Quy trình giám sát thi công xây dựng

Đa phần mọi người chỉ quan tâm đến giá thành thi công, thời gian, tiến độ thực hiện mà quên mất Giám sát thi công cũng đặc biệt quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bao quát được quy trình giám sát thi công căn nhà.

Giám sát thi công xây dựng là gì

Giám sát thi công xây dựng là một vị trí công việc mà người làm về công việc này phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như là kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo như đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đam bảo được về các tiến độ và thời gian thi công công trình cùng với vấn đề an toàn lao động. Người mà nhận việm vụ về công việc giám sát thi công xây dựng thì phải là những kỹ sư có được những chứng chỉ hành nghề theo đúng như quy định mà pháp luật đề ra.

Kỹ sư giám sát thi công xây dựng chính là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ là theo dõi, kiểm tra, báo cáo cũng như là xử lý và sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu trong quá trình nghiệm thu các công việc có liên quan đến tại công trình xây dựng. Một công trình xây dựng có chất lượng ra sao, tốt hay dở là đều phụ thuộc hết vào tinh thần cũng như là trách nhiệm công việc của người kỹ sư giám sát. Và, trong mỗi công trình, phần việc của người tư vấn giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng...

Thường thì trong một công trình thi công sẽ có đến 2 loại hình giám sát:

Đầu tiên là đơn vị tư vấn giám sát, hay còn được gọi tắt là bên A: Đây là bên mà được người chủ đầu tư thuê về và có nhiệm vụ là tư vấn về tất cả những gì mà có liên quan đến công trình xây dựng cũng như là giám sát về công tác ti công của các nhà thầu đang xây dựng trên cở sở là một bản vẽ được thiết kế đã được công ty thiết kế kiến trúc lập. Ở phía bên đơn vị giám sát chính là đơn vị mà đứng ra để tư vấn giám sát cũng như là chịu trách nhiệm trên chủ đầu tư cũng như là về pháp luật và chất lượng của các công trình.

Bên tiếp theo chính là bên giám sát thi công hay còn được gọi là bên kỹ thuật B, giám sát B: Ở bên này thì công việc chủ yếu chính là triển khai các bản vẽ đã được thiết kế trên thực địa cùng với đó là việc chỉ đạo, và kiểm tra những công nhân đang thi công theo bản vẽ, theo hồ sơ đã được thiết kế, hồ sơ đã được trúng thầu mà chủ đầu tư phê duyệt.

Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn xây dựng muốn được hành nghề tư vấn giám sát công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia công ty tư vấn thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

Chất lượng của một công trình tùy thuộc vào người tư vấn giám sát công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.

Quy trình giám sát thi công công trình xây dựng

Một quy trình giám sát thi công đạt chuẩn sẽ đảm bảo cho công trình sau khi hoàn hiện có độ an toàn và đạt chất lượng tốt nhất. Quy trình giám sát thi công xây dựng giúp công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra.

Quy trình này có thể tóm lược lại trong 8 bước:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế

Bước đầu tiên đó là kiểm tra tổng thể hồ sơ thiết kế cũng như chỉ dẫn kỹ thuật thi công công trình.

Đánh giá kỹ lưỡng hồ sơ thiết kế thi công của công trình xây dựng, thẩm tra dự toán và các yêu cầu kỹ thuật để phát hiện những thiếu sót và sớm có những biện pháp nhằm khắc phục hậu quả hoặc bổ sung thêm những điều kiện, điều khoản nhằm đảm bảo tính an toàn và chất lượng cho công trình.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát thi công

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế cùng với các quy định kỹ thuật khác, kỹ sư chính sẽ lập một kế hoạch giám sát cụ thể để đảm bảo chất lượng công trình.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công

Đây là bước kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công trong từng hạng mục. Đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng quy chuẩn và tiêu chí về kỹ thuật.

Bước 4: Giám sát từng hạng mục xây dựng

Tại bước 4. Kỹ sư giám sát sẽ đảm đương trách nhiệm giám sát chặt chẽ từng hạng mục cụ thể. Đảm bảo các số liệu kỹ thuật đúng với thiết kế, kịp thời phát hiện ra những lỗi sai sót trong quá trình thi công.

Bước 5: Đảm bảo tiến độ thi công

Thường xuyên đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thi công nhằm bám sát tiến độ theo kế hoạch đặt ra. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thi công.

Bước 6: Quản lý giá thành xây dựng

Theo đókỹ sư cần theo sát, tính toán và báo cáo tình hình về chênh lệch giá vật liệu xây dựng tại thời điểm thi công và trên hồ sơ giấy tờ để điều chỉnh và cân đối dự toán chi phí.

Bước 7: Lập báo cáo định kỳ

Thường xuyên lập báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng về những sai sót, những điểm hạn chế. Tiếp đó là đưa ra giải pháp khắc phục để kịp thời xử lý.

Bước 8: Nghiệm thu công trình

Công đoạn cuối cùng của quá trình là nghiệm thu từng hạng mục và toàn bộ công trình đảm bảo chất lượng bàn giao đưa vào sử dụng công trình.

0979.603.425