Mạch ngừng và phương pháp xử lý

Trong công trình xây dừng, có một thuật ngữ mà dân xây dựng hay sử dụng, đó là mạch ngừng. Vậy bạn đã biết mạch ngừng là gì chưa? Và nó như thế nào ? Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về mạch ngừng thi công. Nào cùng tìm hiểu nhé.

Mạch ngừng là gì?

Mạch ngừng thi công bê tông toàn khối là vị trí gián đoạn kỹ thuật, đồng thời là mối nối, trong điều kiện bất khả kháng không thể đảm bảo điều kiện đúc bê tông liên tục, của công tác thi công bê tông toàn khối. Việc xử lý mạch ngừng để thi công bê tông tiếp theo của cấu kiện rất quan trọng.

 

Khi phần bê tông đã được đổ trước tại vị trí này của khối bê tông đã chuyển sang giai đoạn ninh kết và đóng rắn, thì không thể được phép đổ bê tông mới vào đó, vì nếu không sẽ làm phá vỡ vĩnh viễn các nối liên kết vừa mới hình thành trong vữa bê tông. Cần phải để cho bê tông cũ nằm ổn định trong khuôn đúc bê tông, cho đến khi bê tông cũ ninh kết và đóng rắn xong hoàn toàn, thì mới được đổ tiếp. Từ đó hình thành nên mạch ngừng tại vị trí tạm ngừng thi công này. Do mạch ngừng ảnh hưởng đến tính toàn khối của bê tông, nên tốt nhất là thi công liên tục không để mạch ngừng. Khi bắt buộc phải để, vị trí của nó phải được khống chế trong miền kết cấu có nội lực nhỏ hoặc nội lực không gây nguy hiểm cho kết cấu tại tiết diện mạch ngừng. Để khắc phục sự giảm yếu do mạch ngừng gây ra, tại vị trí mạch ngừng có thể bổ sung thêm cốt thép gia cường mạch ngừng.

Việc thi công bê tông toàn khối trường hợp có để mạch ngừng sẽ tạo ra các đợt thi công bê tông và các phân đoạn thi công bê tông.

Vị trí mạch ngừng là vị trí giảm yếu của kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Do đó kích thước của mạch ngừng phải cố gắng giảm đến mức tối đa:

  • Chiều dài mạch ngừng là ngắn nhất, mạch ngừng càng thẳng, ít gấp khúc càng tốt,
  • Mặt mạch ngừng phải thẳng góc với trục kết cấu để diện tích bề mặt mạch ngừng là nhỏ nhất.

( Theo Wikipedia)

Nguyên do của mạch ngừng

Mạch ngừng thi công xây dựng là vị trí gián đoạn kỹ thuật, đồng thời là mối nối, trong điều kiện bất khả kháng: không thể đảm bảo điều kiện đúc bê tông liên tục, của công tác thi công bê tông toàn khối.

Khi phần bê tông đã được đổ trước tại vị trí này của khối bê tông đã chuyển sang giai đoạn ninh kết và đóng rắn, thì không thể được phép đổ bê tông mới vào đó, vì nếu không sẽ làm phá vỡ vĩnh viễn các nối liên kết vừa mới hình thành trong vữa bê tông. Cần phải để cho bê tông cũ nằm ổn định trong khuôn đúc bê tông, cho đến khi bê tông cũ ninh kết và đóng rắn xong hoàn toàn, thì mới được đổ tiếp.

Từ đó hình thành nên mạch ngừng tại vị trí tạm ngừng thi công này. Do mạch ngừng ảnh hưởng đến tính toàn khối của bê tông, nên tốt nhất là thi công liên tục không để mạch ngừng. Khi bắt buộc phải để, vị trí của nó phải được khống chế trong miền kết cấu có nội lực nhỏ hoặc nội lực không gây nguy hiểm cho kết cấu tại tiết diện mạch ngừng. Để khắc phục sự giảm yếu do mạch ngừng gây ra, tại vị trí mạch ngừng có thể bổ sung thêm cốt thép gia cường mạch ngừng

Bố trí mạch ngừng bê tông đối với dầm sàn như thế nào là hợp lý?

