Con kê bê tông khái niệm và công dụng

Con kê bê tông là một phụ kiện nhỏ nhưng lại đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc tạo lớp bảo vệ cho cốt thép khi đổ bê tông, đây là vật liệu có tác động đáng kể đến chất lượng xây dựng của ngôi nhà.

Con kê bê tông là gì?

Con kê bê tông hay còn gọi là cục kê bê tông là một loại phụ liệu xây dựng dùng trong công tác đổ bê tông. Trong công tác thi công kết cấu phần thô, cụ thể là thi công thép và bê tông trên công trường, con kê bê tông được sử dụng nhằm mục đích tạo ra một lớp bảo vệ cho cốt thép (còn gọi là kê thép). Điều này đảm bảo cho kết cấu bề mặt thép được duy trì tiêu chuẩn cả trước và trong suốt quá trình đổ bê tông.

Cấu tạo của con kê bê tông

Con kê bê tông được làm từ các loại vật liệu chính như cát, xi măng, phụ gia, nước,… Về kích thước, con kê bê tông có chiều cao dao động từ 15-100mm, thường được chia thành các nhóm phù hợp với mục đích sử dụng như sau:

  • Chiều cao con kê bê tông phổ biến trong công trình dân dụng nói chung: 15mm, 20mm, 25mm, 30mm
  • Chiều cao con kê bê tông cho hệ sàn, dầm, móng: 50mm, 55mm, 60mm, 65mm, 70mm, 75mm, 80mm, 90mm, 100mm.
  • Chiều cao con kê bê tông cho lanh tô, vách: 25mm, 35mm, 45mm, 50mm.

Ứng dụng của con kê bê tông

 Trong công tác thi công kết cấu, con kê bê tông được sử dụng nhằm mục đích tạo ra một lớp bảo vệ cho cốt thép.

  • Lớp bảo vệ bê tông là bắt buộc để:
  • Bảo vệ cốt thép không bị xâm thực bởi môi trường bên ngoài
  • Đảm bảo đồng nhất với bê tông trong kết cấu 
  • Bảo vệ thép không bị chảy khi cháy
  • Đảm bảo cốt thép đặt đúng theo bản vẽ thiết kế

Vì sao nên dùng con kê bê tông thay cho con kê bằng nhựa hoặc đá granite?

Thực tế một số công trường sử dụng gạch, con kê nhựa, đá, vữa xi măng tự đúc... để kê thép khi thi công. Tuy nhiên, phương pháp này áp dụng không đúng với qui chuẩn thi công, vì một số nguyên nhân:

  • Tiêu chuẩn Anh BS8110-1 có qui định rõ không nên tự đúc con kê trên công trường
  • Vữa xi măng tự đúc cường độ kém, không đảm bảo chịu lực như phần bê tông được đổ làm tổng thể kết cấu bị giảm xuống.
  • Vữa xi măng tự đổ thường bị vỡ, khi thi công phải lắp lại làm tăng thời gian sửa chữa, nguy hiểm hơn khi đang đổ bê tông bị vỡ do va chạm mạnh có khả năng gây cháy thép.
  • Vữa xi măng tự đổ có kích thước không chính xác và gây hao hụt lớn khi thi công
  • Viên kê nhựa khi sử dụng không kết dính và đồng nhất với bê tông, có thể gây ăn mòn tại vị trí kê (theo nghiên cứu tại Na Uy)
  • Tiêu chuẩn Anh BS8110-1 có qui định rõ không nên tự đúc viên kê trên công trường
  • Do một số ưu điểm trên và kinh nghiệm tại một số dự án thi công, Công ty Hưng Nguyễn giới thiệu con kê bê tông đúc sẵn với chất lượng vượt trội và đủ loại mẫu mã đáp ứng mọi yêu cầu từ công trình. Sản phẩm được chứng nhận bởi Trung tâm đo lường 3 thuộc Tổng cục đo lường.

Những lưu ý khi sử dụng con kê bê tông

  • Sử dụng con kê bê tông cũng cần tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định để đảm bảo chất lượng thi công. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng con kê bê tông trong xây dựng nhà ở dân dụng: 
  • Về số lượng, mật độ, tùy theo từng hạng mục, người ta sử dụng ít hay nhiều con kê bê tông để đảm bảo chất lượng mà vẫn tối ưu chi phí. Ví dụ, đổ sàn, dầm cần dùng 4-5 con kê/m2, đổ cột, đà lanh tô cần 5-6 con kê/m2,...
  • Chiều dày lớp bê tông bảo vệ (tương ứng với chiều cao con kê) không được nhỏ hơn đường kính lớn nhất của thép sử dụng tại vị trí đó.
  • Chất lượng bê tông của con kê phải bằng hoặc cao hơn chất lượng bê tông dùng để đổ sàn, dầm. Ví dụ, đổ bê tông sàn M350 thì con kê bê tông ít nhất phải là M350 hoặc cao hơn. Với con kê tự đúc tại công trình, đa phần thợ chỉ trộn xi măng, cát nên độ sụt lớn, mác bê tông thấp, trung bình chỉ từ M200-M250, kích thước cũng không đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật như con kê mác cao đúc sẵn ở nhà máy.
  • Với các công trình dân dụng, gia chủ có thể tự kiểm tra được công trình của mình có đảm bảo chất lượng hay không bằng cách xác định tổng độ cao của khối bê tông sẽ được đổ. Nếu chỉ có 1 lớp thép thì cần đảm bảo lớp thép đó nằm chính giữa khối bê tông. Trong trường hợp có 2 lớp thép, chiều dày lớp bảo vệ phía dưới và phía trên phải là bằng nhau. Ví dụ: Đổ sàn 120mm, có 2 lớp thép, đường kính thép 10mm, khoảng cách giữa 2 lớp thép là 50mm. Tính toán có thể thấy: 120mm = 25mm (độ dày lớp dưới sàn) + 10mm (lớp thép 1) + 50mm (khoảng cách giữa 2 lớp) + 10mm (lớp thép 2) + 25mm (độ dày lớp bê tông ở trên). Như vậy, dùng con kê bê tông kích thước 25mm là phù hợp nhất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình. 

      Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ khái niệm và công dụng của con kê bê tông để có lựa chọn đúng đắn khi thi công. Chúc các bạn thành công 

 

0979.603.425