Bê tông nhẹ hay còn gọi là bê tông khí đang ngày càng được nhiều người yêu thích, ứng dụng cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên, để có được một sản phẩm xây dựng hoàn thiện nhất từ bê tông nhẹ, nhà đầu tư nên tìm hiểu rõ tính chất, ưu nhược điểm và phân loại phù hợp cho từng hạng mục công trình.
Bê tông nhẹ là hỗn hợp bê tông được pha trộn theo một tỷ lệ nhất định bao gồm đất sét đã được nung đông nở, xi măng và cát. So với các loại bê tông thông thường với khối lượng lên đến 2500kg/m3, bê tông nhẹ chỉ đạt trong mức dao động là 1200 - 1900 kg/m3.
Tại sao lại được gọi là bê tông nhẹ? Đơn giản là vì cấu trúc tạo thành bê tông bọt được tạo nên bởi những lỗ nhỏ li ti dạng tổ ong. Các lỗ được kết nối bằng bê tông có thể nổi trên mặt nước nên đó là bê tông rỗng. Và chính vì thế nên khối lượng của bê tông bọt rất nhẹ. Tỷ trọng của bê tông nhẹ có thể đạt chỉ từ 350 kg/m3. Với công thắc chế tạo đặc biệt thì loại bê tông này có cường độ khá cao (đến 40Mpa) trong điều kiện thi công bình thường và cao hơn khi kết hợp với loại vữa xây dựng chuyên dùng. Kết hợp giữa khối lượng nhẹ và cường độ cao thì bê tông nhẹ giúp giảm tải trọng của bản thân công trình một cách đáng kể.
Bê tông nhẹ được phân loại dựa theo 3 tiêu chí gồm: dạng chất kết dính, dạng cốt liệu và khối lượng thể tích. Sau đây là chi tiết các loại bê tông nhẹ được phân loại theo từng tiêu chí
Nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao, nhất là khi thị trường bất động sản luôn trong giai đoạn chực chờ tăng giá. Chính vì thế, sản phẩm bê tông nhẹ chưa bao giờ hết hot. Khách hàng đang có nhu cầu xây dựng hộ gia đình nhưng vẫn phải đang tìm hiểu về vật liệu xây dựng. Liệu rằng có nên sử dụng bê tông nhẹ để xây nhà?
Thật ra, bê tông nhẹ có khả năng kết hợp khá cao với những vật liệu xây dựng khác. Thành phần chính của chúng chính là bọt khí, bọt, xi măng trộn cùng với nước. Vì đây là sàn bê tông nhẹ nên được khuôn đúc dễ dàng, mà không cần dùng đầm để đổ vào khuôn, có khả năng chịu nước, chịu lạnh cao, nên được sử dụng rất nhiều ở các loại công trình lớn nhỏ khác nhau.
Bê tông siêu nhẹ là một trong những công nghệ ưu việt, đặc biệt rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam. Bê tông siêu nhẹ đã giúp cho các nhà đầu tư gia tăng hiệu quả kinh tế bởi có giá thành thấp. Ngoài ra, khi sử dụng bê tông siêu nhẹ, thời gian thi công được rút ngắn đáng kể, vì thời gian lắp đặt không đòi hỏi nhân công có trình độ kỹ thuật cao. Do đó, chi phí xây dựng cũng được giảm đáng kể.
Câu hỏi “có nên xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ hay không?” dường như đã có đáp án. Đây là loại công nghệ tiên tiến có nhiều ưu điểm nổi bật. Theo lời các chuyên viên công trình, ưu điểm nổi trội nhất của bê tông nhẹ là tạo ra những tấm sàn có trọng lượng nhẹ, có khả năng chịu lực tốt giúp gia giảm kết cấu móng.
Là vật dụng có độ bền cao, tuy nhiên quy trình sản xuất đòi hỏi phải sử dụng công nghệ có tính đặc thù riêng. Do đó, loại vật liệu này thường không mang tính đại trà và không phải tất cả nhà sản xuất đều có thể cho ra đời sản phẩm này. Khác với bê tông truyền thống, loại bê tông nhẹ này khi thi công cần có sự can thiệp của các mối ghép bằng vôi vữa, vì vậy khả năng chống thấm thường không cao. Do đó, đòi hỏi phải có kỹ thuật chống thấm kỹ lưỡng để công trình đạt độ chắc chắn nhất.
Bê tông nhẹ có tính năng vượt trội như chống nóng, chống cháy, cách âm, và giảm tải công trình. Ngoài bê tông khí, thì bê tông bọt còn có thêm ưu điểm chống thẩm thấu và thi công dễ. Do đó, kỹ sư thường áp dụng bê tông bọt vào các công trình đòi hỏi bê tông chống nóng hoặc chống thấm mái. Hay dùng tôn nền chống nồm, giúp giảm tải thêm tôn nền và bù sàn âm.Chúng được áp dụng cho một số loại công trình như:
Như vậy với đặc tính vượt trội, loại vật liệu này giúp việc thiết kế, thi công các công trình cao tầng, hoặc sửa các công trình cũ được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều. Bê tông nhẹ là loại vật liệu có thể đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn xây dựng.
Trên đây chúng tôi đã trình bày Bê tông nhẹ là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của bê tông nhẹ. Hy vọng bài viết mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc