Chống thấm chân tường hiệu quả

Hiện nay nhiều công trình xây dựng sau một quá trình sử dụng luôn có hiện tượng bị thấm tại chân tường. Hiện tượng này gây mất mỹ quan về không gian sống và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để khắc phục được những tình trạng khó khăn trên, bạn cần phải tìm được một giải pháp phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cao.

1. Những nguyên nhân chân tường bị thấm nước

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chân tường thấm, nhưng ở phần này chúng tôi liệt kê 3 nguyên nhân phổ biến gây thấm chân tường.

Bị ảnh hưởng bởi các vật liệu xây dựng gốc: Vật liệu xây dựng như vữa xi măng hoặc gạch có khả năng hấp thụ nước lớn. Sau một thời gian sử dụng công trình, nước thường ngấm vào vật liệu và một phần nước được hút theo mạch lan lên chân tường. Phần còn lại thường bị đọng nước và thấm vào chân tường. Hiện tượng thấm chân tường thường do bị ảnh hưởng bởi vật liệu gốc, nó thường xảy ra ở các nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc gần nguồn nước như khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh, bể bơi, bể cá..

Khi xây dựng công trình, lượng xi măng sử dụng để thi công không đủ: Trong quá trình thi công và kỹ thuật thi công không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến việc chân tường vách tường xuất hiện những lỗ rỗng, tạo điều kiện cho nước thấm vào chân tường.

Không áp dụng những biện pháp chống thấm từ ban đầu: Do gia chủ muốn tiết kiệm chi phí, do nhà thầu xây dựng bỏ qua phần thi công chống thấm, hoặc thi công trong việc chống thấm không hiệu quả, không đạt kỹ thuật

2. Xác định tường chân tường ẩm ướt

Ẩm ướt chỉ sự hấp thụ nước ở các phần dưới của tường và các cấu trúc được nâng đỡ trên mặt đất phần lớn do tác động của hiện tượng mao dẫn, cao độ của sự gia tăng ẩm trên tường thường thấp và hiếm khi xuất hiện trên 1,5 m. Ẩm ướt chân tường do hơi ẩm từ mặt đất ẩm ướt gây ra nên chúng ta không thấy hiện tượng này ở các tầng lầu hay tầng 2 trở lên trong công trình.

Nhận dạng tường và chân tường bị ẩm qua khảo sát hiện trạng thực tế công trình, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của người thực hiện là rất quan trọng. Một chuyên gia có kinh nghiệm có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra ẩm ướt, ví dụ như sàn và tường nhà vệ sinh khi xây dựng không thi công chống thấm dẫn đến nước ngưng ẩm ngấm ra tường cầu thang hay nhà bếp, phòng khách.

Hay sàn mái sân thượng, máng xối sê-nô đọng, rò rỉ khiến nước chảy xuống và thấm vào tường kết cấu bên ngoài, nước mưa xâm nhập vào bên trong, ảnh hưởng xấu đến kết cấu bên trong công trình.

3. Cách chống thấm chân tường truyền thống

3.1 Ốp gạch hoặc ốp đá để trang trí và chống thấm cho chân tường

Đây là cách chống thấm chân tường sân thượng, tường nhà phổ biến nhất. Ưu điểm nổi bật là thi công dễ dàng. Chỉ cần dùng vữa xi măng để ốp đá lên chân tường.

ỐP gạch hoặc ốp đá để cách xử lý chống thấm chân tường được xem là phương pháp chống thấm có tác dụng trang trí. Tuy nhiên, các chuyên gia về xây dựng đánh giá đây là cách chống thấm sai lầm. Bởi tường sẽ bị hở do khoảng lệch giữa phần chân tường được ốp đá và phần không được ốp đá phía trên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hơi ẩm bị giữ lại và có thể gây ra hiện tượng thấm ngược lên trên khiến tường nhanh hỏng hơn.

