Tìm hiểu về hệ thống thông gió

Ống thông gió mái nhà hay thông gió ống khói đều được các gia chủ lựa chọn kỹ càng cho ngôi nhà của mình, tác dụng thông gió cho nhà mái tôn phải áp dụng đúng  nguyên tắc thông gió nhà ở đây là các  giải pháp thông gió tự nhiên là một trong những cách lấy gió vào nhà hiệu quả không tiêu tốn năng lượng và bảo về môi trường.

I. Hệ thống ống thông gió là gì?

Hệ thống thông gió là một hệ thống giúp trao đổi không khí với bên ngoài, giúp lưu thông không khí trong một tòa nhà. Nó được sử dụng trong những môi trường khác nhau, bao gồm cả trong gia đình và nơi làm việc. Là quá trình thay thế không khí ngột ngạt trong bất kỳ không gian nào bằng không khí thoáng mát bên trong ( tức là kiểm soát nhiệt độ, loại bỏ hơi ẩm, mùi hôi, khói bụi, hơi nóng).

II. Mục đích của hệ thống ống thông gió

Mục đích của hệ thống ống thông gió là cấp gió tươi và hút gió thải, thải các chất độc hại trong phòng ra bên ngoài. Trong các không gian sinh hoạt chất độc hại phổ biến nhất là CO2.

Cung cấp lượng ôxi cần thiết cho sinh hoạt của con người.

Trong một số trường hợp đặc biệt mục đích thông gió là để khắc phục các sự cố như: lan toả chất độc hại hoặc hoả hoạn.

III. Phân Loại

• Theo chức năng: ống cấp khí tươi, hồi gió, thông, thải gió.

• Theo tốc độ gió: ống tốc độ cao và thấp.

• Theo áp suất dư: ống áp suất thấp, trung bình và cao.

• Theo vị trí lắp đặt: ống gió treo, ống gió ngầm.

• Theo tiết diện ống: ống chữ nhật, vuông, tròn.

• Theo vật liệu: ống tôn tráng kẽm, inox, nhựa PVC …

1. Cấu kiện và vật liệu ống gió

Cấu tạo của hệ thống thông gió

a. Điều kiện

Với không khí có nhiệt độ không lớn hơn 80 độ C với độ ẩm tương đối không lớn hơn 60% thì vật liệu có thể: Blốc bê tông, bê tông cốt thép, thạch cao; các dạng ống bìa – thạch cao, bê tông thạch cao và arbolit; tôn: tôn tráng kẽm, tôn đen và tôn cuốn cán nguội; vải thủy tinh, giấy và bìa các tông; các vật liệu khác đáp ứng yêu cầu của môi trường nêu trên.

Với với độ ẩm tương đối của không khí trên 60%: Blốc bê tông và bê tông cốt thép; tôn; tôn tráng kẽm; nhôm lá; ống chất dẻo và tấm chất dẻo; vải thủy tinh; giấy và bìa các tông được ngâm tẩm; các loại vật liệu khác đáp ứng yêu cầu của môi trường mà ống vận chuyển.

b. Trường hợp đặc biệt:

Với môi trường khí có chứa các hoạt chất, bụi, hơi, khí ăn mòn: Ống sành và ống ximăng lưới thép, ống chất dẻo; blốc bêtông chịu axít hay bê tông chất dẻo; vải thủy tinh; bê tông chất dẻo; tôn; giấy và các tông có lớp phủ hoặc ngâm tẩm chống được tác động của môi trường vận chuyển. Các loại vật liệu khác đáp ứng được yêu cầu của môi trường mà ống vận chuyển.

IV. Vật liệu làm đường ống dẫn gió

1. Gỗ, dán

+ Ưu điểm:

– Dẻo dai.

– Cách nhiệt, cách điện, ngăn ấm tốt, nhiệt giãn nở bé.

– Thuận lợi cho thi công.

– Rẻ tiền và có sẵn ở địa phương.

 + Nhược điểm:

– Dễ bị co giãn.

– Mục nát.

– Dễ bắt lửa, dễ cháy.

 + Hiện trạng: Chỉ dùng để thiết kế các công trình thấp tầng.

2. Tấm thạch cao

+ Ưu điểm:

 – Khả năng tiêu âm cách nhiệt tốt.

  – Giá thành rẻ.