Vị trí mạch ngừng

  • Mạch ngừng thi công thường đặt ở trong khoảng 1/4 – 1/3 chiều dài của dầm và 1/3 chiều dài của cạnh ngắn đối với bản, tương tự như vậy đối với sàn nhưng theo phương cạnh dài của sàn.
  • Vị trí của mạch ngừng là vị trí giảm yếu của kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Do đó kích thước của mạch ngừng phải cố gắng giảm đến mức tối đa:
  • Chiều dài của mạch ngừng là ngắn nhất, mạch ngừng càng càng thẳng, ít gấp khúc càng tốt.
  • Mạch ngừng phải thẳng góc với trục kết cấu để diện tích bề mặt mạch ngừng là nhỏ nhất.
  • Bố trí mạch ngừng theo phương đứng trong sàn sườn.

Xác định thời gian ngừng

Về nguyên tắc, thời gian ngừng khi thi công bê tông toàn khối không được quá dài hoặc quá ngắn. Như đã nói ở trên, mạch ngừng là ranh giới giữa lớp bê tông cũ và mới. Theo đó, R1 là cường độ lớp bê tông cũ, R2 là cường độ lớp bê tông mới. Xảy ra hai trường hợp:

  • Nếu thời gian dừng dài quá thì R1> R2 sẽ gây hạn chế độ bám dính giữa hai lớp.
  • Nếu thời gian ngừng quá ngắn thì R1 rất nhỏ, khi đổ lớp bê tông mới sẽ gây ra nứt, sứt mẻ lớp bê tông cũ.
  • Thời gian ngừng thích hợp nhất là t = (20 ÷ 24)h, lúc đó lớp bê tông đã đổ đạt được cường độ tối thiểu R1 = 25kg/cm2.

Số lượng mạch ngừng 

Số lượng mạch ngừng thi công phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Mức độ quan trọng của kết cấu chịu lực (nhịp dài, ngắn, thấm nước,…)
  • Khả năng cung cấp bê tông của trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông
  • Địa điểm công trình (địa điểm đông dân cư, thường xuyên ách tắc giao thông,…)
  • Kế hoạch nhân lực, thiết bị phù hợp cho 1 đợt đổ bê tông, lưu ý cả thiết bị dự phòng tránh mất điện như máy phát điện hoặc thiết bị chạy bằng xăng, dầu,…

Nói chung hạn chế số lượng mạch ngừng thi công bê tông càng ít càng tốt bởi bê tông được đổ toàn khối vẫn tốt và đảm bảo hơn. Bạn nên lưu ý chất lượng thi công tại mạch ngừng trước khi đổ bê tông đợt tiếp theo, thực tế hay có vết nứt tại những vị trí này.

Xử lý mạch ngừng

Khi đổ lớp bê tông tiếp theo thì mạch ngừng phải được xử lý thật kỹ để hai lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau. Thường xử dụng một số biện pháp sau:Xử lý mạch ngừng:
Khi đổ lớp bê tông tiếp theo thì mạch ngừng phải được xử lý thật kỹ để hai lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau. Thường xử dụng một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới.
  • Đánh sờm bề mặt, đục hết những phần bê tông không đạt chất lượng nhất là trong mạch ngừng đứng, rồi tưới nước xi măng. Đối với mạch ngừng ngang thì sau khi đánh sờm, cho một lớp vữa xi măng mác cao dày khoảng 2÷3cm trước khi đổ bê tông mới.
  • Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch dừng.
  • Đặt sẵn lưới thép tại vị trí mạch dừng khi thi công lớp bê tông trước.

Chống thấm mạch ngừng hiệu quả với các phương án đơn giản

Chống thấm cho mạch ngừng bê tông là một trong các khẩu rất quan trọng và khó khăn, nó khá tốn rất nhiều công sức của các nhà thầu xây dựng. Đặc biệt, công việc chống thấm cho mạch ngừng rất khó khăn hơn khi thi công các công trình ngầm với những cấu trúc phức tạp gây không ít ức chế cho các nhà thầu thi công, và cả nhà quản lý dự án thi công. Tình trạng thường hay gặp nhất là mặc dù đã dùng rất nhiều biện pháp để xử lý song mạch ngừng vẫn bị rò rỉ. Khi bị rò rỉ thì công việc xử lý những vị trí này là không hề dễ dàng một chút nào, nó gây tốn kém về thời gian và cả tiền bạc đối với nhà thầu xây dựng.

