Các loại thuế liên quan đến xây dựng

Đóng thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người, xây dựng cũng là một hoạt động kinh doanh nên việc đóng thuế là đương nhiên. Tuy nhiên, đối tượng đóng thuế trong xây dựng gồm những ai? Có những loại thuế, lệ phí nào trong xây dựng nhà ở? Cách tính thuế xây dựng nhà ở tư nhân ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây để giúp bạn trả lời những câu hỏi trên nhé!

1. Thuế xây dựng nhà ở là gì?

Thuế xây dựng nhà ở là loại thuế bắt buộc mà bất cứ ai khi tiến hành xây nhà ở đều phải nộp. Mỗi người khi thực hiện hoạt động xây nhà phải đăng ký cũng như nộp thuế theo quy định của pháp luật. Đơn vị tiếp nhận khai báo nộp thuế của người dân là cơ quan quản lý thuế tại địa phương.

Nộp thuế xây dựng nhà ở là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tất cả mọi người đều phải thực hiện kê đăng ký, kê khai, nộp thuế mỗi khi tiến hành xây dựng. Trong trường hợp trốn tránh sẽ vi phạm vào luật thuế xây dựng nhà. Hành vi này còn được gọi là hành vi trốn thuế. Người vi pháp sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Đặc biệt, đăng ký, đóng thuế xây dựng nhà ở phải được thực hiện ngay khi được cấp giấy phép xây dựng. Như vậy quá trình xây dựng sẽ được pháp luật bảo vệ.

2. Nghĩa vụ nộp thuế xây dựng theo quy định mới năm 2021

Nghĩa vụ nộp thuế xây dựng nhà ở là đều được quy định rất chi tiết bằng văn bản với các điều khoản cụ thể. Dù theo quy định mới nhất năm 2021 có nhiều đổi mới nhưng nghĩa vụ nộp thuế của mỗi người là không thay đổi.

Theo đó dựa vào công văn 3700/TCT/DNK của tổng cục thuế, việc thu thuế sẽ được thực hiện đối với hoạt động xây dựng nhà tư nhân, người xây nhà. Người xây dựng và chủ thầu cần kê khai và nộp thuế khi thực hiện hoạt động xây dựng.

Ngoài ra theo Công văn 3077/TCT-CS ban hành ngày 09 tháng 08 năm 2018

"Tổng cục Thuế đã có công văn 3381/TCT-CS ngày 8/9/2008 và công văn số 2010/TCT-CS ngày 16/5/2017 đã nêu rõ: Hộ gia đình tự xây nhà không phải là người nộp thuế GTGT, TNDN và thuế thu nhập cá nhân; trường hợp hộ gia đình thuê nhà thầu là cơ sở kinh doanh thực hiện xây dựng nhà cho gia đình thì nhà thầu xây dựng phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Cục Thuế có cơ sở xác định nhà thầu có xây dựng nhà cho hộ gia đình, cá nhân nhưng không kê khai nộp thuế thì Cục Thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật quản lý thuế. Quá trình xử lý, Cục Thuế báo cáo UBND để chỉ đạo các đơn vị chức năng khác trên địa bàn phối hợp thực hiện theo Điều 11 Luật Quản lý Thuế."

Về trường hợp này bạn sẽ phải nộp thuế thay cho nhân công xây dựng nhà của bạn theo từng lần phát sinh đối với hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu theo quy định tại Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC, việc tính thuế được xác định như sau:

"a.1.5) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

"- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%."

3. Đối tượng miễn thuế khi xây dựng nhà ở

Theo quy định nộp thuế khi xây dựng nhà ở thì bất cứ ai tiến hành xây dựng nhà ở đều phải nộp thuế. Tuy nhiên trong bộ luật thuế mới nhất được ban hành vẫn có nhiều đối tượng được miễn thuế xây dựng nhà ở. Trong đó mức miễn thuế được áp dụng là 100%. Cụ thể như các đối tượng:

  • Nhà ở của người hoạt động cách mạng trước 8/1945
  • Nhà ở của thương binh hạng ¼, 2/4
  • Nhà ở của bệnh binh 1/3
  • Nhà ở của mẹ Việt Nam anh hùng
  • Nhà ở của cha mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ
  • Nhà ở của hộ nghèo
  • Nhà ở xã hội
  • Nhà ở công vụ
  • Nhà ở của trẻ mồ côi
  • Nhà ở của người khuyết tật

4. Các loại thuế, lệ phí khi xây dựng nhà ở tư nhân theo pháp luật hiện hành

4.1 Thuế môn bài

Thuế môn bài là loại thuế thu trực tiếp hàng năm. Thuế này sẽ đánh vào số vốn đăng ký trong Giấy chứng nhận kinh doanh doanh mà chủ sở hữu đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoặc doanh thu của năm kinh doanh liền kề. Mức thu thuế môn bài sẽ được chia theo từng bậc khác nhau và tùy vào từng địa phương sẽ không giống nhau.

