Tìm hiểu về Parametric Design

Nếu có sự am hiểu về ngành kiến trúc hoặc là một kiến trúc sư thì khái niệm Parametric đã quá quen thuộc với bạn. Nhưng bạn hoặc những bạn chưa biết có thực sự hiểu đúng về Parametric Design cũng như những kiến thức liên quan thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Parametric Design là gì?

Kiến trúc Parametric design (hay còn gọi là kiến trúc Tham số) là dạng kiến trúc mà ở đó các đối tượng thiết kế không phải tĩnh, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài khá linh hoạt. Phong cách thiết kế này được thể hiện thông qua những tập hợp yếu tố đầu vào hoặc các thông số. Các kiến trúc sư thông qua máy tính để lập trình các đối tượng thiết kế. Parametric design là một trong những phong cách trong kiến trúc tiên phong đương đại, được biết đến như là một sự kế thừa cho kiến trúc hậu hiện đại và kiến trúc hiện đại.

Quá trình sử dụng tham số trong thiết kế nhằm tính toán các tính chất như độ lớn, số lượng, khoảng cách hoặc chiều cao để tạo ra các giá trị biến dổi hình học không gian. Các đơn vị cấu thành một đối tượng thiết kế thường là các hình đơn giản như: hình tam giác, hình tròn, hình tổ ong, dạng lưới, hình vuông…

Lịch sử phát triển của Parametric

Phong cách thiết kế Parametric bắt nguồn từ một kiến trúc sư Tây Ban Nha tên là Antonio Gaudi. Thiết kế đầu tiên của ông phải kể đến Colonia Guell sử dụng các tính toán của vật lý để tạo ra, nhưng thời điểm đó công nghệ máy tính vẫn chưa phát triển. Vào những năm 1980, các kiến trúc sư và nhà thiết kế bắt đầu sử dụng các phần mềm được phát triển vận dụng tạo ra hình ảnh sinh động.

Công trình kiến trúc đầu tiên được hoàn thành vào năm 2013 bởi kiến trúc sư người Ý. Tiếp theo đó, một nữ kiến trúc sư đã áp dụng và phát triển phong cách thiết kế này với nhiều thành tựu khác như: Nhà hát Opera, trung tâm nghệ thuật Đương Đại Rosenthal, ga tàu điện trên cao Nordketten,…

Nét đặc trưng của phong cách parametric

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của phong cách parametric như:

  • Hiện thực hóa những lý tưởng chỉ có trong mơ
  • Đề cao sự mềm dẻo, tính linh hoạt
  • Làm việc với mô hình ba chiều nhiều hơn là vẽ bằng tay
  • Liên quan mật thiết giữa máy tính và quy trình làm việc

Những nguyên tắc cơ bản của Parametric

Giải pháp tạo hình 

Nguyên tắc phủ định

  • Hạn chế sự cứng nhắc (không linh động) và các hình khối của hình học như hình tròn, hình vuông, hình tam giác,…
  • Hạn chế sự lặp lại theo một cách đơn giản (không phong phú, đa dạng..)
  • Hạn chế sự thiếu liên kết giữa các yếu tố tạo hình (không có tính cấu trúc)
  • Tránh các yếu tố, hệ thống không liên quan đến nhau.

Nguyên tắc thực hiện

  • Toàn bộ các hình thức linh hoạt, uyển chuyển (sự biến dạng tạo ra những thứ sáng tạo hơn)
  • Sự chuyển động (đổi) từ các thành phần này chuyển sang thành phần khác luôn mang tính kế thừa, không để bất kỳ sự đứt đoạn trong thiết kế.
  • Toàn bộ hệ thống phải độc lập, nhưng lại có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau

Giải pháp công năng

Đối với giải pháp công năng của parametric design thì cũng có 2 nguyên tắc như:

  • Nguyên tắc cấm đoán (điều phủ định). Nguyên tắc này giúp tránh sự rập khuôn, sao chép từ những quan niệm cũ mà đòi hỏi phải có sự đổi mới, sáng tạo vai trò của công năng.Phong cách này không tạo ra những chức năng riêng biệt cũng như là không có sự kết nối hoặc thừa kế từ những thành phần cũ.
  • Nguyên tắc giáo điều (này là về nguyên tắc thực hiện). Những chức năng trong công trình đều phải được tham số hóa thực tế và có nguyên lý hoạt động nhất định. Tất cả các sự kiện hoạt động, chức năng đều cần phải có sự kết nối hài hòa với nhau.
0979.603.425