Cáp dự ứng lực là gì?

Cáp dự ứng lực sử dung rộng rãi cho ngành xây dựng cầu, xây dựng nhà dân dụng, với tính năng là khả năng chịu lực cao, kết hợp với bê tông thành sản phẩm bê tông cốt thép dự ứng lực, với công trình cầu và nhà dân dụng đảm bảo khả năng chịu lực cao, vượt nhịp lớn, kết cấu nhẹ và giảm giá thành sản phẩm.

Cáp dự ứng lực là gì?

 Khái niệm

Cáp dự ứng lực là dây cáp bằng thép, được dùng để làm dây trợ lực, dây kéo khối kết cấu bê tông. Cáp dự ứng lực có độ bền cao, ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Hiện nay cáp dự ứng lực được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng vì có những ưu điểm vượt trội hơn so với các loại thép truyền thống khác

Cấu tạo

Là một bó gồm các sợi có lõi ở giữa và các sợi xoắn xung quanh với bước xoắn đồng đều không nhỏ hơn 12 lần và không lớn hơn 16 lần đường kính danh định của cáp với số lượng sợi và phương pháp bảo vệ khác nhau.Cáp dự ứng lực được cấu tạo từ 2 bộ phận chính:
Sợi ứng suất trước
Sợi ứng suất trước có dạng tròn, được thi công bằng phương pháp tuốt bê tông cốt thép hoặc sợi máy cáp thép. Và thường được chia thành 2 loại dựa trên hàm lượng cacbon:
FMP 62 có hàm lượng cacbon C từ 0.62 – 0.65%
FMP 80 có hàm lượng cacbon C từ 0.78 – 0.83%
Bó sợi ứng suất
Bó sợi ứng suất là tổng hợp của các sợi ứng suất trước cuộn với nhau theo hình xoắn ốc nhất định.

Phân loại

Cáp dự ứng lực được chia thành 3 loại chính:

  • Cáp dự ứng lực 12.7 và 15.24mm: được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu được sử dụng nhiều nhất trong thi công các hệ thống cầu.
  • Cáp dự ứng lực bện không vỏ bọc: ứng dụng trong xây dựng cầu, nhà cao tầng…
  • Cáp bện có vỏ bọc: dùng nhiều trong hệ thống dầm sàn dự ứng lực, đường hầm… Loại này chuyên được dùng cho kết cấu bê tông giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.

Ưu điểm

Cáp dự ứng lực có những ưu điểm vượt trội mà các loại thép thông thường không có như:

  • Khả năng chịu lực cao
  • Kết hợp với bê tông thành sản phẩm bê tông cốt thép dự ứng lực đảm bảo cho các công trình xây dựng có vượt nhịp lớn
  • Kết cấu nhẹ và giảm giá thành sản phẩm
  • Tiết kiệm chi phí về số lượng thanh gia cố, lớp bọc bảo vệ, nêm và lao động cho toàn bộ dự án
  • Nhờ giảm kích thước của phần tử kết cấu công trình dẫn đến giảm khối lượng bê tông
  • Sự kéo căng nóng trong quá trình sản xuất cáp dự ứng lực tạo thành dây gần như thẳng, do đó không cần phải gia công kéo thẳng về sau
  • Thời gian thi công nhanh

Nhược điểm

  • Thi công cần đơn vị có kinh nghiệm

Ứng dụng của cáp dự ứng lực

Với các đặc tính: 

  • Khả năng chịu lực cao, vượt nhịp lớn
  • Kết cấu nhẹ, độ tự chùng thấp
  • Đặc tính lý học nhất quán
  • Đặc tính cuộn xoắn nhằm nâng cao giới hạn đàn hồi
  • Sức kháng giảm tải cao, chịu nhiệt tốt

Cáp dự ứng lực được đông đảo người dùng biết đến với các ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường, công trình thủy lợi… với các tính năng nổi bật: khả năng chịu lực cao, kết hợp với bê tông thành sản phẩm bê tông cốt thép dự ứng lực đảm bảo cho các công trình xây dựng có vượt nhịp lớn, chịu lực cao, kết cấu nhẹ và giảm giá thành sản phẩm

Cáp thép dự ứng lực còn được sử dụng làm cáp cho cầu dầm I24m-I30m, cầu bê tông cốt thép thi công theo công nghệ đúc hẫng, dầu dây văng…Trong các công trình thủy lợi, cáp thép dự ứng lực được sử dụng làm bê tông cho đập bê tông cốt thép, kết cấu tường chắn, kết cấu cửa đập…

Quy trình thi công cáp dự ứng lực

Quy trình thi công cáp dựng ứng lực được thực hiện như sau:

  1. Lắp dựng cốp pha đà giáo
  2. Lắp đặt thép lớp dưới của sàn
  3. Lắp đặt neo và thép dự ứng lực
  4. Lắp dựng cốt thép lớp trên của sàn và thép đai
  5. Lắp dựng con kê tạo profile cáp DƯL và các chi tiết đặt sẵn
  6. Đổ bê tông sàn
  7. Tháo cốp pha thành và khuôn neo
  8. Kéo căng cáp DƯL
  9. Cắt đầu cáp thừa
  10. Bảo vệ đầu neo
  11. Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo

Quy trình kiểm tra, nghiệm thu công tác thi công sàn cáp Dự Ứng Lực

  • Kiểm tra vật tư, thiết bị
  • Kiểm tra chứng chỉ kiểm định thiết bị, chứng chỉ xuất xưởng và kết quả thí nghiệm vật tư.
  • Nghiệm thu công tác gia công, lắp đặt cáp
  • Kiểm tra vị trí, profile sợi cáp; kiểm tra vị trí, kích thước, độ nghiêng mặt neo kéo, kiểm tra kích thước đầu neo chết.
  • Nghiệm thu công tác kéo căng
  • Kiểm tra và phê duyệt trình tự kéo căng, các dung sai độ dãn dài, độ tụt neo, các phương án xử lý đối với các sự cố thông thường.
  • Kiểm tra quá trình kéo căng, đánh giá kết quả kéo căng (báo cáo kết quả kéo căng; độ dãn dài, độ tụt neo) và nghiệm thu công tác kéo căng.
  • Nghiệm thu công tác cắt đầu cáp, bịt đầu neo
  • Kiểm tra công tác cắt đầu cáp thừa.
  • Phê duyệt cấp phối vữa chèn hốc neo.
  • Kiểm tra thi công chèn vữa và nghiệm thu.

Công tác thi công cáp dự ứng lực được coi là hoàn thành khi hoàn tất các công đoạn kiểm tra và nghiệm thu nêu trên

Như vậy, Chúng tôi vừa giới thiệu cho bạn khái niệm cáp dự ứng lực là gì, các loại cáp dự ứng lực trên thị trường cũng như ứng dụng của nó trong ngành xây dựng. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức, thông tin hữu ích nhất.

0979.603.425