Như vậy thì, khi chúng ta tiến hành xây dựng nhà ở tư nhân, chủ công trình xây dựng hoặc nhà thầu bắt buộc phải có trách nhiệm đóng thuế môn bài. Cụ thể là:

Các cá nhân, hộ gia đình xây nhà ở tự đầu tư mua vật liệu và thuê nhân công thì sẽ tự thực hiện kê khai nộp thuế môn bài.

Đối với các cá nhân và hộ gia đình thuê một bên bên thầu khoán trọn gói xây dựng thì bên nhận thầu sẽ phải là kê khai nộp thuế môn bài.

Cách tính thuế môn bài được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 302/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Mức đóng thuế xây dựng nhà ở môn bài được xác định dựa vào giá thuê nhân công của chủ công trình theo hợp đồng xây dựng.

Nhân công có thu nhập dưới 100 triệu/năm thì được được miễn thuế môn bài.

Thu nhập của nhân công từ 100 triệu đến 300 triệu/năm thì mức đóng thuế môn bài cả năm là 300.000 đồng.

Đối với nhân công thu nhập từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì mức thuế môn bài cả năm sẽ là 500.000 đồng.

Các trường hợp có thu nhập trên 500 triệu/năm thì mức thuế môn bài cả năm là 1.000.000 đồng.

4.2 Thuế giá trị gia tăng

Dựa theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi năm 2013) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành luật thì thuế giá trị gia tăng được tính khi xây dựng nhà ở tư nhân như sau:

Cá nhân, tổ chức phải tiến hành kê khai và nộp thuế GTGT nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Đối tượng kê khai nộp thuế giá trị gia tăng sẽ là bên nhận thầu xây dựng nhà ở tư nhân (bởi cá nhân, hộ gia đình không tự mình xây dựng công trình). Bên cạnh đó, để chắc chắn ràng buộc trách nhiệm cũng như tranh chấp về đối tượng nộp thuế thì trước khi xây dựng, những quy định về việc nộp thuế giá trị gia tăng này cần được thể hiện rõ ràng trong “Hợp đồng xây dựng”.

4.3 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Theo thông tư số 92/2015/TT-BTC của bộ Tài chính thì việc xây dựng nhà ở là một loại dịch vụ và những người tiến hành thực hiện công việc xây dựng là cá nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ xây dựng và lắp đặt chính vì vậy nên phải thực hiện việc nộp thuế như đối với cá nhân kinh doanh.

Nếu như bạn tự thuê nhân công thì những nhân công đó phải được kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân nếu như không thuộc trường hợp được miễn, giảm. Còn thuê chủ thầu thì bên chủ thầu phải có trách nhiệm tính thuế và nộp cho những người lao động đó (có tính trừ vào lương, nếu như có phát sinh nộp).

4.4 Lệ phí trước bạ xây dựng

Ngoài những loại thuế cơ bản kể trên thì lúc xây dựng nhà ở còn có thể phải chịu lệ phí hoàn công khi tiến hành thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở (tức khi hoàn thiện nhà, khai báo và xin cấp giấy hoàn công để tiến hành thực hiện đăng ký biến động đất đai – tăng thêm nhà ở vào “Giấy chứng nhận sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác trên đất”).