Đi tìm phương án thi công chống thấm mạch ngừng tối ưu, nhằm để đảm bảo khả năng chống thấm cho mạch ngừng tốt nhất luôn là một bài toán khó làm đau đầu các nhà thầu cũng như các nhà quản lý dự án. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ trong xây dựng cũng đã có nhiều phương án khác nhau được đưa ra, nhằm để xử lý dứt điểm tình trạng thấm nước của mạch ngừng bê tông đối với cả công trình ngầm và công trình nổi.

Hiện nay có 3 phương án được áp dụng trong thi công chống thấm mạch ngừng bê tông tại Việt Nam: Mời các bạn tham khảo phần dưới đây nhé.

Dùng lá kim loại để chống thấm cho mạch ngừng

Đây là một phương án chống thấm cho mạch ngừng được dùng từ rất lâu tại Việt nam. Phương pháp chống thấm này có nguồn gốc từ Nga và các nước Đông Âu cũ. Vật liệu người ta thường dùng là một lá hợp kim đồng có độ dày khoảng 3-4mm rộng từ 25-30 cm nhằm để ngăn chặn nước chảy ra tại các mạch ngầm.

Thực sự thì loại vật liệu này có khả năng chống thấm cho mạch ngừng khá tốt. Hợp kim đồng khá bền với môi trường, chống chịu tốt với khả năng ăn mòn kim loại và quan trọng nhất khả năng bám dính vào bê tông khá tốt. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp chống thấm này không còn được dùng nhiều, khi mà lợi ích kinh tế không cao do giá loại vật liệu này khá đắt.

Chống thấm mạch ngừng bằng xi măng hồ dầu

Phương án thi công chống thấm này được dùng khá phổ biến, đặc biệt ở nhiều công trình nhỏ do các nhà thầu nhỏ thi công. Người ta sử dụng xi măng trộn với nước để thi công lên bề mặt của lớp bê tông đổ trước, sau đó người ta thi công luôn lớp bê tông thứ 2 len. Nhờ có khả năng trám kín các vết rỗ của bê tông và cũng có khả năng kết dính tốt nên nhiều người cho rằng đây là phương án kinh tế và cũng rất hiệu quả

Phương án chống thấm mạch ngừng bằng xi măng hồ dầu có thực sự hiệu quả hay không? Câu trả lời là không. Mặc dù xi măng được xem như là một chất keo kết nối được những lớp vật liệu bê tông, tuy nhiên trong xi măng không hề có tính năng chống thấm và việc dùng hồ dầu để chống thấm cho mạch ngừng bê tông là giải pháp không triệt để chút nào. Chỉ sau một thời gian ngắn khi thi công chắc chắn mạch ngừng sẽ lại bị thấm dột liền.

Chống thấm cho mạch ngừng bằng các loại gel

Sử dụng những chất kết dính dạng keo epoxy, polymer để giúp thi công chống thấm cho mạch ngừng bê tông. Phương án chống thấm này có ưu thế là có thể kết nối giữa những lớp vật liệu khác nhau mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Người ta có thể dùng các loại keo này gắn giữa bê tông với ống nhựa, giữa bê tông với sắt thép, giữa bê tông với tôn mà vẫn đạt hiệu quả chống thấm cao.

Phương án này tỏ ra khá là hiệu quả trong quá trình sửa chữa các khiếm khuyết  của bê tông trong quá trình thi công. Ngoài ra nó cũng hiệu quả khi xử lý mạch ngừng ở những kết cấu phức tạp, các kết cấu dễ tiếp cận. Tuy nhiên, khi thi công ở diện tích lớn thì phương án chống thấm này tỏ ra không hiệu quả xét ở khía cạnh kinh tế.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ thế nào là mạch ngừng thi công trong xây dựng và cách xử lý khi vấn đề xẩy ra. Chúc các bạn may mắn và thuận lợi trong công việc.

 

0979.603.425