Khe co dãn - Cấu tạo và tác dụng

Trong thi công xây dựng thì cụm từ ‘khe co giãn’ là thuật ngữ chuyên môn được sử dụng rất phổ biến. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng hiểu rõ khe co giãn là gì? nó có đặc điểm gì? tác dụng gì và bố trí ra sao cho hợp lý? Một vài chia sẻ hữu ích ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn

Khe co giãn là gì?

Khe co giãn (khe nhiệt) là khoảng hở hẹp để chia tách công trình thành 2 khối riêng biệt. Để hạn chế sự ảnh hưởng do chênh lệch nhiệt độ gây ra. Có thể gây nứt làm mất khả năng chịu lực của các cấu kiện cũng như mỹ quan của công trình.
Do vậy, việc thiết kế khe co giãn là điều vô cùng cần thiết cho bất kỳ một công trình nào.

Khe co giãn được sử dụng khi công trình có chiều dài sàn lớn trên 40m, xây dựng trên nền đất yếu, địa chất thay đổi phức tạp. Và tùy vào điều kiện nhiệt độ, quy mô công trình, độ chênh lệch khối lượng,…mà khe co giãn sẽ có kích thước khác nhau từ 15 đến 50mm.

Phân loại và cấu tạo

Phân loại

Ở Việt Nam, khe co giãn (khe nhiệt) được chia làm 3 loại chính:

  • Khe nhiệt : bắt đầu từ một vị trí bất kỳ và kết thúc ở mái. Chia cắt công trình thành 2 khối riêng biệt để hạn chế sự ảnh hưởng do chênh lệch nhiệt độ gây ra.
  • Khe lún : bắt đầu từ vị trí móng và kết thúc tại mái. Chia cắt công trình thành 2 khối riêng biệt, đảm bảo 2 phần chuyển vị độc lập. Hạn chế sự ảnh hưởng do hiện tượng lún lệch gây ra

  • Khe kháng chấn : đảm bảo công trình khỏi các tác động dưới lòng đất như động đất.

Cấu tạo

+ Khe nhiệt & khe kháng chấn chỉ cần cắt qua thân (không cần cắt qua hầm và móng).

+ Khe lún phải cắt qua hầm và móng. Khoảng cách khe lún theo quy định là ≥ 24m.

+ Khe co giãn cần phải bố trí khi kích thước mặt bằng công trình quá lớn (vượt giá trị cho phép theo tiêu chuẩn). Mà không có các biện pháp kết cấu và thi công đảm bảo tính an toàn cho công trình. Đối với nhà cao tầng khoảng cách cho phép giữa hai khe co giãn phụ thuộc vào hệ kết cấu chịu lực công trình. Kết cấu tường ngoài của công trình.

+ Với hệ kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối nếu tường ngoài lắp ghép thì khoảng cách cho phép giữa hai khe co giãn là 65m, nếu tường ngoài liền khối thì khoảng cách cho phép là 45m.

 

Khe lún của các bộ phận công trình chênh lệch nhau có thể làm cho công trình bị hư hỏng. Những trường hợp công trình tựa trên nền cọc, nền đá hoặc trên các nền được gia cố đảm bảo độ lún của công trình là không đáng kể thì không nên bố trí khe lún.

Nguyên tắc tạo khe co dãn

+ Các khe co giãn, khe phòng chống động đất và khe lún nên bố trí trùng nhau.

+ Khe phòng chống động đất nên được bố trí suốt chiều cao của nhà. Nếu trong trường hợp không cần có khe lún thì không nên cắt qua móng mà. Nên dùng giải pháp gia cố thêm móng tại vị trí khe phòng chống động đất.

+ Khi công trình được thiết kế chống động đất thì các khe co giãn. Khe lún phải tuân theo yêu cầu của khe phòng chống động đất.

+ Với việc tính lún có độ tin cậy cao thể hiện độ chênh lún giữa các bộ phận nằm trong giới hạn cho phép. Đối với khe phòng chống động đất : khe phòng chống động đất được bố trí tại các công trình được thiết kế chống động đất trong các trường hợp sau 

+ Kích thước mặt bằng vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn.

+ Độ cứng và tải trọng của các bộ phận nhà chênh lệch nhau.

Trên đây là thông tin chi tiết về Khe co giãn - Cấu tạo. Chúc các bạn thành công trong công việc.

 

 

0979.603.425