Tìm hiểu về cầu thang 3 vế và các lưu ý khi thiết kế cầu thang 3 vế

Cầu thang là một bộ phận trong các công trình kiến trúc có tác dụng chia một khoảng cách lớn nằm xiên thành nhiều khoảng cách nhỏ nằm xiên. Sau đây là những nguyên tắc thiết kế và bản vẽ kết cấu cầu thang 3 vế trong xây dựng cần đảm bảo.

Nguyên tắc thiết kế cần đảm bảo

Dù là cầu thang loại nào, trong bản vẽ và khi thiết kế cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Tính an toàn phải đặt trên hàng đầu

+ Thứ nhất: Cấu tạo cần có kết cấu chịu lực tốt.

+ Thứ hai: Nhất thiết phải có lan can tay vịn để đảm bảo sự an toàn và tiện dụng cho việc sử dụng

+ Thứ ba: Phải đảm bảo các yêu cầu về chiều rộng cần thiết để giao thông. (Nếu là thang thoát hiểm thì phải tuân thủ theo các yêu cầu thiết kế của thang thoát hiểm).

Thiết kế cầu thang cần phải lưu ý đến kích thước hợp lý, chiều cao và chiều rộng cầu thang. Theo tiêu chuẩn áp dụng cho nhà ở dân dụng hiện nay tại Việt Nam thì:

- Chiều rộng của thân thang: từ 0,9m đến khoảng 1,2m.

- Độ dốc của cầu thang: quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng bậc thang:

- Trong các công trình kiến trúc: độ cao bậc thang thường từ 15 – 18 cm.

- Chiều rộng tương ứng từ 24 – 30 cm

- Chiều cao của lan can: kích thước khoảng 85 – 90cm.

- Chiếu nghỉ: là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang lên xuống cầu thang. Chiều rộng chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang. Đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.

Với quy chuẩn này cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp người đi lại sẽ cảm thấy thoải mái và không bị mất sức quá nhiều.

Lưu ý khi thiết kế cầu thang

Cầu thang không chỉ đơn thuần là lối dẫn lên các tầng cao trong nhà. Đây còn góp phần tạo nên nét thẩm mỹ nội thất và đóng vai trò quyết định cho sinh khí trong ngôi nhà. Do đó, phải được thiết kế sao cho rộng rãi, thông thoáng và không bị tù túng. Do đó trong thiết kế vấn đề được đặt ra là lựa chọn một mẫu đẹp, phù hợp để tôn lên điểm nhấn cho căn nhà.

Nguyên tắc đầu tiên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng là chiều cao của các bậc thang cũng như chiều rộng phải theo đúng tiêu chuẩn. Theo như tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, thì độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75 – 120 cm và chiều cao là 16-19cm. Đối với các bậc thì độ rộng trung bình của một bậc là 24 – 27 cm. Đối với những công trình cao cấp hoặc biệt thự, độ rộng có thể từ 1,5m trở lên. Với kích thước tiêu chuẩn đó, sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức.

Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý theo phong thủy . Theo quan niệm phong thủy chính là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vị trí được bố trí một cách khác nhau.

Hai loại cầu thang bê tông phổ biến trong nhà phố hiện nay.

Nhà phố ngày nay sử dụng hầu như là cầu thang bê tông cốt thép với bậc thang và len thang ốp đá. Có 2 cách thiết kế cầu thang bê tông là: Cầu thang ziczac và cầu thang bản.

Cầu thang ziczac là cầu thang mà bề mặt bên dưới được đổ khuôn bẻ sắt theo hình ziczac. Như vậy cầu thang sẽ đẹp và tinh tế hơn tuy nhiên giá thành thi công cao hơn 10% so với cầu thang bản.

 

0979.603.425