3.2 Sử dụng giấy dán tường để chống thấm

Đây là phương pháp thủ công được nhiều người áp dụng. Cách này tiết kiệm rất nhiều chi phí, thực hiện đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, đây là phương pháp chống thấm chân tương không có hiệu quả lâu dài.

Chỉ một vài tháng sau khi dán giấy dán tường, keo dán sẽ bị bong ra do tác dụng của hơi nước. Thậm chí, tường và giấy dán đề có thể bị mốc, mọc rong rêu. Cách này chỉ nên áp dụng khi bạn muốn làm đẹp cho các căn trọ ở ngắn ngày

.

3.3 Tạo dầm cách ẩm bằng cách đục chân tường rót vữa

Chống thấm chân tường bằng cách đục và rót vữa tự chảy như Sika Grout hoặc AC Grout cũng được xem là phương pháp tương đối hiệu quả. So với việc dùng giấy dán tường hay gạch đá ốp lát thì chúng khả thi hơn.

Tuy nhiên, đối với phương pháp này cũng có thể gặp hiện tượng bị sụt gây nứt tường. Điều này là do dạng vữa tự chảy gây co ngót theo thời gian sử dụng vì vậy ảnh hưởng tới kết cấu của tường nhà. Vì thế, đây cũng là phương pháp không nên áp dụng nếu bạn không muốn phá vỡ kết cấu nhà.

3.4 Giằng chống thấm chân tường

Giữa các bức tường dài hay quá cao thì giữa chúng chúng ta cần đổ bê tông cốt thép. Nhằm mục đích tăng độ cứng và chống thấm hiệu quả.

Cấu tạo giằng chống thấm chân tường có tác dụng liên kết phần móng và tường lại với nhau để tăng độ cứng cho toàn bộ công trình. Đồng thời phương án này ngăn nước thấm thấm tại vị trí chân tường và toàn bộ ngôi nhà. Nền móng trong điều kiện ngập nước càng phải chú ý.

Biện pháp sử dụng giằng chống thấm chỉ áp dụng được khi đang xây dựng. Giằng chống thấm tường nhà là 1 bước khá quan trọng, sẽ giúp hạn chế tối đa những hiện tượng ngấm nước sau này. Ngoài ra còn giúp góp phần phân bố đều tải trọng từ bề mặt sàn xuống phía tường.

3.5 Sử dụng hỗn hợp xi măng và vữa có trộn xi măng

Một trong biện pháp chống thấm hiệu quả và an toàn nhất được nhiều công trình sử dụng chính là đục một lớp vữa trát sát chân tường khoảng 0.5 đến 1m. Sau đó, quý khách tiến hành quét một lớp chất chống thấm gốc xi măng, tiếp theo trát lại bằng một lớp vữa có trộn phụ gia chống thấm.

Theo nhiều chuyên gia xây dựng, phương pháp này không làm ảnh hưởng tới kết cấu nhà, hiệu quả chống thấm cao và bền vững. Tuy nhiên chúng vẫn còn một nhược điểm chính là trong một vài trường hợp nhỏ đối với tường trát nước vẫn có thể thấm dần qua mao mạch vì thế dễ gây hiện tượng thấm ngược.

4. Quy trình chống thấm chân tường hiệu quả cao bằng cách rót hóa chất vào mạch

4.1 Vật liệu sử dụng

Đối với phương pháp này vật liệu sử dụng cực kỳ quan trọng chúng quyết định tính thành công của việc chống thấm. Vật liệu cụ thể gồm:

Dung dịch chống thấm Water Seal DPC: Dung dịch này chính là hóa chất chống thấm tinh thể thẩm thấu. Chúng có tác dụng bịt kín các lỗ rỗng do việc thi công vữa xi măng hình thành. Điều này là do các chất hoa học thẩm thấu vào bê tông, vữa, gạch sau đó thành phản ứng Silicon nhằm tạo ra lớp Gel bịt kín. Từ đó chúng hình thành lớp cách ẩm, ngăn nước cùng hơi ẩm tại các mao mạch trong tường.

