Phù điêu là một loại hình nghệ thuật trang trí đẹp, được ứng dụng cho hầu hết các công trình kiến trúc hiện nay. Từ nhà ở có phong cách cổ điển, tân cổ điển đến các phong cách hiện đại, tối giản đều có thể sử dụng phù điêu để trang trí, tạo điểm nhấn đặc biệt cho căn nhà.
Phù điêu là gì?
Phù điêu là một loại hình nghệ thuật trang trí đã có lịch sử từ rất lâu đời. Đại khái đây là hình thức sáng tác nghệ thuật bằng cách đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mang tính ước lệ về khối.
Về chất liệu làm phù điêu thì rất đa dạng, nhằm phối hợp hài hòa với khu vực để đặt phù điêu. Chẳng hạn như: thạch cao, đất sét, xi-măng, composite,…
Về căn bản khi triển khai đắp vẽ phù điêu đó là người thợ sẽ triển khai bố cục khối phù điêu trên mặt phẳng, rồi từ đó phác họa các hình khối theo kích thước, góc độ xa gần thông qua các lớp không gian và tạo nên các ảo giác về không gian (không gian ảo).
Hình thức đắp vẽ phù điêu đặc biệt ở chỗ nó có thể thể hiện được gần như hoàn hảo bố cục phức tạp. Chẳng hạn như bố cục có nhiều lớp nhân vật thậm chí thể hiện những công trình kiến trúc và tranh phong cảnh.
Phù điêu dễ dàng ứng dụng trang trí những bố cục ở tường, vòm mái, ở các chi tiết kiến trúc, mà còn được sáng tác như một tác phẩm độc lập để trưng bày. Dựa trên mối quan hệ giữa hình khối và mặt phẳng nền người ta phân biệt ra phù điêu khoét lõm (khối âm) và phù điêu nổi lên ( khối dương).
Nói tóm lại một công trình được trang trí bằng tượng phù điêu sẽ mang lại cảm giác đẹp đẽ, đẳng cấp mà ít có hình thức trang trí nào có thể cạnh tranh lại.
Phù điêu có ưu điểm lớn hơn với điêu khắc với 3 ưu điểm sau:
1. Diễn tả được nhiều đối tượng hình ảnh
Một tác phẩm điêu khắc phù điêu có thể khắc họa được nhiều đối tượng hơn một bức tượng bởi tượng không thể diễn tả được nhiều các lớp hình ảnh nhân vật và phong cảnh…. chẳng hạn như triển khai một bức phù điêu diễn tả về đề tài lễ hội sẽ diễn tả được các lớp hơn so với một bức tượng sẽ bị hạn chế không diễn tả được
2. Về tính toán lực trọng lượng và độ cân bằng
Bởi vì một bức phù điêu được làm liền các khối với nhau vào bề mặt nền của nó, các vấn đề về trọng lượng và cân bằng vật lý không phát sinh, khác so với trong cách làm các bức tượng và các tác phẩm điêu khắc tự do khác, nơi trọng lượng và sự cân bằng có thể rất quan trọng.
3. Phù hợp với kiến trúc xây dựng và trang trí
Vì phù điêu được chạm khắc trực tiếp lên tường, cổng, trần nhà, sàn nhà và các bề mặt phẳng khác, nên chúng rất thích hợp cho các dự án kiến trúc. Như các công trình xây biệt thự, hoặc trang trí những bức tranh làm điểm nhấn
Phù điêu có ba dạng cơ bản.
Phù điêu được làm thấp
Là dạng được làm khối hình có thể nổi lên so với về mặt nền không quá lớn thường là các dạng phù điêu làm hoa văn phào chỉ trang trí trong các phòng…
Phù điêu có độ nổi hình và khối cao
Thường là dạng được thể hiện có thể cao hơn mặt nền độ nổi gần tương đương với hình ¾ của hình thật. Loại này rất được yêu thích và thể hiện ở các công trình như tượng đài, hoặc các công trình xây dựng như lâu đài. Các hoa văn biệt thự, hay thể hiện qua các bức tranh phù điêu đẹp trang trí đang rất thịnh hành
Phù điêu độ cao về hình và khối bình thường
Có độ nổi so với bề mặt nền vừa phải nên thường chúng ta thấy ở các dạng đồ trang trí, hay trạm khắc trên đồ trang sức…
Những phương pháp tạo hình trong điêu khắc.
