Tìm hiểu về nhà ghép cấp 4 và một số mẫu nhà ghép cấp 4 được ưa chuộng nhất hiện nay

Trong những năm gần đây, xu hướng ứng dụng nhà lắp ghép trong xây dựng ngày càng được nhiều chủ đầu tư trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lựa chọn. Vậy nhà lắp cấp 4 là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời cho bản thân mình nhé!

Nhà lắp ghép cấp 4 là gì?

Nhà lắp ghép cấp 4 là kiểu nhà được xây dựng nên từ những loại nguyên vật liệu nhẹ như tấm xi măng Smartboard hoặc gỗ… Và có cấu trúc chịu lực bằng khung thép có trọng lượng nhẹ, nhưng có độ chịu lực tốt, thích hợp với nhiều dạng thời tiết.  Các mẫu nhà lắp ghép cấp 4 sẽ được thi công dưới sự chỉ dẫn và chế tạo theo bản thiết kế kĩ thuật chi tiết và có thơi gian sử dụng khoảng 20 năm tính từ ngày hoàn thiện.

Phân loại nhà lắp ghép cấp 4

Có 4 kiểu nhà lắp ghép cấp 4 tiêu biểu được nhiều chủ đầu tư, nhiều gia đình lựa chọn trên thị trường là:

- Nhà lắp ghép cấp 4 dân dụng: là nhà lắp ghép phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, ăn ở của người dân.

- Nhà lắp ghép cấp 4 quân sự: là nhà tiền chế được xây dựng phục vụ cho hoạt động quân sự

- Nhà lắp ghép cấp 4 dùng trong công nghiệp: là nhà lắp ghép được thiết kế với diện tích lớn, phù hợp với nhu cầu sản xuất dây chuyền công nghiệp.

- Nhà lắp ghép cấp 4 thương mại: là nhà tiền chế được xây dựng phục vụ cho hoạt động mua và bán tại các trung tâm thương mại.

Cấu tạo của nhà lắp ghép cấp 4

Không tốn thời gian thi công, không cầu kỳ, nhiều công đoạn như nhà cấp 4 truyền thống, mẫu nhà lắp ghép có cấu tạo vô cùng đơn giản chỉ gồm 3 phần: phần móng, phần khung thép chịu lực và kết cấu phụ nhà tiền chế.

Phần móng nhà

Móng nhà là phần quan trọng không thể thiếu khi tiến hành xây bất kỳ công trình nào. Do đó, trước khi tiến hành thi công xây dựng cần phải kiểm tra, khảo sát, đánh giá địa hình nơi thi công. Tùy thuộc vào kết cấu của đất là lựa chọn móng băng, móng đơn,… cho phù hợp. 

Cấu tạo của nhà lắp ghép khác với cấu tạo của ngôi nhà truyền thống, vì vậy mà phần thiết kế móng cũng có sự biến đổi. Dùng gạch và vữa để hoàn thiện phần móng, sau đó để cột thép ở bên dưới, điều này nhằm giúp tăng sự kiên cố, chắc chắn cho phần móng và bảo vệ thép không ảnh hưởng từ những phân tử dưới lòng đất. Cuối cùng dùng bu lông chuyên dụng để liên kết giữa cột thép bên dưới với cột bê tông bên trên để tạo sự vững chắc.

Phần khung thép chịu lực

Khung thép chịu lực được thiết kế và gia công theo số liệu thiết kế riêng để phù hợp với kết cấu của loại hình nhà ở này. Cấu tạo khung thép gồm dầm thép, trụ, độ dốc mái trong đó trụ thường được làm bằng thép hình tròn hoặc hình chữ H và dùng xà gồ để kết nối lại với nhau.

Phần kết cấu phụ

Để tạo nên sự vững chắc cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà thì không thể nào thiếu được công sức của kết cấu phụ.

  • Mái: công nghệ ngày càng phát triển, vì thế mà có rất nhiều sản phẩm mái lợp được làm từ những chất liệu khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, chi phí đầu tư của gia chủ mà lựa chọn mái lợp phù hợp.
  • Giếng trời: với xu hướng sống hòa mình vào thiên nhiên, nhiều gia đình đã thiết kế giếng trời để mang lại ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi.
  • Tường: có thể được xây bằng gạch hoặc dùng kẽm gai, lưới B40 nhằm đảm bảo an toàn cho người ở.

Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép

Bên cạnh cấu tạo, ưu nhược điểm của nhà lắp ghép cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm. Tìm hiểu rõ ưu nhược điểm của nhà lắp ghép giúp khách hàng đưa ra được quyết định chính xác cho mình, xem nhà lắp ghép có phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng của mình không.

Ưu điểm

Thời gian xây dựng nhanh: Việc làm nhà lắp ráp thường khá đơn giản, ít thao tác phức tạp, nên thời gian lắp dựng khá nhanh thường chỉ mất một vài tuần. Ví dụ, việc lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng chỉ cần 6 – 8 tuần thì nếu xây theo phương pháp truyền thống sẽ mất 2 – 3 tháng.

+ Giá thành rẻ: Các cấu kiện nhà ở được tính toán tối ưu và sử dụng vật liệu nhẹ, thân thiện với môi trường. Đồng thời, việc mở rộng nhà lắp ghép đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều, không cần phải đập phá như nhà bê tông, nên tiết kiệm chi phí khá lớn.

Thân thiện với môi trường: Bằng việc sản xuất trước và sử dụng các vật liệu không độc hại,  nhà ghép gần như không có vật liệu thừa gây hoang phí và hủy hoại môi trường.