Vữa chống thấm gốc xi măng tạo tinh thể thẩm thấu.

4.2 Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện chống thấm chân tường bằng hóa chất diễn ra theo quy trình gồm:

Bước 1: Tùy theo mức độ thấm của công trình, nhân viên kỹ thuật tiến hành đục phần chân tường khoảng 30 – 40 cm. Tuy nhiên, quá trình này chỉ đục lớp vữa bên ngoài không tiến hành tác động vào gạch phía trong.

Bước 2: Chính là thực hiện tạo phễu trong chân tường nhằm rót hóa chất. Việc tạo phễu được thực hiện thông qua sử dụng máy khoan, khoan một lỗ với góc nghiêng khoảng 45 độ, độ cách nền chân từ 15 – 20 cm. Tùy vào độ dày của tường sẽ có mức độ khoan sâu phù hợp. Cụ thể

Tường dày 10 cm sẽ khoan sâu 11cm.

Tường 20cm sẽ phải khoan 2 mũi với độ sâu khác nhau. Mũi 1 khoan nghiêng 45 độ, khoan một mũi sâu 10cm, thực hiện khoan nghiêng từ hàng gạch dưới từ nên lên. Mũi 2 thực hiện khoan sâu 22 cm.

Lưu ý: khi khoan thực hiện chậm từ từ nhằm hạn chế việc gạch bị thủng, lỗ khoan quá to gây chảy hóa chất ra ngoài.

Bước 3: Làm sạch chân tường bằng cách dùng máy thổi bụi, tiến hành thổi sạch hoàn toàn bụi bẩn các tạp chất. Sau đó, tiến hành phun một ít nước vào lỗ khoan, đặt ống dẫn dung dịch vào mỗi lỗ khoan, dùng vữa chuẩn bị sẵn bịt kín miệng lỗ và thân ống tránh việc dung dịch bị chảy ra ngoài.

Bước 4: Rót dung dịch hóa chất Water Seal DPC vào từng lỗ khoan. Rót 30 – 35ml/1 lần/1 lỗ, tiến hành rót nhiều lần liên tục nhằm tạo sự thấm dung dịch tốt và sâu nhất vào mao mạch. Tuy nhiên cần thực hiện rót dung dịch theo quy định, tường 10cm sử dụng 1.5 lít/1 mét dài, 2.5 – 3 lít/1 mét dài đối với tường đôi 20cm. Tiến hành rót đủ số dung dịch hóa chất theo quy định thì dừng lại.

Bước 5: Hoàn thành việc chống thấm chân tường bằng hóa chất thông qua bước cuối cùng trát bịt lỗ khoan. Bạn tiến hành trộn vữa và xi măng theo tỷ lệ  xi măng, cát + 4 lít nước + 1 lít Water Seal DPC.

5. Đặc tính

Đặc tính của Water Seal DPC rất tốt, chúng tạo lên lớp chống thấm kín và liên tục trên bề mặt tường cũng như các mao mạch trong chân tường. Chúng biến các mao mạch tạo thành lớp chống thấm bền vững với tuổi thọ 30 – 40 năm nhờ tạo thành hợp chất Silicon không bị hòa tan trong nước.

Đồng thời, chính phương pháp này tạo ra sự thâm nhập nước, hạn chế tối đa hiện tượng rêu, vết ố do ngấm nước trên chân tường.

Bạn muốn tìm ra được phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả, cần tiến hành thực hiện quan sát và thẩm tra tình hình công trình chính xác. Các thông tin cần xác định gồm:

  • Tuổi công trình
  • Vị trí công trình đang có hiện tượng thấm
  • Mực nước ngầm tồn tại trong mỗi công trình
  • Kết cấu xây dựng ví dụ tường 10 hay 20cm.
0979.603.425