Ngày nay, thang thoát hiểm đã trở thành hạng mục thi công quan trọng không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng như chung cư, khách sạn, tòa nhà văn phòng… Theo đó, thiết kế thang thoát hiểm của phải tuân theo tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống và làm việc khi phát sinh sự cố. Tiêu chuẩn thang máy thoát hiểm đã được nhà nước quy định cụ thể mà các đơn vị xây dựng cần phải nắm rõ. Để tìm hiểu về những tiêu chuẩn này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thành Phát nhé!
Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm trong xây dựng
Thang thoát hiểm là hệ thống thang mà mọi người dùng để di chuyển ra khỏi nơi gặp nạn tại các công trình nhà cao tầng khi gặp sự cố. Hoặc được sử dụng để di chuyển như thang bộ khi các thiết bị thang máy bị hư hỏng. Thông thường, cầu thang thoát hiểm sẽ được thiết kế ngoài trời để thuận tiện cho việc di chuyển và lưu thông không khi khi xảy ra hỏa hoạn. Thế những, với các tòa chung cư, văn phòng cao tầng thì hệ thống thang thoát hiểm thường được thiết kế trong nhà và ngay gần kề thang máy để thuận tiện di chuyển và dễ nhận biết.
Như đã đề cập ở phía trên, thang thoát hiểm có vai trò vô cùng quan trọng và trở thành tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc được quy định cụ thể trong điều luật. Ý nghĩa đặc biệt của thang thoát hiểm như sau: lối đi an toàn duy nhất và nhanh nhất khi tòa nhà cao tẩng xảy ra sự cố.
Đa số sự cố xảy ra tại các tòa nhà cao tầng đều liên quan đến cháy nổ. Do đó, khi có sự cố cháy nổ thì hệ thống điện của tòa nhà sẽ bị ngắt toàn bộ bao gồm cả thang máy. Lúc này, không có lối thoát nào khác ngoài cầu thang thoát hiểm. Cho nên, cầu thang thoát hiểm có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự sống và tính mạng của con người.
Chính bởi vì ý nghĩa quan trọng trên mà cầu thang thoát hiểm được xây dựng cần phải tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn về kỹ thuật gắt gao.
Cụ thể, trong nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn để bảo đảm cho người thoát nạn an toàn khi có cháy nổ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.
Trường hợp nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Theo tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2.
Chú ý: Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.
Đó là các điều kiện chúng tôi tóm lược như sau:
Tiêu chuẩn thiết kế buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1
Tiêu chuẩn thiết kế buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2 và N3
Nói đến kết cấu chịu lực, vì tính chất thoát hiểm của cầu thang nên phải đảm bảo kết cấu chịu lực hơn những loại cầu thang bộ bình thường. Khi gặp sự cố sẽ có số lượng người lớn di chuyển bằng cầu thang thoát hiểm, vì thế cầu thang phải có kết cấu chịu lực trọng tải lớn hơn. Bên cạnh đó nếu xảy ra động đất thì kết cấu chịu lực là yếu tố giúp cho cầu thang trụ vững. Đây là một trong những tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quan trọng hàng đầu.
Cửa ngăn cháy là một bộ phận, là tiêu chí thang thoát hiểm nhà cao tầng không thể thiếu của cầu thang thoát hiểm có vai trò ngăn chặn hỏa hoạn tối ưu nhất khi di chuyển trên cầu thang thoát hiểm. Vật liệu chống cháy có vị trí rất quan trọng và chắc chắn phải được lựa chọn khi thiết kế cầu thang thoát hiểm, cửa ngăn cháy.
Khoảng cách này cho phép tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát gần nhất (không kể phòng vệ sinh, nhà tắm), không được lớn hơn.
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng nêu rõ khoảng cách của phòng xa nhất đến lối thoát hiểm gần nhất
Cụ thể được quy định như sau:
Cụ thể quy định là 1m cho l00 người. Nhưng không được nhỏ hơn:
Cụ thể chiều cao cửa đi và lối đi trên đường thoát nạn phải bảo đảm không thấp hơn 2m, đối với tầng hầm, tầng chân tường không thấp hơn 1,9m, đối với tầng hầm mái không thấp hơn 1,5 m.
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng với thông số đảm bảo tiêu chuẩn
Cụ thể, số lượng bậc thang của mỗi vế thang không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc. Không được dùng thang xoáy ốc hoặc bậc thang hình dẻ quạt làm thang thoát nạn. Góc nghiêng lớn nhất của thang là 1:1,75.
Chú ý: Để thiết kế được một hệ thống đầy đủ tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cần những yêu tố như sau:
Hiện nay bên cạnh thang bộ thoát hiểm còn phổ biến hơn loại thang thoát dây thoát hiểm. Tuy nhiên, xét về tính thẩm mĩ và an toàn thì thang bộ vẫn được ưu tiên hàng đầu. Mặc dù vậy, hiệu quả chỉ đạt được khi thang được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn đã quy định như trên. Cảm ơn bạn đọc đẫ theo dõi bài viết và chúc bạn có được cho mình những tham khảo hữu ích, thiết thực.