Đối với những người yêu thích các sản phẩm được làm từ gỗ thì cái tên gỗ samu không còn xa lạ gì nữa. Gỗ samu là loại gỗ quý hiếm, có nhiều giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ cũng như cảnh quan được nhiều gia đình yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về gỗ samu, nó có đặc điểm tính chất nào, có tốt không? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về các vấn đề này nhé!
Cây samu hay còn có tên gọi khác đó là chi sa mộc, tên khoa học đặt theo tên bác sỹ người Anh Dr. James Cunningham là Cunninghamia. Đây là cây thuộc họ bách (hoàng đàn với 27 – 30 chi và khoảng 130 – 140 loại dải khắp trên thế giới). Cây samu được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam sau đó được nhân giống trồng ở nhiều nước trên thế giới. ( Cây sa mộc còn được gọi là sa mu, xa mu, sà mu, sa múc, thông mụ, co may (Dao), long len, thông Tàu )
Cây ra hoa khi sống được khoảng 10 năm. Thường ra hoa vào tháng 3- tháng 4 và kết trái vào mùa đông.
Cây samu được phân bố rộng rãi tại nơi có khí hậu ôn hòa, có độ ẩm khoảng 75%, nhiệt độ trung bình vào khoảng 15-20 độ C. Đây là loại cây ưa ẩm và không thích hợp với đất mặn và có nồng độ kiềm cao. Khi sống cùng các loại cây khác, cây sẽ phát triển nhanh vươn lên tầng cao nhất do tính chất ưa sáng.
Ở Việt Nam, cây gỗ samu được tìm thấy nhiều và sinh trưởng phát triển tốt ở các khu rừng tự nhiên thuộc miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn…
Từ những ưu điểm của gỗ samu bên trên, có thể thấy đây là loại gỗ cực kỳ chất lượng. Gỗ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng từ chất lượng gỗ, màu sắc, vân gỗ đến mùi hương đem lại sự thoải mái, thư giãn cho người sử dụng. Nếu đủ điều kiện kinh tế và yêu thích dòng nội thất cao cấp thì gỗ samu sẽ là một lựa chọn đáng mong đợi cho bạn đấy.
Đặc điểm thân cây samu là tròn, thẳng đứng và một cây trưởng thành có chiều cao lên đến khoảng 20 – 30m. Đường kính của thân cây dựa vào độ tuổi của cây, nó có thể lớn hơn 2m. Vỏ cây sẽ có màu nâu hoặc xám, vỏ nứt dọc thân cây tùy theo từng mùa. Một đặc điểm đặc trưng nữa là lõi của thân cây thường bị rỗng do di truyền từ giống. Chính vì thế, khi muốn nhân giống cần lựa chọn cây cha thật cẩn thận.
Vốn là một loại cây phù hợp trồng ở những nơi có khí hậu lạnh. Tuy nhiên, nó vẫn có thể phát triển được ở những nơi cận xích đạo. Lá samu đặc trưng là hình trụ, thuộc loại lá kim và mọc tương tự lá thông. Lá dài từ 2 – 7cm, rộng 3 – 5mm, cứng và có màu xanh lục. Trong thời tiết giá lạnh, nhất là các khu vực có tuyết rơi thì lá có thể chuyển sang màu nâu đồng.
Cây phát triển đến khoảng 10 năm tuổi là bắt đầu cho ra hoa. Do màu sắc của nón (cụm hoa) rất dễ lẫn với lá nên chúng ta thường khó có thể nhìn thấy. Hoa cây samu thường hay ra vào cuối mùa xuân. Hoa đực mọc tại đầu cành và mọc thành nón với 10 – 30 hoa. Nón cái mọc đơn lẻ tại gốc lá với 2 – 3 hoa..
Vào đầu mùa đông, chồi bắt đầu chín dài khoảng 3 – 4cm hình trứng. Vỏ có các vẩy nhìn gần giống như vỏ quả dứa, bên trong vẩy chứa từ 3 – 5 hạt. Từ khoảng giữa tháng 10 đến cuối tháng 12 dương lịch sẽ là mùa thu hoạch quả samu.
Rễ cây thuộc dạng rễ cọc, thường ít phát triển sâu vào trong lòng đất. Thay vào đó nó sẽ mọc ngang, ăn nông và tận dụng nguồn dinh dưỡng từ lớp bề mặt. Cây ưa trồng ở vùng đất ẩm, pha cát, dễ thoát nước. Độ pH của đất lớn hơn 5, có nhiều mùn và mang tính chất đất rừng. Các loại đất mà cây ưa phát triển là trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, đá macma, đá vôi có tầng dày từ 0.7 – 0.8m trở lên. Không thích hợp để trồng trên các loại đất kiềm hoặc mặn.
Là loại gỗ có khả năng chịu sức ép ngang tốt, khó mối mọt, mục nát nên gỗ samu được sử dụng để đóng tàu, thuyền đi biển.
Gỗ samu được ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực nội, ngoại thất từ bàn ghế, giường sập, sofa, tủ quần áo, kệ tivi đến cửa gỗ, cầu thang hay các cột trụ nhà.
Chất gỗ mịn, thớ thẳng và chịu lực tốt nên gỗ samu còn rất được yêu thích khi chế tác thành đũa gỗ samu. Mùi thơm dễ chịu khiến đũa không có mùi mốc, tanh của đồ ăn, khiến bữa cơm thêm phần ngon miệng.
Với màu sắc và hương thơm của mình, gỗ samu còn được chế tác thành tượng gỗ như tượng phật thờ phụng tại các chùa miếu, tượng phong thủy như bộ tam đa,
Trong y học, tinh dầu gỗ samu là lựa chọn để chữa trị các vết thâm do máu bầm, làm dịu các bệnh ngoài da, côn trùng cắn. Tinh dầu samu còn có tác dụng tốt để trị các bệnh về xương khớp, trĩ nội, trĩ ngoại.
Hình dáng thân thẳng, lá kim với các tầng đối xứng đẹp mắt, samu là lựa chọn để trở thành các cây trồng cảnh quan để làm đẹp cho đường phố, công viên. Cây samu có thân gỗ lớn, chắc chắn nên nó còn là loại cây trồng ven bìa rừng, ven đồi nhằm bảo vệ rừng khỏi sự tàn phá của trâu bò và các động vật khác.