  – Dễ gia công.

 + Nhược điểm: hạn chế lớn nhất của tấm thạch cao là không chịu được nước.

+ Hiện trạng: đã sản xuất thành công tấm thạch cao chịu nước chống thấm cốt vải thuỷ tinh (Tấm thạch cao GH).

3. Ống nhôm

 + Ưu điểm: gọn nhẹ.

 + Nhược điểm: dễ bị ăn mòn, méo, thủng, xước làm giảm tuổi thọ ống.

 + Hiện trạng: không phổ biến lắm, chỉ dùng để thiết kế các công trình thấp tầng.

4. Ống Inox (Thép không rỉ)

 + Ưu điểm:

– Không sợ bị ăn mòn, không gỉ sét.

– Bền, hiện đại.

 + Nhược điểm:

– Giá thành cao.

   – Chi phí thi công cao hơn loại khác.

5. Ống tôn mạ Kẽm

 + Ưu điểm: ứng dụng vào các công trình đòi hỏi tính bền vững cao, chịu được các diễn biến phức tạp của thời tiết.

 + Hiện trạng: Được sử dụng khá phổ biến, có bề dày trong khoảng từ 0,5 ÷ 1,2 mm tùy thuộc kích thước đường ống.

6. Ống chất dẻo

+ Ưu điểm:

– Mềm dẻo, bền chắc, dễ tạo dáng.

– Tiết kiệm vật liệu, năng lượng, vận chuyển.

– Giá thành hạ.

+ Hiện trạng:

   – Dần thay thế sắt thép, gỗ và tiến tới thay dần cả hợp kim cứng trong tương lai không xa.

   – Khá đa dạng về mẫu mã ở nước ta.

   – PVC (Polyvinyl Chloride), Polystyren, Polyurethan, Polyme, Silicon, Epoxy…

   – Người ta còn tạo ra Composit – ví như thứ “kim loại tổng hợp, dòng vật liệu đặc biệt mang tầm thời đại”

   – Đường ống polyurethan (foam PU): nhẹ nhưng khó chế tạo.

  – Ngoài ra ống còn được làm từ nhiều loại vật liệu khác: bê tông than xỉ, gạch, tấm vôi, sành sứ, gang …

Đường ống gió bằng vật liệu không cháy phải được sử dụng cho:

a) Các hệ thống hút cục bộ có nhiệm vụ hút thải hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ; hệ thống thông gió sự cố; các hệ thống vận chuyển không khí có nhiệt độ trên 80°Ctrên toàn bộ chiều dài tuyến ống;

b) Các tuyến ống đi ngang qua hoặc ống góp thuộc hệ thống TG-ĐHKK trong nhà ở, nhà công cộng, nhà hành chính – sinh hoạt và nhà sản xuất.

c) Các đường ống gió đi qua gian máy bố trí thiết bị TG, cũng như các tầng kỹ thuật tầng hầm và tầng sát mái.

V. Miệng Gió

1. Phân Loại

+ Theo kiểu dáng:

Gồm nhiều loại và kiểu dáng, chia thành 3 loại chính là: Miệng gió hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông.

  – Kích thước miệng gió lấy theo kích thước ống thông ra miệng gió đặt tại chổ gió thổi ra hay hút vào.

– Lưu ý: Không tạo tiết diện thay đổi đột ngột để tránh gây ồn.

+ Theo chức năng:

  – Miệng thổi gió vào phòng:

 Miệng thổi gió lạnh từ bên ngoài hoặc từ đường ống dẫn gió lạnh thổi vào phòng, thường bố trí trên tường hoặc trên trần nhà. Miệng thổi gió vào phòng phải bố trí thấp hơn miệng hút gió nóng ra khỏi phòng.

– Miệng hút gió ra khỏi phòng:

 Thường bố trí ở vùng trên của căn phòng, nơi tích tụ nhiều chất độc hại, hoặc chất cháy, nổ, nơi khí có nhiệt độ cao. Tùy yêu cầu cụ thể có thể đặt miệng hút cục bộ cho những nơi tỏa ra các khí độc hại. Tốc độ hút thải khí phải đảm bảo chống ồn, tốc độ gió < 3m/s.

