Với diện tích đất có hạn như hiện nay thì những căn nhà ống thường được thiết kế theo nhiều không gian với những tầng cao hơn hay tầng lửng, tầng trệt,…vậy bạn có biết tầng trệt, tầng lửng và tầng hầm là gì chưa?
Tầng là thông số để tính ước lượng chiều cao của tòa nhà, tầng gần mặt đất nhất (tầng trệt) là tầng cơ bản, nền tảng của ngôi nhà. Bề mặt tiếp xúc của mỗi tầng đối với những hoặc đồ vật trên nó gọi là sàn nhà. Tầng không đồng nghĩa với sàn hay tấm, sàn và tấm không không phải là thông số ước lượng chiều cao tòa nhà.
Thực chất, tầng trệt chính là tầng một của ngôi nhà. Tuy nhiên, đây là do văn hóa vùng miền nên đã tạo nên những tên gọi khác nhau. Tầng trệt là tên gọi của người Nam Bộ, trong khi đó người miền Bắc lại gọi là tầng một.
Dịch lùi lên trên, tầng hai của người miền Bắc ứng với lầu một của người miền Nam. Tầng ba, tầng bốn sẽ là lầu hai, lầu ba.
Tầng hầm hay tầng bán hầm đã được chúng tôi giải thích khá chi tiết trong bài viết trước. Quý khách có thể tham khảo chi tiết dưới đây. (chèn bài tầng hầm)
Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn thì tầng hầm là tầng dưới cùng của một ngôi nhà hoặc công trình bên dưới lòng đất. Tầng hầm có thể có hoặc không nhưng tầng trệt bắt buộc phải có. Vì đây là tầng đầu tiên trước khi xây lên các tầng khác. Như vậy, tầng hầm hoàn toàn không phải là tầng trệt.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng, tầng một chính là tầng trệt. Nó khác hoàn toàn, cũng như không phải là tầng lửng, tầng hầm hay tầng bán hầm.
Tầng lửng khác hoàn toàn với tầng hầm hay tầng trệt. Tầng lửng hay lửng là một tầng trong kiến trúc của một ngôi nhà hoặc một tòa nhà. Đó là một tầng trung gian giữa các tầng của một toàn nhà chính nên thường không tính trong số các tầng tổng thể của một tòa nhà.
Thông thường, phần trần của tầng lửng khá thấp, thấp hơn so với những tầng còn lại và nằm ở tầng một (tầng trệt) của ngôi nhà.
Thiết kế tầng lửng nhằm tăng thêm không gian, diện tích sử dụng theo chiều cao cho ngôi nhà. Dễ thấy nhất là trong các mẫu thiết kế nhà ống, nhà phố bị hạn chế về diện tích xây dựng và sử dụng. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể thiết kế thêm tầng lửng trong những ngôi nhà có diện tích lớn để thêm phần độc đáo cho công trình. Hoặc tại các phòng trọ cho thuê, chúng còn được gọi với cái tên là gác xép để thêm phần diện tích, tạo thêm không gian thoáng và khu vực để sử dụng.
Chiều cao của tầng trệt hay tầng một đều có quy chuẩn riêng và phải nằm trong mức quy định cho phép Bộ Xây dựng và Quy hoạch. Tương tự như diện tích xung quanh, nó chiều cao đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thiết kế. Nó chịu ảnh hưởng bởi không gian sinh hoạt, hình thức bài trí nội thất của căn nhà. Các KTS khi thiết kế bắt buộc cần phải nắm rõ kích thước tiêu chuẩn sau:
– Chiều rộng lộ giới >20m thì chiều cao tầng trệt là 7m
– Chiều rộng lộ giới 7-12m thì chiều cao tầng trệt là 5,8m
– Chiều rộng lộ giới <3,5m thì chiều cao tầng trệt là 3,8m
Chiều cao tầng trệt sẽ quyết định không gian đó có hợp tiêu chuẩn hay không. Bởi chiều cao của ngôi nhà có cân bằng thì tổng thể mới có thể hài hòa, đón những luồng khí tốt vào bên trong.
Dù là cửa ra vào hay cửa sổ thì kích thước phải đảm bảo tỷ lệ hài hòa theo tổng thể. Không nên đặt cửa quá lớn hoặc quá nhỏ gây ra sự mất cân bằng cho ngôi nhà.
Đây sẽ là khu vực trọng điểm và thiết yếu của gia đình. Phong thủy ở đây rất quan trọng, nhất là hướng nhà và hướng cửa chính. Do đó, khi thiết kế, phải xem tuổi của gia chủ để xác định phong thủy, nên quay về hướng nào để nhận được nhiều may mắn, tài lộc nhất.
Một việc vô cùng quan trọng là tạo không gian thoáng cho tầng trệt. Đảm bảo căn phòng không bị bí bách và tù tùng. Sử dụng các loại cửa kính cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để tạo nên không gian mở
Nếu các mặt bên giáp với hàng xóm, hãy cố gắng tận dụng tối đa mặt tiền phía sau bên hông nhà để lấy ánh sáng tự nhiên, cũng như tạo ra được các ô thoáng, thuận lợi cho việc lưu thông không khí.
Tầng trệt hay tầng một là không gian đầu tiên và quan trọng nhất của ngôi nhà. Chính vì vậy mà nội thất ở đây được đầu tư khá kỹ. Tuy nhiên, không vì thế mà đặt quá nhiều đồ nội thất ở đây. Cần cân bằng, lựa chọn phong cách phù hợp theo tổng thể ngôi nhà. Diện tích, không gian tầng trệt cân đối, nội thất không quá lớn, cũng không quá nhỏ. Tạo ra sự hài hòa về phong cách cho cả ngôi nhà.