” đặt WC ở hướng xấu, nhìn về hướng tốt.
Chọn ví trí nhà vệ sinh phù hợp trong nhà
Phân khu chức năng
Có hai khu chức năng riêng biệt là khu vực tắm và khu vực vệ sinh. Bạn có thể sử dụng vách kính, vách đá hoặc vách nhựa để ngăn cách các khu vực này. Sự phân định không gian không chỉ là ước lệ của việc bố trí thiết bị, mà còn giúp bố trí vách ngăn hợp lý hơn. Điều này còn ảnh hưởng bởi kích cỡ và số lượng nội thất trong nhà vệ sinh.
Việc phân khu chức năng hợp lý giúp mọi người sinh hoạt thuận tiện nhất. Đồng thời, phân khu còn giúp gia chủ dễ dàng vệ sinh và bảo trì, bảo dưỡng nội thất định kỳ.
Phân khu chức năng cụ thể, rõ ràng
Lựa chọn thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh bao gồ: chậu rửa, vòi chậu, bồn cầu, vòi sen tắm, bồn tắm, bồn sục, cabin tắm đứng, vách ngăn… Nguyên tắc được đặt trên hàng đầu chính là lựa chọn các sản phẩm chất lượng và phù hợp với không gian cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thiết kế nội thất phù hợp với phong cách và nhu cầu thẩm mỹ của bản thân. Các chất liệu hiện đại như đá, kính được ưu tiên sử dụng hàng đầu trong không gian có độ ẩm cao như vậy. Điều đó giúp nội thất bền và có tuổi thọ cao hơn.
Lựa chọn thiết bị vệ sinh chất lượng, phù hợp
Đảm bảo độ thông thoáng
Bố trí cửa sổ hoặc quạt thông gió để phòng vệ sinh luôn thông thoáng. Với không gian nhà phố hay chung cư thì việc bố trí cửa sổ vô cùng khó khăn. Khi lựa chọn quạt thông gió, bạn nên kiểm tra thông số kỹ thuật phù hợp với không gian nhà vệ sinh.
Trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên dọn dẹp và thoát nước cho phòng vệ sinh liên tục để tránh hơi ẩm làm hư hỏng nội thất bên trong. Không nên để rác và tóc làm tắc cống thoát nước.
Vật liệu trang trí, hoàn thiện
Bạn có thể sử dụng ốp tường theo phong cách tổng thể của phòng để tăng tính thẩm mỹ. Sử dụng thảm cao su để tránh trơn trượt trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh. Trang trí thêm cho không gian này bằng cây xanh hoặc nến thơm cũng giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Chỉ nên dùng cho nhà có diện tích rộng
Nhà vệ sinh và phòng tắm tách riêng cần có không gian rộng rãi, linh hoạt, không phù hợp với các công trình có diện tích vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, việc thiết kế xây dựng riêng nhà tắm và nhà vệ sinh cũng tốn nhiều chi phí hơn, các khoản chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị nhà tắm gần như tăng gấp đôi so với xây dựng cùng một công trình.
Tốn chi phí và diện tích
Đối với các gia đình xây dựng thiết kế nhà vệ sinh khép kín trong phòng, việc tách riêng biệt nhà tắm và nhà vệ sinh thường rất tốn kém và tốn diện tích. Phương pháp thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt này cũng không phù hợp với các gia đình kinh doanh phòng trọ hay các công trình nhà ở mang tính bình dân, giá thấp.
Vệ sinh nhà tắm, nhà vệ sinh riêng tốn nhiều thời gian
Một hạn chế nữa là việc vệ sinh nhà tắm và nhà vệ sinh cũng tốn nhiều thời gian hơn. Đôi khi bạn quá bận thì việc dọn nhà vệ sinh sẽ khiến bạn mệt mỏi.
Đối với các mẫu thiết kế nhà vệ sinh hiện đại, việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng là cần thiết và nên làm. Điều này sẽ giúp các thiết kế và giá trị công trình được nâng cao hơn. Đảm bảo cả về yếu tố thẩm mỹ lẫn tiện ích khi sử dụng, giúp bạn có không gian nhà vệ sinh sang trọng, hiện đại và sạch sẽ.
Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng được nhiều người lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Thông qua đó, con người có thể sở hữu những ngôi nhà tiện nghi và lý tưởng. Bạn có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất hãy liên hệ với chúng tôi