Tìm hiểu về kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh là xu hướng thiết kế – thi công các công trình xây dựng giảm thiểu tối đa tác động tới thiên nhiên hướng tới lối sống gần gũi với thiên nhiên nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng và giữ gìn môi trường trong lành sạch đẹp theo các tiêu chí của phát triển bền vững. Vậy kiến trúc xanh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Khái niệm về kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh có nhiều điểm tương đồng với kiến trúc bền vững. Tuy nhiên 2 khái niệm này sẽ hoàn toàn khác nhau. Kiến trúc xanh, thiết kế xanh liên quan trực tiếp đến khí hậu, sinh thái và môi trường. Bao gồm:

- Kiến trúc khí hậu: phát triển vào thập niên 60 của thế kỷ XX ở nhiều quốc gia.

- Kiến trúc môi trường: gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường.

- Kiến trúc sinh khí hậu: các kiến trúc sư sẽ nghiên cứu mô phỏng hình dạng của tòa nhà mô phỏng theo các yếu tố của thiên nhiên.

- Kiến trúc sinh thái: đề ra các hướng kiến trúc phù hợp với môi trường sinh thái.

- Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: các công trình kiến trúc nhà ở, văn phòng tiêu thụ ít điện năng.

- Kiến trúc thích ứng: xây dựng công trình kiến trúc thích nghi được với khí hậu đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng của con người.

Kiến trúc xanh và kiến trúc bền vững có một vài nét tương đồng. Không chỉ quan tâm đến môi trường sinh thái và khí hậu, kiến trúc xanh còn liên quan đến các yếu tố văn hóa, xã hội, cộng đồng, dân tộc, thẩm mỹ và khả năng đáp ứng công năng của công trình. Chính vì vậy, khái niệm kiến trúc xanh ở thế kỉ XXI phải bao gồm 2 yếu tố cơ bản: Yêu cầu về kiến trúc và yêu cầu tạo ra công trình xanh.

Kiến trúc xanh tiếng anh là gì?

Trong tiếng Anh, người ta dùng thuật ngữ Green Architecture để gọi tên các công trình kiến trúc xanh. Cụm từ này khi tra cứu tài liệu trên google sẽ có kết quả nổi bật được nhiều người đánh giá cao là:

Dịch ra tiếng Việt có nghĩa như sau: “Kiến trúc xanh hay thiết kế xanh là một cách xây dựng nhằm giảm thiểu tác hại của các dự án xây dựng đối với sức khỏe con người và môi trường. Kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế “xanh” sẽ cố gắng bảo vệ không khí, nước và trái đất bằng cách lựa chọn vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và tiến hành xây dựng”.

Xu hướng phát triển kiến trúc xanh

Quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số và phát triển dẫn tới nhu cầu sử dụng năng lượng và xả thải ra môi trường ngày càng gia tăng. Trước tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp thì nhiều chiến lược được nghiên cứu và đưa ra nhằm hướng tới việc phát triển bền vững. Trong đó có các xu hướng kiến trúc xanh như:

- Kiến trúc sinh thái (Ecologic Architecture)

- Kiến trúc sinh – khí hậu (Bioclimatic Architecture)

- Kiến trúc hiệu quả năng lượng (Energy -Efficient Building)

- Kiến trúc môi trường (Environmental Architecture)

Mỗi một xu hướng có mục tiêu khác nhau nhưng cũng có những điểm tương đồng và liên kết chặt chẽ. Các xu hướng này ngày càng được áp dụng nhiều hơn và trở nên phổ biến trên khắp thế giới.

Lợi ích của thiết kế công trình kiến trúc xanh

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu khiến môi trường ngày càng có chất lượng kém hơn. Tác động của con người đã làm thay đổi tự nhiên và nếu không có những giải pháp kịp thời thì hậu quả về sau sẽ càng nghiêm trọng. Thiết kế các công trình kiến trúc xanh nhằm mục tiêu phát triển bền vũng là điều cần thiết từ bây giờ cho đến về sau. Các thiết kế này có nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể là:

Lợi ích đối với môi trường

Đây là điều được nhắc đến và được nhiều sự quan tâm nhất. Đồng thời cũng là lợi ích lớn nhất đem lại từ kiến trúc xanh. Các thiết kế này sẽ làm đa dạng hơn hệ sinh thái và nguồn tài nguyên sinh học trong tự nhiên. Đồng thời, với tác động của yếu tố xanh thì chất lượng không khí cũng sẽ được cải thiện, lượng phát sinh chất thải rắn và sử dụng tài nguyên cũng ít hơn.

