Tìm hiểu phong cách kiến trúc Cổ điển

1. Kiến Trúc Cổ điển là gì? Đặc điểm phong cách Cổ điển trong Thiết kế nội thất

Kiến trúc cổ điển là phong cách kiến trúc có ý thức bắt nguồn từ các nguyên tắc của kiến trúc La Mã và Hy Lạp, hoặc đôi khi được miêu tả một cách cụ thể hơn là trong các tác phẩm của kiến trúc sư La Mã, Vitruvius.

Kiến trúc Cổ điển bắt nguồn ở Hy Lạp cổ đại giữa thế kỷ thứ 7 và thứ 4 trước Công nguyên. Nó được biết đến với các ngôi đền tôn giáo lớn được xây dựng bằng đá, được thiết kế từ các nguyên tắc về trật tự, đối xứng, hình học và phối cảnh. Một đặc điểm đáng chú ý về tính biểu cảm của nó là các nguyên tắc của “các mệnh lệnh kiến ​​trúc”: Doric, Ionic và Corinthian.

Công trình vĩ đại nhất của kiến ​​trúc Cổ điển là Parthenon. Được xây dựng tại Acropolis, Athens vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Parthenon thể hiện những đặc điểm nổi bật của giai đoạn này: một khối công trình được xây dựng trên một nền chống đỡ các cột và trung tâm của nó.

Với những đặc trưng vô cùng tinh xảo, hoài cổ mà tráng lệ, phong cách cổ điển được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, trong ngành kiến trúc nội thất, lối thiết kế này được áp dụng với nhiều loại công trình: nhà ở, khách sạn, quán café…

2. Phong cách thiết kế cổ điển:

Phong cách thiết kế cổ điển ra đời từ thời kỳ La Mã cổ đại. Đặc trưng của phong cách cổ điển là sự tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc sắp xếp cân đối hoàn hảo, họa tiết cầu kỳ và màu sắc thì rất hạn chế.

Lối kiến trúc này phù hợp với nhưng ai yêu sự truyền thống, đi tìm sự hoàn hảo trong nỗi hoài cổ. Kiến trúc cổ điển không có chỗ cho những đường nét hiện đại hay phá cách, đó phải là các thiết kế chuẩn mực theo nguyên tắc có sẵn. Nhờ tính khắt khe đó mà các công trình theo kiến trúc cổ điển có sự hoàn thiện đạt đến độ chuẩn mực về thiết kế và độ hoàn mỹ về nghệ thuật.

3. Đặc điểm của phong cách Cổ điển trong Thiết kế Nội thất:

Tính đối xứng và cân bằng

Là đặc điểm nổi bật trong kiến trúc cổ điển. Xuất phát từ kiến trúc La Mã, Hy Lạp cổ đại, lối kiến trúc này đề cao sự sắp xếp cân bằng trong thiết kế.

Tính đối xứng có thể được tạo ra bằng cách lấy một trục chính giữa và 2 bên giống nhau. Tất nhiên không nhất thiết từng chi tiết nhỏ nhất hoặc đồ đạc 2 bên phải giống nhau hoàn toàn. Nhưng bằng những cột trụ, bức từng, cách phối màu sắc mà ta dễ dàng nhận ra một bên là hình ảnh phải chiếu của bên đối diện.

Chi tiết trang trí cầu kỳ, uốn lượn đầy tính nghệ thuật:

Đặc trưng của phong cách kiến trúc cổ điển là sự tỉ mỉ trong từng đường nét. Không thể bắt gặp những đường nét thẳng vuông vức hay phá cách trong lối kiến trúc này mà đó là những đường nét uốn lượn mềm mại, đường bo cong tinh tế kết hợp với tone màu vàng trắng tạo nên vẻ quý phái, xa hoa. Kể cả những góc cạnh cũng được xử lý sao cho mang lại cảm giác thật mềm mại, dễ chịu vô cùng.

Yếu tố chủ đạo trong phong cách thiết kế cổ điển đó chính là những đường nét, đường gờ bao xung quanh mỗi chi tiết, tại điểm vuông góc tiếp xúc giữa trần và tường hay chạy từ sàn lên tới trần. Đây là những đường nét không thể thiếu cho người ta cảm nhận rõ nét nhất về phong cách kiến trúc này.

Lựa chọn màu sắc khắt khe và hạn chế:

Thiết kế cổ điển ưu tiên những màu sắc mang tính tự nhiên như màu xám, vàng, trắng, màu nâu trầm của gỗ. Các chi tiết chạm trổ ánh vàng trên nền màu trắng trở nên lộng lẫy và lung linh hơn. Màu nâu trầm của các chi tiết gỗ tạo cảm giác hoài cổ và sâu lắng. Có thể nói màu sắc không tạo ra điểm nhấn mà chính nó làm nền cho các chi tiết cầu kỳ, ti mỉ  thể hiện vẻ đẹp hoàn mĩ của mình.

Ánh Sáng:

Đa phần các phong cách kiến trúc đều ưu tiên tận dụng ánh sáng tự nhiên, kiến trúc cổ điển cũng như vậy. Tuy nhiên để tôn lên vẻ lộng lẫy và tinh tế thì ánh sáng đèn giữ vai trò vô cùng quan trọng.

Những bộ đèn chùm tinh xảo là sự lựa chọn phù hợp với lối kiến trúc này để tôn lên vẻ tao nhã, tinh tế và tạo ra không gian ấm cúng, thân mật. Căn phòng vốn đã đẹp và đầy tính nghệ thuật, ánh sáng đèn sẽ làm bộc lộ hết vẻ đẹp lộng lẫy của nó.

Nội thất và vật liệu sử dụng:

Kiến trúc là cổ điển nên nội thất cũng phải mang hơi hướng hoài cổ của những thập kỷ, thế kỷ trước. Giống như các chi tiết thiết kế, nội thất cũng được lựa chọn cầu kỳ và tinh xảo. Các chất liệu sang trọng như gỗ cao cấp, đá hoa cương, da… rất được ưa chuộng sử dụng.

Những bộ sofa hay bàn ghế nếu là phần gỗ sẽ được chạm trổ cầu kỳ uyển chuyển, nếu là phần nệm sẽ được thêu thùa. Mỗi vật dụng được hoàn thiện vô cùng cao cấp mang lại sự thoải mái và sang trọng.

Có thể tự do lựa chọn và sắp xếp kết hợp các vật dụng trong phòng nhưng bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc về màu sắc. Nếu là vải, nệm thì tone màu phải hợp với tone màu tổng thể. Các đồ pha lê, đồ kim loại bằng đồng, đồ đạc có ánh vàng cũng được khuyến khích sử dụng.

Kiến trúc cổ điển dành nhiều cho những người ưa hoài cổ, mang đậm tính truyền thống – những người đi tìm sự hoàn hảo. Chính những nguyên tắc khắt khe trong thiết kế, thi công cho tới vật liệu hoàn thiện công trình đã tạo nên tỉ lệ vàng trong mỗi công trình để tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ nhất.

0979.603.425