Đối với những vùng quê ở Việt Nam hình ảnh cây xoan đào không còn xa lạ. cây xoan đào có nhiều ứng dụng trong đời sống con người đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất. Để tìm hiểu thêm về loại gỗ này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Gỗ xoan đào là gì?
Xoan đào hay còn được gọi bằng rất nhiều những cái tên khác như cây Cáng Lò, sapeli, sapele
Cây xoan đào sinh trưởng rất nhanh và có nhiều phân nhánh mọc trên thân cây chính. Cây xoan đào có thân thẳng tắp và tròn, thân cây có thể cao từ 20 đến 25 m, đường kính từ 40 đến 60 cm nếu được nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên. Ngoài ra, một số cây xoan đào, được gieo trồng trong điều kiện tự nhiên tốt cũng có thể cao đến 30 m, đường kính thân cây có thể lên tới 85 cm.
Ưu, nhược điểm của gỗ xoan đào
Gỗ xoan đào có tốt không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng cho đồ nội thất. Cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm nổi bật sau:
Ưu điểm của gỗ xoan đào
- Có màu cánh gián đặc trưng, đường vân rõ nét, bề mặt gỗ mịn rất phù hợp khi ứng dụng vào đồ nội thất phù hợp với không gian nội thất ngày nay.
- Thuộc loại gỗ nhẹ nhưng sau quá trình tẩm sấy kỹ càng gỗ có độ cứng rất tốt, khả năng chịu nhiệt, chống nước, chống ẩm mốc tốt, ngoài ra gỗ xoan đào không bị mối mọt theo thời gian
- Chịu được những thời tiết khắc nghiệt nhất như: nắng, mưa, gió , nước, lạnh và gàn như không bị cong vênh, nứt nẻ theo thời gian
- Gỗ xoan đào có giá thành hợp lý do vậy đồ gỗ xoan đào dùng cho nội thất có giá phù hợp vớ túi tiền của phần da người dân Việt Nam.
Nhược điểm của gỗ xoan đào
- Đối với mẫu nội thất gỗ tự nhiên nào cũng đều tồn tại những nhược điểm nhất định, và gỗ xoan đào cũng không ngoại lệ.
- Đặc tính gỗ xoan đào là không có khả năng kháng sâu mọt, nên sử dụng một thời gian dát gỗ thường dễ bị mối mọt xâm hại.
- Tâm gỗ không thấm chất bảo quản, nhưng dát gỗ lại hoàn toàn thấm được chất này.
- Nhạt màu theo thời gian, vì vậy người ta phải sử dụng sơn phủ bề mặt
- Dát gỗ thấm nước không thực sự tốt, nên trong quá trình sử dụng bạn nên hạn chế để nước dính vào tránh trường hợp gỗ bị phồng - nở.
- Mặc dù tồn tại những nhược điểm nhất định, nhưng khi được xử lý kỹ thuật tốt thì gỗ Xoan đào sẽ có khả năng chống ẩm và chống mối mọt rất tốt.
- Nhưng nhìn chung, việc sử dụng nội thất gỗ xoan đào không chỉ mang lại cho không gian phòng ngủ của gia đình bạn vẻ đẹp sang trọng, hiện đại nhưng không kém phần tự nhiên.
- Hơn nữa, với khả năng chịu nhiệt, chống thấm nước tuyệt đối, lựa chọn sản phẩm chính là ý tưởng tuyệt vời nhất cho đem lại mỗi giấc ngủ an nhiên cho gia đình bạn!
- Gỗ xoan đào tự nhiên thì không có khả năng chống lại sự xâm nhập của mối mọt.
Những loại gỗ xoan đào phổ biến
Dựa theo các đặc điểm tự nhiên và đặc tính gỗ thì cây xoan đào được xếp vào trong nhóm IV trong bảng loại nhóm gỗ tự nhiên tại Việt Nam. Cây gỗ xoan có hai loại chính đó là xoan đào và xoan đào ta.
Gỗ xoan ta
Xoan ta là loại cây được trồng ở một số gia đình, lá cùng quả của cây xoan ta có thể ăn được vì chúng không độc. Cây xoan đào thường ít trồng ở khu dân cư mà chỉ là do quá trình phát sinh tự nhiên hoặc được trồng trong rừng.
Tuy nhiên thị trường vẫn xuất hiện một loại gỗ xoan đào nữa đó là gỗ xoan đào Nam Phi. Gỗ xoan đào Nam Phi có tốt không? và nhiều người còn chưa biết về loại gỗ xoan đào nam Phi này thì sau đây chúng tôi xin được nêu một vài đặc điểm về loại gỗ này : Gỗ xoan đào Nam Phi cũng là gỗ xoan đào nhưng có nguồn gốc từ Châu Phi và là loại gỗ có chất lượng cũng như là mẫu mã bắt mắt.
Xoan đào Nam Phi
Gỗ xoan đào Nam Phi có đường kính lên đến 1m, dài khoảng 40cm, thân cây suôn, thẳng và ít mắt, có tâm gỗ đều, nếu cây gỗ càng lớn thì giác gỗ của nó càng mỏng. Gỗ có màu hồng nhạt, dác gỗ mỏng và nó có thể sử dụng liền khi còn tươi.
Gỗ nhẹ nhưng rất cứng và có mùi thơm đặc trưng nhẹ nhàng. Bề mặt gỗ lì, có vân gỗ hình núi xếp chồng lên nhau, dày và đều đặn.
Sapelli có khối lượng khoảng 670kg/m3 ở dạng khô. Gỗ có thể sấy một cách dễ dàng, tỷ lệ thu hồi của gỗ xoan đào Nam Phi cao hơn một số loại gỗ khác. Gỗ dễ lên màu, ăn sơn, giúp lên màu đẹp khi thi công.
Phân biệt cây xoan đào với xoan ta
- Hiện nay Việt Nam có nhiều giống cây xoan khác nhau: xoan ta, sầu đâu, sầu đông, xoan lai, xoan trắng, xoan tía,xoan đào
- Xoan đào khác xoan ta không nhiều nhưng có thể phân biệt dễ dàng, thứ nhất về hạt. Hạt xoan đào to hơn hạt xoan ta, cứng cáp hơn, có 5 nốt chấm xung quanh đầu hạt, còn hạt xoan ta, xoan tía thì các nốt chấm này không phân bố đều. Thân gỗ xoan đào xù xì hơn, thân xoan ta trơn, trượt.
- Giống cây xoan đào 3 tháng tuổi nhìn hơi sẫm đỏ về thân – dễ dàng phân biệt với xoan ta, xoan thường.