Lợi ích về kinh tế

Theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học từ  VGBC – Hội đồng công trình xanh thế giới, nếu so sánh 1 công trình thương mại có thiết kế kiến trúc xanh với một công trình thông thường thì các công trình xanh sẽ tối ưu hơn. Bởi:

- Sử dụng ít hơn 26% năng lượng

- Chi phí bảo trì hàng năm giảm hơn 13%

- Lượng khí thải nhà kính sinh ra ít hơn hẳn 33%.

Từ những phân tích này có thể dễ dàng thấy được hiệu quả kinh tế do việc giảm thiểu mọi chi phí trong quá trình sử dụng và vận hành công trình. Đồng thời, giá trị công trình cũng sẽ được tăng lên do đây là một công trình bền vững và khả năng thu hồi vốn đầu tư xây dựng cũng nhanh hơn so với những công trình không có thiết kế kiến trúc xanh.

Lợi ích về xã hội

Không chỉ có những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế, công trình thiết kế xanh còn mang lại hiệu quả xã hội lâu dài. Điều này được thể hiện qua:

- Tăng số lượng tiện ích trong không gian đô thị

- Tạo môi trường trong sạch, cộng đồng văn minh, thân thiện

- Giảm sự xuất hiện của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: phổi, hen, dị ứng…

- Giảm nguy cơ đột quỵ hoặc một số bệnh lý căng thẳng thần kinh.

Nguyên tắc thiết kế kiến trúc xanh

Dù là bất cứ công trình nào, các nguyên tắc thiết kế kiến trúc xanh phải luôn được đề cập đến trong 4 giai đoạn: Trước khi xây dựng – Thi công xây dựng – Khai thác sử dụng – Tháo dỡ công trình. Để đảm bảo tính hiệu quả, các công trình xanh sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Hòa nhập với môi trường tự nhiên

Có nhiều nguồn năng lượng và môi trường tự nhiên rất khó hoặc không thể bù đắp, tái tạo lại sau khi có sự can thiệp của con người. Vì thế, các công trình xanh cần có phương án triển khai để hòa nhập tốt và ít làm thay đổi môi trường tự nhiên nhất.

Thiết lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái

Mục tiêu xây dựng của mỗi công trình vẫn là đáp ứng tốt nhu cầu của con người. Vì vậy các thiết kế cần đảm bảo yếu tố: tiện nghi, thoải mái và dễ dàng sử dụng. Sự tối ưu công năng có thể sẽ làm giảm thiểu đáng kể một phần chi phí quản lý và vận hành.

Áp dụng tiến bộ khoa học nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng

Tiến bộ khoa học, cộng nghệ hiện nay đã cho phép con người có nhiều cách hơn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Đi cùng với đó sẽ là việc tối ưu sử dụng năng lượng và hạn chế phát sinh các nguồn thải ô nhiễm hoặc gây hiệu ứng nhà kính. Các năng lượng sạch và năng lượng tái tạo cũng cần được ưu tiên sử dụng để hướng tới mục tiêu an toàn, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Thiết kế phù hợp với lịch sử và văn hóa trong khu vực

Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc là tiêu chí cũng cần được quan tâm sát sao. Cuộc sống hiện đại phát triển nhưng con người cũng cần phải có những điều để gợi nhớ về cội nguồn và phát huy các tinh thần, truyền thống tốt đẹp do cha ông để lại.

Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công trình kiến trúc xanh trên thế giới

Ở trên thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá công trình kiến trúc xanh. Sau đây sẽ là tiêu chuẩn được đưa ra và áp dụng tại một số quốc gia  trên thế giới.

LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi USGBC (United States Green Building Council) – Hội đồng công trình xanh tại Mỹ. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng.

BREEAM  (Building Research Establishment  Environmental Assessment Method) do tổ chức nghiên cứu xây dựng của Anh đưa ra và chỉ áp dụng tại Anh. Mục đích của tiêu chuẩn là để chỉ đạo xây dựng xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường.

GBC (Green Building Challenge) là một phương pháp đánh giá do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada (NRC) soạn thảo với mục đích nhằm đánh giá, bình xét tính năng môi trường của kiến trúc sau khi thiết kế và hoàn công xây dựng.

EDGE (Exellence in Design for Greater Efficiencies) với các tiêu chuẩn tập trung đánh giá tính hiệu quả vận hành của công trình. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc công trình xanh.

Green Mark BCA của Singapore với các tiêu chí đánh giá dành riêng cho các khu vực khí hậu nhiệt đới.

Ngoài ra còn có các phiên bản tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh khác của Nhật Bản, Malaysia, Úc, Ấn Độ…

 

0979.603.425