Tính thẩm mỹ cao: Nhà lắp ghép sắt, thép tiền chế cao tầng có thể xây dựng ở nhiều địa hình khác nhau, kể cả ở những khu đô thị có diện tích đất khiêm tốn. Nhờ việc tạo nên từ những khung thép nên giúp tiết kiệm diện tích một cách tối đa, dù nhà nhỏ mà vẫn đảm bảo mang đến không gian rộng rãi, thoáng mát.

Phù hợp với nhà diện tích nhỏ: Nhà lắp ghép kiểu Nhật đặc biệt phù hợp với diện tích nhỏ, tạo cảm giác người sống một không gian lớn hơn so với diện tích thực.

Dễ dàng sửa chữa: Cấu kiện nhà ở được liên kết bằng các hệ thống bu lông và vít nên việc lắp đặt cũng như tháo dỡ là vô cùng dễ dàng. Dạng nhà lắp ghép phù hợp với nhà điều hành dự án như nhà xưởng, nhà kho,… hoặc nhà làm trên các khu đất tạm. Khi hết mục đích sử dụng, bạn có thể tháo dỡ và chuyển toàn bộ nhà qua vị trí khác để tái sử dụng. Theo đó mọi người sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, nhà lắp ghép cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể:

+ Nhà lắp ghép kết cấu thép được lắp đặt cơ giới hóa, sử dụng máy móc thiết bị để lắp đặt là chủ yếu. Do đó những công trình nhà ở xây dựng bằng giải pháp này cần phải có khoảng không đủ rộng để cẩu thao tác, thuận tiện cho việc chuyên chở vật liệu. Vì thế những ngôi nhà phố gần như không thể thi công kiểu nhà lắp ghép này.

+ Bên cạnh đó, nhà lắp ghép có tuổi thọ không cao bằng những ngôi nhà bê tông cốt thép bình thường.

Có nên xây nhà lắp ghép cấp 4 không?

Nhà lắp ghép không con xa lạ gì với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Úc… được xây dựng để làm nhà hàng, công xưởng, nhà kho, nhà ở dân dụng…Nhưng trong suy nghĩ của người Việt Nam, nhà lắp ghép chỉ thích hợp với những công trình tạm bợ, không đảm bảo an toàn khi sử dụng, không bền bằng nhà xây theo phương thức truyền thống.

Bạn nên xây nhà cấp 4 lắp ghép nếu bạn xây dựng các công trình như: Lán trại, nhà điều hành công trường, trường học hoặc nhà trọ ở các tỉnh miền núi, nhà ở tạm ở các khu doanh nghiệp hoặc trang trại, những người muốn tiết kiệm chi phí xây nhà...

Nhà cấp 4 lắp ghép sẽ không phù hợp với những người muốn ổn định lâu dài. Trong khi đó, thói quen xây nhà của người Việt Nam là ổn định. Vì vậy, việc có nên xây nhà cấp 4 lắp ghép hay không sẽ phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu.

2. Một số mẫu nhà lắp ghép cấp 4 đẹp hiện nay

2.1. Mẫu nhà lắp ghép cấp 4 mái Thái

Nhà cấp 4 mái Thái hiện nay không còn xa lạ gì với người dân Việt. Những ngôi nhà cấp 4 mái Thái xuất hiện trên mọi miền quê. Và một mẫu nhà lắp ghép cấp 4 đẹp cũng được lấy cảm hứng từ ngôi nhà mang phong cách ấy. Với phần mái trải dài, cao ráo, thoáng đãng, có dạng hình chóp nên sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái, rộng rãi khi bước vào không gian căn nhà.

2.2. Mẫu nhà lắp ghép cấp 4 mái lệch

Nhà mái lệch mang đến phong cách trẻ trung mà không kém phần lãng mạn cho căn nhà của bạn. Một ngôi nhà lắp ghép cấp 4 mái lệch cùng với những lớp sơn màu sáng, nhã nhặn kết hợp với ánh đèn lung linh cùng thiết kế sân vườn độc đáo mang đến cho ngôi nhà sự thơ mộng mỗi khi lên đèn.

2.3. Mẫu nhà lắp ghép cấp 4 mái bằng

Một mẫu nhà lắp ghép cấp 4 được đa số chủ đầu tư là các cặp vợ chồng trẻ ở thành phố hiện nay lựa chọn là nhà mái bằng. Căn nhà vuông vắn với gam màu tươi sáng, kết hợp với kính chịu lực và 1 khoảng sân vườn nhỏ làm cho căn nhà trở nên gần gũi với thiên nhiên, thoáng đãng, và rộng rãi.

2.4. Mẫu nhà lắp ghép cấp 4 bằng gỗ

Nguyên liệu để làm mẫu nhà lắp ghép cấp 4 này chủ yếu là gỗ. Người ta dùng gỗ để làm vách cho căn nhà kết hợp với thép xây dựng tạo nên điểm nhấn và cảm giác như một bức tranh 3D vậy.

2.5. Mẫu nhà cấp lắp ghép cấp 4 bằng thép

Đây là mẫu nhà lắp ghép cấp 4 sử dụng nguyên liệu chủ đạo là thép, tạo nên sự chắc chắn, an toàn cho ngôi nhà. Ngoài ra, với sự kết hợp của những tấm kính cường lực giúp cho căn nhà đón nhận được tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên và tạo cảm giác không gian được mở rộng hơn.

 

0979.603.425