Tranh Phù điêu là một yếu tố nằm trong lĩnh vực của của điêu khắc, các phương pháp tạo hình trong phù điêu chính là những phương pháp nhỏ trong điêu khắc. Có những phương pháp dưới dưới đây sẽ là chủ đạo để tạo ra được một bức phù điêu ,hình thù cho một bức tượng, bức tranh, có khối hình có độ lồi lõm đó là tạc và đúc.
Phương pháp tạc là gì?
Tạc là phương pháp mà các nghệ nhân sử dụng các dụng cụ như máy mài máy cắt, như búa, lưỡi đục. dao đục tác động lên khối chất rắn thô như gỗ, đá……………….. để tạo ra tác phẩm điêu khắc như mong muốn. Tạo hình các lớp nhân vật hay phong cảnh cần loại bỏ các phần gỗ hoặc đá thừa không không đúng vị trí, để tạo độ lồi lõm giúp những tác phẩm nghệ thuật đó trở nên sống động thật mắt hơn.
Phương pháp đắp là gì?
Đắp là phương pháp được được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. có ưu điểm là thể hiện dễ dàng tác phẩm theo ý muốn. dễ dàng chỉnh sửa hoặc nặn tạo trên nền đất sét rất dễ dàng. đất sét có thể dùng để tạo mẫu phù điêu hay các bức tượng. khi làm có thể đổ khuôn và dễ cho việc tạo hình, đất sét có thể đem nung thành gốm hoặc sành hay sứ.
Phương pháp Đúc là?
phương pháp đúc gọi là công đoạn quan trọng gần như bậc nhất trong quá trình hoàn thiện tác phẩm, khi đã tạo mẫu sản phẩm xong có thể tạo thành khuôn và sử dụng khuôn mẫu để đổ thành tượng hoặc phù điêu. sản phẩm để đúc có thể là đồng, thạch cao, hay nhựa compsite lỏng để đổ thành sản phẩm, sử dụng các hợp chất lỏng có thể đông đặc phù hợp để tạo hình vào khuôn. khuôn có thể tạo được bằng đất hay nhựa silicon, bằng thạch cao đó là tùy thuộc sử dụng cho phù hợp với từng sản phẩm để tạo khuôn
Các loại tranh phù điêu
Về vật liệu để làm thành tranh phù điêu có 9 vật liệu thi công chính đó là:
1.Tranh phù điêu xi măng.
+ Ưu điểm: Thời gian thi công nhanh, sản phẩm sắc nét, độ bền thì phải xếp vào hàng nhà hỏng tranh chưa hỏng. giá thành rẻ nhất so với các vật liệu khác
+ Nhược điểm: bề mặt tranh không được nhẵn mịn
2.Tranh phù điêu làm nhựa composite :
Ưu điểm: dễ dàng vận chuyển, dễ thi công ở những nơi khó lắp ráp , trọng lượng nhẹ, sản phẩm sắc nét,bề mặt tranh nhẵn mịn có độ bóng cao. độ bền chỉ được hơn 50 năm
Nhược điểm:Thời gian thi công lâu, giá thành cao hơn xi măng
3.Tranh phù điêu làm bằng Đồng
Ưu điểm: không phải bàn nhiều, là loại tiền nào của nấy đắt xắt ra miếng sản phẩm đẹp , bền, càng chơi càng quý, màu sắc không thể phai.
Nhược điểm: Giá thành cao, bị giới hạn kích thước Thời gian thi công lâu,
4.Tranh phù điêu làm bằng thạch cao
Ưu điểm: bề mặt mịn sắc nét. thời gian thi công nhanh.Gía thành rẻ
Nhược điểm:, khó vận chuyển, khối lượng nặng dễ gãy và không bền với thời gian