Bởi theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì khi đăng ký xác lập quyền sở hữu sẽ phát sinh lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, dựa vào khoản 11 Điều 9 Nghị định này quy định trường hợp miễn nộp thì khi hoàn công nhà ở riêng lẻ tư nhân không cần phải nộp lệ phí trước bạ. Vậy nên, có thể tóm lại 3 trường hợp sau, trách nhiệm nộp các loại thuế phí trên thuộc bên cá nhân, hộ gia đình xây nhà hay bên nhận thầu xây dựng nhà ở tư nhân:

Nếu giữa các bên (cá nhân, hộ gia đình xây nhà và bên dịch vụ) ký kết “Hợp đồng xây dựng” về thuê khoán toàn bộ thuê nhân công và cung cấp vật tư xây dựng: Bên dịch vụ sẽ có trách nhiệm nộp tất cả các loại thuế phí trên tính theo toàn bộ giá trị công trình nhận khoán.

Nếu bên đầu tư (cá nhân, hộ gia đình) xây nhà chỉ thuê khoán nhân công riêng lẻ hoặc thuê bên dịch vụ nhưng không có hợp đồng hoặc không chứng minh được có thuê thầu xây dựng nhà ở: Bên đầu tư sẽ là người nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng còn nhân công tự nộp thuế thu nhập cá nhân. Đối với phần nguyên vật liệu mà bên đầu tư tự mua thì cơ quan Thuế không thu thuế vật tư.

Nếu giữa các bên (cá nhân, hộ gia đình và bên dịch vụ) có thỏa thuận thống nhất về việc nộp thuế và kể cả là thuê khoán toàn bộ công trình: Người đóng thuế vẫn là chủ đầu tư.

5. Cách tính thuế xây dựng nhà ở tư nhân

5.1 Cách tính thuế môn bài

Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính theo Thông tư 302/2016/TT-BTC thì mức đóng thuế môn bài xây dựng nhà ở tư nhân được xác định như sau:

Thu nhập dưới 100.000.000 VNĐ/năm được miễn thuế môn bài.

Thu nhập từ 100.000.000 VNĐ/năm – 300.000.000 VNĐ/năm thì thuế môn bài là 300.000 VNĐ/năm.

Thu nhập từ 300.000.000 VNĐ/năm – 500.000.000 VNĐ/năm thì thuế môn bài là 500.000 VNĐ/năm.

Thu nhập trên 500.000.000 VNĐ/năm thì thuế môn bài là 1.000.000 VNĐ/năm.

Vì vậy, theo cách tính thuế xây dựng nhà ở tư nhân, mức đóng thuế môn bài trong lĩnh vực xây dựng nhà ở tư nhân phụ thuộc vào giá thuê nhân công theo “Hợp đồng xây dựng”.

5.2 Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC khi xây dựng nhà ở tư nhân, thuế GTGT được tính:

Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế ×  Tỷ lệ % tính thuế GTGT

Trong đó:

Doanh thu tính thuế GTGT được tính bằng đơn giá nhân diện tích (nếu tính trên 1 đơn vị diện tích), bằng giá toàn bộ công trình hoặc bằng giá trị phần việc xây dựng phải thực hiện được xác định theo “Hợp đồng xây dựng”.

Nếu hợp đồng xây dựng không cung cấp vật tư xây dựng thì doanh thu tính thuế chỉ tính bằng số tiền nhân công xây dựng mà chủ nhà trả cho chủ thầu khi hoàn thành nhà ở.

Nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá nhưng giá không phù hợp với giá trị thực tại địa phương thì cơ quan Thuế sẽ thực hiện thu theo quy định pháp luật.

Nếu hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân có sử dụng hóa đơn thì doanh thu tính thuế dựa trên hóa đơn và doanh thu khoán.

Tỷ lệ % tính thuế GTGT được xác định như sau:

Hợp đồng xây dựng có bao gồm cung cấp vật tư xây dựng: tỷ lệ 3%.

Hợp đồng xây dựng không bao gồm cung cấp vật tư xây dựng: tỷ lệ 5%.

5.3 Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Cách tính thuế xây dựng nhà ở tư nhân đối với thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế × Tỷ lệ TNCT trên doanh thu × Tỷ lệ thuế TNCN (10%)

Trong đó:

Doanh thu tính thuế TNCN được tính bằng tất cả các khoản tiền phát sinh trong quá trình xây dựng. Cách xác định tương tự như doanh thu tính thuế GTGT.

Tỷ lệ (%) thuế TNCN được xác định áp dụng tỷ lệ tạm thu là 10%.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “Các loại thuế liên quan đến xây dựng”. Hy vọng bài viết chia sẻ có thể giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu về các dịch vụ như thiết kế và xây dựng nhà ở hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

0979.603.425