Tìm hiểu về hệ thống thoát nước và cách thiết kế ống thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước là hệ thống cung cấp cho người sử dụng chủng loại, khối lượng và chất lượng nước đáp ứng các nhu cầu khác nhau, đồng thời đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải của người sử dụng nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải vì sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.Cùng tìm hiểu các nguyên tắc đi ống nước trong nhà qua bài viết dưới đây.

Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước và các dạng nước thải

Nước sau khi sử dụng vào các mục đích như: sinh hoạt, sản xuất hay nước mưa chảy trên các mái nhà, mặt đường, mặt đất, chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ dễ bị phân huỷ thối rữa, chúng chứa nhiều vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm cho người và động vật. Nếu những loại nước thải này xả ra môi trường sẽ gây ô nhiễm và nảy sinh các truyền nhiễm, bệnh hiểm nghèo cho con người.

Các loại nước thải ra khỏi khu dân cư và sản xuất, đồng thời làm sạch, khử trùng tới mức độ cần thiết trước khi xả vào nguồn nước.

Hiện nay, các loại nước thải khá đa dạng, tùy theo nguồn gốc và tính chất của nguồn nước thải mà người ta chia ra làm ba loại chính sau đây :

Nước thải sinh hoạt: nước thải thoát ra từ các chậu rửa, buồng tắm, nhà xí, tiểu chứa nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng.

Nước thải sản xuất: thải ra sau quá trình sản xuất. Thành phần và tính chất phụ thuộc vào từng loại công nghiệp, nguyên liệu tiêu thụ và quá trình công nghệ nên khác nhau rất nhiều.

Người ta thường phân biệt nước thải sản xuất thành hai loại:

  • Nước bị nhiễm bẩn nhiều (nước bẩn)
  • Nước bị nhiễm bẩn ít 

Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bè mặt các đường phố, các khu dân cư hay khu công nghiệp bị nhiễm bẩn nhất là lượng nước mưa ban đầu.

Nếu trong các thành phố, nước thải sinh hoạt và sản xuất (được phép xả vào mạng lưới thoát nước sinh hoạt) được dẫn chung thì hỗn hợp đó được gọi là nước thải đô thị.

Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước được định nghĩa là tổ hợp những công trình thiết bị, các giải pháp kĩ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước.

Tùy thuộc vào mục đích yêu cầu tận dụng nguồn nước thải của vùng phát triển kinh tế lân cận thành phố, thị xã, thị trấn… Hoặc do nhu cầu kĩ thuật vệ sinh, việc xả các loại nước thải vào mạng lưới thoát nước, người ta phân biệt các loại hệ thống thoát nước hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng, hệ thống thoát nước riêng một nửahệ thống hỗn hợp.

Hệ thống thoát nước chung

Là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất, nước mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình làm sạch. Có trường hợp người ta xây dựng một số miệng xả nước mưa kiểu giếng tràn, đón nhận phần lớn nước mưa của những trận mưa to kéo dài, đổ ra sông hồ cạnh đó để giảm bớt lưu lượng nước không cần thiết lên công trình làm sạch.

Ưu điểm của hệ thống thoát nước:

Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh, vì toàn bộ phần nước bẩn đều được qua công trình làm sạch trước khi xả ra sông hồ. Tuy nhiên nó không kinh tế, bởi kích thước của các công trình thu dẫn và xử lí đều lớn, đồng thời quản lí cũng phức tạp. Hệ thống này thường chỉ xây dựng ở những thành phố nằm cạnh con sông lớn hay trong thời kì xây dựng khi chưa có phương án thoát nước hợp lí.

Hệ thống thoát nước riêng

Hệ thống này có thể có 2 hay nhiều mạng lưới cống riêng biệt: một dùng để vận chuyển nước bẩn nhiều (ví dụ nước sinh hoạt), trước khi xả vào nguồn cho qua xử lí,  một dùng để vận chuyển nước ít bẩn hơn (nước mưa) thì cho xả thẳng vào nguồn.

Tùy theo độ nhiễm bẩn mà nước thải sản xuất (nếu độ nhiễm bẩn cao) xả chung với nước thải sinh hoạt hoặc (néu độ nhiễm bẩn thấp) chung với nước mưa. Còn nếu trong nuớc thải sản xuất có chứa chất độc hại axit, kiềm… thì nhất thiết phải xả vào mạng lưới riêng biệt.

