Tìm hiểu về gỗ lũa và ứng dụng của gỗ lũa trong đời sống

Trong thế giới đồ nội thất bằng gỗ có rất nhiều loại gỗ khác nhau. Gỗ lũa từ lâu đã trở thành một lại gỗ quý và hiếm vì quá trình tạo ra nó hay những đặc điểm riêng biệt mà không có loại gỗ nào có thể so sánh cùng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về gỗ lũa và những ứng dụng bất ngờ bạn nên biết tại bài viết này nhé. 

Gỗ lũa là gì? 

Gỗ lũa chính là phần lõi gốc của các cây đã bị chết. Các cây này thường là các cây cổ thụ lâu năm. Vì là phần lõi trong của cây nên gỗ này rất cứng, không bao giờ bị mục nát mối mọt. Hay chịu ảnh hưởng của các yếu tố mưa, nắng, côn trùng hay bị xói mòn bởi dòng chảy của nước… Hình thù của gỗ lũa vô cùng đa dạng, bởi mỗi cây sẽ cho ra một hình dáng khác nhau. Nên kiểu dáng của nó là độc nhất vô nhị. Chính điều này đã làm cho gỗ lũa rất có giá trị trên thị trường đồ gỗ. Chính thiên nhiên đã tạo nên những hình thù độc đáo, đậm chất nghệ thuật cho loại gỗ này.

go-lua-la-gi?

Gỗ lũa thường được sử dụng để tạo nên các món đồ nghệ thuật cao cấp có giá trị cao. Đây là loại gỗ được ưa chuộng ở cả trong và ngoài nước. Với sự độc đáo, qua bàn tay chế tác tinh xảo của các nghệ nhân, gỗ lũa được rất nhiều các đại gia, tay chơi gỗ nghệ thuật săn đón.

Có những loại gỗ lũa nào?

Gỗ lũa là loại gỗ có sự đa dạng, phong phú vì sự mài mòn của thiên nhiên là không cố định vì các nhà sưu tầm chia gỗ lũa ra thành 3 loại: 

Lũa nằm sâu trong lòng đất

Gỗ lũa nằm trong lòng đất là loại gỗ được tích sâu trong lòng đất rất lâu sau khi cây bị mục nát. Gỗ nằm sâu trong lòng đất nên không phải dầm mưa nắng, không bị mài mòn quá nhiều. Nhờ vậy, chất gỗ vẫn giữ nguyên được màu sắc, vân gỗ cực đẹp mắt.

Lũa ngâm dưới bùn hay trong lòng suối

Gỗ lũa ngâm dưới bùn, lòng suối được hình thành nhiều nhất, đặc biệt sau mỗi đợt bão lũ, sạt lở các cây thân gỗ bật gốc và bị cuốn trôi đi đến các sông, hồ… Gỗ lũa dễ dàng tìm thấy trong các ao hồ, sông suối, bạn có thể tìm thấy thân gỗ lớn và nặng đến hàng tấn. Loại gương khung gỗ lũa ngâm dưới có thể bị thay đổi màu sắc hơi hướng nâu đen hay bị mờ những vân gỗ phía ngoài đi.

Lũa tạo thành dưới trời mưa, gió

Gỗ lũa tạo thành dưới trời mưa, gió chủ yếu được tìm thấy ở những nơi có lượng mưa thấp và có điều kiện khắc nghiệt hơn bình thường. Loại gỗ lũa này chủ yếu được tạo thành từ dưới tự mài mòn của thời tiết mưa gió thất thường, sự mục nát của cây sẽ chỉ chừa lại phần lõi cứng nhất. Thường phải mất khoảng thời gian rất lâu để hình thành loại gỗ này nên nó được đánh giá là loại gỗ có độ bền cao, đẹp nhất trong 3 loại.

Đặc điểm nhận dạng gỗ lũa

dac-diem-cua-go-lua

Gỗ lũa tự nhiên sau khi được tìm thấy, khai thác và trải qua quá trình đục đẽo,...thành hình nên các loại nội thất khác nhau hay các tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Và để nhận dạng gỗ lũa bạn cần lưu ý đến những đặc điểm sau đây. 

Hình dáng: Đây có lẽ là nét đặc trưng nhất mà gỗ lũa đem lại, kiểu dáng đa dạng độc nhất vô nhị và không trùng lặp với bất cứ loại nào.

