Để có được một công trình xây dựng chất lượng và đạt hiệu quả thì việc đầu tiên cần quan tâm đến chính là phần móng và phần tường. Trong đó phần tường đóng vai trò rất quan trọng để ngôi nhà bạn có thể vững chắc trước các yếu tố của thiên nhiên gây ra. Tuy nhiên, để xây được một bức tường thẳng đứng, không nghiêng ngả, chắc chắn và vững chãi cần phải tuân thủ rất nhiều các quy định và nguyên tắc trong xây dựng. Trong đó, bổ trụ chính là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn về bổ trụ trong xây dựng nhé.
Có lẽ đây là cụm từ khá quen đối với những dân trong nghề xây dựng, nhưng với những ai không nắm rõ được chuyên môn, người mới vào nghề thì chắc chắn sẽ rất xa lạ về vấn đề này. Bổ trụ hay còn gọi là trụ đứng trong tiếng anh gọi là Complementary pillar. Đây thực chất là phần tường xây lồi ra trước. Chúng trông khá giống các cột áp sát vào tường.
Từ thời La Mã, việc bổ trụ đã được người dân sử dụng rất rộng rãi trong xây dựng với mục đích tạo dáng cho bề mặt của tường, tạo nên điểm nhấn cho tổng thể không gian và góp phần tăng thêm vẻ đẹp kiến trúc của ngôi nhà. Cho đến thời điểm hiện tại, giá trị thẩm mỹ của phương pháp này vẫn được các kiến trúc sư giữ nguyên và áp dụng vô cùng triệt để trong từng công trình. Ngoài ý nghĩa kể trên ra thì mục đích chính xây bổ trụ chính là tạo độ chắc chắn cho toàn bộ bức tường. Bức tường sẽ được gia cố, tạo sự vững chắc, tăng khả năng chống chịu trước cá tác động của thời tiết, môi trường bên ngoài.
Nguyên tắc bố trí bổ trụ trong xây dựng
Có thể việc xây dựng một bức tường thì không hề khó, nhưng để tạo được chất lượng và giá trị sử dụng dài lâu trong hạng mục này mới là điều không phải ai cũng làm được. Đó chính là lý do mà phương pháp bổ trụ đã được ra đời với một số những nguyên tắc cụ thể.
Vấn đề đầu tiên mà chúng ta sẽ nói tới, đó là những bức tường nào mới cần áp dụng đến nguyên tắc bổ trụ? Sự thật đã chứng minh rằng, nguyên tắc bổ trụ sẽ phù hợp nhất khi thực hiện với những bức tường đơn lẽ, đứng một mình hoặc những vách tường gạch dài.
Bởi vì, đặc điểm chung của những loại tường này là không có điểm chịu lực trong trường hợp cả bức tường bị nghiêng về một phía, vấn đề này sẽ rất dễ khiến tường bị đổ hoặc sập. Vậy nên, việc tiến hành thực hiện bổ trụ sẽ giúp tạo điểm “tựa” nhằm hỗ trợ các loại tường nêu trên có thể được gia cố thêm độ vững vàng.
Nguyên tắc bố trí bổ trụ cụ thể được thực hiện như sau:
Khi xây bổ trụ, bạn cần thiết kế kết cấu gạch sao cho đảm bảo được các tiêu chí tiết kiệm xi măng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Nên ưu tiên sử dụng các vật liệu nhẹ để làm từng ngăn và tường chịu lực. Kết cấu ngoài gạch và đá thì cần có cả cốt thép để tăng thêm độ vững chắc, chống lại được các tác động cơ học.
Trong tiêu chuẩn xây dựng, các trụ thường cách nhau trong khoảng từ 2.4m – 3m tạo nên sự cân đối cần thiết. Phân bổ đồng đều lực phải chịu ở tất cả mọi phía. Hiện nay, có nhiều các bổ trụ khác nhau, thường dựa trên vị trí giao nhau, góc và đầu tưởng. Cụ thể, có thể bố trí như sau:
Thực tế, với nguyên tắc nêu trên, không phải ai cũng có thể bổ trụ. Cần thiết phải có sự tính toán và quan sát tỉ mỉ để đảm bảo không có sai sót xảy ra, tránh những trường hợp công trình không đảm bảo được chất lượng.
Những lợi ích mang lại của việc bổ trụ
Tổng kết lại, việc bổ trụ sẽ mang đến những lợi ích như sau:
Thông qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã tự tìm được đáp án cho riêng mình về vấn đề bổ trụ là gì. Chúc các bạn thành công