– Miệng thu gió ngoài trời:

Bố trí ở những nơi ít bị nhiễm bẩn nhất, với độ cao không dưới 2m cách mặt đất tính từ miệng lấy gió và không dưới 1m nếu miệng lấy gió đặt ở vùng có thảm cây xanh. Miệng lấy gió cũng có thể bố trí trên mái nhà, nếu trên mái không có ống thải công nghệ và ống thải các khí độc hại. Miệng lấy gió phải đặt nơi tránh được tàn lửa bay vào, có biện pháp ngăn ngừa hơi cháy, khí cháy vào miệng lấy gió.

 * Lưu ý:

– Các miệng hút, miệng thổi có thể bố trí âm trong trần hoặc âm trong tường. Miệng thổi gió lạnh vào phòng thường đặt thấp hơn miệng hút gió nóng ra khỏi phòng (miệng thổi gió vào thường bố trí trên tường, miệng hút khí nóng ra thường bố trí trên trần). Các miệng hút, miệng thổi đặt thấp hơn 1,8 mét so với sàn công tác.

– Để cấp hơi lạnh đến nơi tiêu thụ cần có các đường ống gió đi kèm các miệng hút, miệng thổi. Trong cùng một chỗ, nếu bố trí cả ống dẫn khí lạnh và ống dẫn khí nóng thì ống dẫn khí nóng bao giờ cũng phải đặt bên trên ống dẫn khí lạnh. Để giữ khí lạnh không bị nóng lên do ma sát, các đường ống này thường có kích thước lớn bên trong các đường ống trơn, nhẵn. Để phòng cháy trên đường ống dẫn gió vào phòng phải có van tự động đóng ống khi trong phòng có hoả hoạn.

Miệng gió

2. Các loại phụ kiện khác

a. Bộ thay đổi lưu lượng gió tự động

 – Thích hợp cho việc điều khiển lưu lượng gió cấp trong hệ thống. Đầu vào có dạng tròn, đầu ra hình chữ nhật. Bộ điều khiển/chuyển đổi tính hiệu, mô-tơ được lắp bên ngoài vỏ hộp và được đấu nối.

b. Lọc Gió

 – Phin lọc túi gồm khung nhựa và những túi lọc làm từ sợi hóa học và sợi nhân tạo. Cũng bao gồm các tấm lọc thô và lọc tinh theo nhu cầu sử dụng như dung trong. Nhất là hệ thống lọc gió trong điều hòa thông gió phòng sạch, Hệ Thống Cấp Khí Sạch Áp Suất Dương (Nhà thuốc, bệnh viện, nhà máy sản xuất linh kiện máy tính.v.v.).

c. Van chặn lửa/khói nhiều cánh

 – Van chặn khói/lửa dùng để tự động cô lập lửa cháy lan giữa các khu vực có khói/lửa trong các hệ thống thông gió.

 – Để tránh lửa/khói lan tràn thông qua ống dẫn gió, van chắn lửa có khả năng chịu được trong môi trường lửa khói đến 3 giờ với độ rò rỉ khói rất thấp.

 – Van chắn khói/lửa được lắp trên đường ống gió, hoặc tường và sàn bê tông/gạch, các vách ngăn có kết cấu nhẹ.

d. Van điều chỉnh lưu lượng gió

 – Van điều chỉnh lưu lượng gió nhiều cánh được thiết kế sử dụng cho hệ thống thông gió, dùng để điều chỉnh lưu lượng và áp suất, thiết kế hình dạng theo hình vuông, chữ nhật, tròn và ovan phù hợp với việc nối ống gió.

 – Khung và các góc được làm từ thép mạ kẽm với độ cứng vững cao phù hợp với việc nối với mặt bích ống gió. Các cánh là loại song song, 2 lớp với độ kín cao áp dụng cho các ống gió yêu cầu độ rò rỉ thấp. Van có thể là loại điều chỉnh bằng tay hoặc bằng động cơ điện hoặc khí nén.

e. Van chặn lửa loại đóng sập

 – Van chắn lửa loại đóng sập dùng để tự đông cô lập nhanh lửa cháy lan giữa các khu vực trong các hệ thống thông gió. Van gồm các lá xếp chắn lửa phù hợp cho việc lắp đặt trong tường và sàn bê tông hoặc gạch hay kết cấu bằng gỗ, để ngăn chặn lửa cháy lan qua hệ thống ống dẫn gió.

0979.603.425