Độ cứng: Vì đây là phần gỗ được sót lại sau quá trình mài mòn khắc nghiệt bởi điều kiện tự nhiên nên chắc chắn phần được gọi là gỗ lũa này rất cứng và không bị mục rỗng do mối mọt. Và hầu như sẽ không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện tự nhiên thông thường nữa.  

Màu sắc: 

  • Gỗ lũa trong lòng đất sẽ có màu sắc tự nhiên của màu gỗ;
  • Gỗ lũa dưới bùn sẽ có màu hơi thẫm nhẹ và có thể sẽ bị pha chút sắc của bùn;
  • Gỗ lũa hình thành bởi điều kiện mưa gió tự nhiên sẽ có màu sắc tươi sáng và có các vân gỗ đều màu đẹp mắt.  

Những ưu và nhược điểm của gỗ lũa

  • Ưu điểm: Bởi đã trải qua những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nhất nên chắc chắn độ bền và chất lượng của gỗ là trên hết. Và có những đường nét vô cùng độc đáo và phong phú. Và cũng vì đã trải qua nhiều điều kiện khắc nghiệt nên sẽ chống mối mọt tuyệt đối. 
  • Nhược điểm: Được hình thành rất lâu cũng như quá trình hình thành gian nan nên loại gỗ lũa này vô cùng hiếm và có giá thành rất cao. 

Ứng dụng gỗ lũa trong thiết kế nội thất như thế nào?

Vì mức độ hiếm và khó khai thác, tìm kiếm của nó, nên gỗ lũa mìn ngày nay đã trở thành loại gỗ được các tín đồ sưu tầm săn đón và thực hiện làm những vật liệu trang trí xa xỉ, với giá trị cao và tính thẩm mỹ cũng rất cao. Và vì độ bền và tính thẩm mỹ của nó, gỗ lũa cũng được các đại gia sử dụng nhiều trong thiết kế và thi công nội thất. 

Đồ nội thất bằng gỗ lũa

ung-dung-cua-go-lua-1

Nếu là một tay sưu tầm gỗ lũa thì chắc hẳn bàn ghế gỗ lũa sẽ không còn xa lạ gì nữa, nhưng chắc chắn là không nhiều vì gỗ lũa rất quý hiếm. Tuy nhiên với những đường nét có 1 không 2 của mỗi thân gỗ lũa chắc chắn sẽ tạo ra những bộ bàn ghế độc nhất vô nhị. 

Tượng gỗ lũa đẹp

ung-dung-cua-go-lua-2

Gỗ lũa với độ bền và màu sắc, vân gỗ hết sức tự nhiên của mình giúp cho các nghệ ngân có vô vàn những ý tưởng giúp tạo hình vô cùng đẹp mắt và nghệ thuật. Tuy nhiên để chế tác thành tượng gỗ lũa, chắc hẳn khúc gỗ này cũng khá lớn hoặc khá bằng phẳng không quá xù xì. 

Gỗ lũa thủy sinh dùng trang trí bể cá

Với lợi thế là hình thù độc đáo của mình, đã được tận dụng để trang trí bể cá thủy sinh. Với công dụng này, gỗ lũa tạo một nét nghê thuật vô cùng độc đáo giúp cho bể thủy sinh trở nên một điểm nhấn rất riêng cho ngôi nhà của bạn. 

Gỗ lũa thủy sinh cần được xử lí trước khi sử dụng bằng cách ngâm trong oxi già và phơi nắng khá lâu trong khoảng 1 tuần. Hoặc có thể xử lí bằng cách luộc với nước sôi từ 2-3 lần để loại bỏ các chất tích tụ vào thân gỗ trong quá trình hình thành tránh gây ô nhiễm nước cho bể cá nhà mình.   

Gỗ lũa đẹp làm chậu trồng cây nghệ thuật

Với những hốc cây độc đáo, có hõm sâu khiến cho nhiều nghệ nhân có ý tưởng tận dụng điểm này để làm chậu trồng cây rất nghệ thuật. Có thể kết hợp những tiểu cảnh xung quanh như bonsai, thác nước, thác khói,... để tạo lên một bàn trà đạo cực kì quyền lực và bắt mắt.

0979.603.425