Trường hợp mỗi loại nước thải được vận chuyển trong hệ thống mạng lưới riêng biệt gọi là hệ thống riêng biệt hoàn toàn. Trường hợp chỉ có hệ thống cống ngầm để thoát nước bẩn sinh hoạt và nước bẩn sản xuất còn nước mưa và nước thải sản xuất quy ước là sạch chảy theo mương máng lộ thiên gọi là hệ thống riêng không hoàn toàn.

So sánh các hệ thống thoát nước

So với hệ thống chung thì hệ thống thoát nước riêng có lợi về mặt xây dựng và quản lí. Tuy về mặt vệ sinh có kém hơn (nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu) song ưu điểm là giảm được vốn đầu tư xây dựng ban đầu (kích thước cống, công trình làm sạch và trạm bơm nhỏ…)

Hệ thống thoát nước riêng một nửa thường có hai hệ thống cống ngầm, trong đó một mạng lưới để thoát nước sinh hoạt, nước sản xuất và nước mưa bẩn, còn mạng lưới khác để dẫn nước mưa sạch xả trực tiếp ra sông hồ.

Ở chỗ giao nhau giữa hai mạng lưới xây dựng giếng ngăn nối để thu nhận phần nước mưa trong thời gian đầu của trận mưa cùng với nước sinh hoạt, sản xuất để dẫn đến công trình làm sạch. Và khi mưa to hay ở thời gian cuối của các trận mưa, lưu lượng nước mưa lớn, có thể tràn qua miệng xả ra sông hồ cạnh đó.

Hệ thống riêng một nửa tốt về mặt vệ sinh, tuy nhiên giá thành xây dựng cao và quản lí rất phức tạp, nên ít được sử dụng.

Hệ thống hỗn hợp là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên, thường gặp ở một số thành phố cải tạo.

Việc lựa chọn hệ thống thoát nước phải căn cứ vào nhiều yếu tố : kinh tế, kĩ thuật, vệ sinh và điều kiện địa phương.

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phần lớn là sử dụng hệ thống thoát nước chung, nước xả ra sông hồ không qua làm sạch, cần được cải tạo lại theo kiểu riêng một nửa hoặc hỗn hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường và tạo mỹ quan cho thành phố.  

Nguyên tắc cơ bản của việc thiết kế hệ thống ống cấp nước trong nhà:

- Đường ống dẫn đến các thiết bị phải tính toán sao cho ngắn nhất.

- Các đường ống thẳng đứng thường nên đặt trong hộp kỹ thuật gần các thiết bị dùng nhiều nước như máy giặt, bình nước nóng, bồn chứa nước,…

- Các đường ống cấp nước nằm ngang thường đặt CB âm tường, cho nên yêu cầu sử dụng loại ống phải tốt, các mối nối phải khít.

- Phải lắp đặt tại các vị trí sao cho thuận lợi trong sử dụng, quản lý, kiểm tra bảo trì bảo dưỡng.

- Không nên đi đường ống nước qua phòng ở như phòng khách, phòng ngủ,…

- Mỗi đường nhánh không phục vụ quá 5 thiết bị dùng nước, đây là điều cần lưu ý vì khi sử dụng quá nhiều thiết bị như vậy thì lượng nước cấp từ mỗi thiết bị sẽ yếu.

- Nên dùng bể chìm để dự trữ nước và bơm lên bể trên cao để dùng thuận tiện và thoát được các chất khử trùng. Đường ống để bơm nước lên bể chứa trên cao và đường ống cấp nước cho các thiết bị nên tách riêng. Nếu làm chung thì phải có van 1 chiều ở vị trí trên máy bơm.

- Tiêu chuẩn dùng nước của mỗi người một ngày đêm là 0,2 m3.

Về việc chọn ống nước thì các bạn có thế tham khảo ống nhựa PPR Vesbo, với các tinh năng ưu việt như:

- Dẫn nước sạch, không độc hại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Không đóng cặn, không ôxi hóa hay rò rỉ, chịu được áp suất lớn, tuổi thọ cao.

- Có khả năng dẫn nước nóng lên đến 100 độ C.

- Công nghệ hàn nhiệt và các đầu nối ren được làm bằng kim loại đồng mạ Niken hoặc Crom đảm báo các mối nối tuyệt đối kín và độ bền vĩnh cửu.

Với những kiến thức ở trên chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được cách đi ống nước trong nhà cũng như lựa chọn sản phẩm ống nước hiệu quả và tiết kiệm nhất.

0979.603.425