Giằng móng (dầm móng)- Chi tiết và vai trò

Độ bền vững của công trình được quyết định bởi những yếu tố cấu tạo nên nền móng. Trong đó, giằng móng là một trong những yếu tố tuy nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng to lớn trong mối liên kết giữa đất nền và các bộ phận khác. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều người chưa nắm rõ về chi tiết kết cấu này, dù là những người trong ngành xây dựng. Bài viết tư vấn sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giằng móng.

Giằng móng là gì?

Giằng móng hay còn có tên gọi khác là dầm móng là một bộ phận sử dụng để kết cấu hay tạo sự liên kết của các móng, nhằm tăng độ vững chắc và sự kiên cố cho toàn bộ hệ thống của công trình. Ngoài ra kết cấu công trình còn chịu một phần mô men của cột, nếu cột bị lệch tâm nhiều so với đài móng thì mô men càng lớn.

Đặc biệt, khi thi công phải được tính toán cẩn thận và hết sức kỹ càng trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Có thể chọn kích thước tiết diện giằng theo tác dụng của nó và các yêu cầu cấu tạo, vị trí của giằng phải nằm ngang tạo nên một giá đỡ cho toàn bộ công trình xây dựng.

Tác dụng, vai trò của giằng móng
Kết cấu giằng móng sẽ nâng đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền đến móng. Ngoài ra, nó còn chịu một phần mô men của cột. Trường hợp cột bị lệch tâm càng nhiều so với đài móng thì mô men này càng lớn. Ở nhiều trường hợp khác, thiết kế giằng móng còn đóng vai trò:

Chống rạn nứt, chống thấm hiệu quả
Gia cố giúp móng vững chắc hơn, tăng sức chịu đựng của các loại rải trọng trong quá trình xây nhà và sử dụng.
Tạo nền móng thống nhất và chặt chẽ. Đảm bảo độ bền vững cho kết cấu công trình.
Tăng cường độ cứng và phân bố đêu tải trọng công trình truyền xuống móng.
Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
Chống xoay, chống xô lệch ở các nút chân cột trong điều kiện không thuận lợi

Cấu tạo chi tiết của các loại giằng móng

Giằng móng là bộ phận được gối lên móng nên về hình dáng và kích thước đều phụ thuộc vào khoảng cách đối với cột. 

  • Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 3 – 6 m thì giằng móng sẽ có hình thang hoặc hình chữ nhật.
  • Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 10 – 12 m thì giằng móng sẽ có hình dạng chữ T.

Giằng móng hình thang và chữ nhật được ưa chuộng hơn so với giằng móng chữ T vì đa số nhà dân dụng đều sử dụng bước cột < 6m. Thêm vào đó, độ của của dầm móng so với mặt nền sẽ lấy thấp hơn ít nhất mà 0.5m. Đây là khoảng cách có thể tạo ra lớp cách nước hợp lý, giúp móng chống được độ biến dạng. Đồng thời xung quanh giằng móng sẽ được chèn bằng đá dăm hoặc gạch vỡ để công tác đầm thêm chắc chắn.

Hiện nay xu hướng sử dụng phổ biến nhất gồm 3 loại phân loại theo móng: giằng móng đơn, móng băng và móng bè. Mỗi loại có những đặc điểm riêng về cấu tạo và kích thước.

Giằng móng đơn

Giằng móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau, mang lại khả năng chịu lực tốt. Thường được dùng trong các công trình xây dựng có tải trọng vừa và nhẹ như: nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng...

Cấu tạo:

Giằng móng đơn có cấu tạo rất đơn giản, nó được tạo thành từ một bê tông cốt thép dày và tạo hình trụ. Trong các công trình công nghiệp, người ta thường tận dụng phần đáy móng đặt lên một lớp đất tốt với chiều sâu khoảng 1m, giúp tạo bề mặt phẳng để tránh sự thay đổi giữa các vùng giáp ranh đối với đất tốt và đất xấu hay độ nở của các loại đất do bão hòa với nước.
Bên cạnh đó công dụng còn được liên kết với một hoặc nhiều tảng hệ thống dầm, tác dụng chống đỡ hệ thống tường xây dựng bên trên. Thêm vào đó, nó còn có tác dụng giằng các móng cốc để tránh hiện tượng lún, lệch giữa các đài móng.

Kích thước:

  • Kích thước lớp bê tông khoảng 100mm
  • Kích thước của dầm móng rơi vào khoảng: 300×700(mm)
  • Chiều cao của giằng móng bè là: 200mm

Giằng móng bè

Được sử dụng ở nhiều công trình xây dựng trên nền đất yếu, giằng móng bè giúp gia cố khả năng chịu lực cho công trình. Hoặc do thiết kế công trình có tầng hầm, hồ bơi, kho… thì giải pháp này khá an toàn và giúp phân bố đều tải trọng, tránh được tính trạng sút lún.

Cấu tạo:

Loại giằng móng bè được cấu tạo gồm nhiều lớp, bao gồm một lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng. Bản móng được trải rộng ra toàn bộ công trình.

Kích thước:

  • Lớp bê tông sàn phải dày 100mm
  • Chiều cao: 200mm
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn là 300×700(mm)
  • Thép bản móng tiêu chuẩn là 2 lớp thép Phi 12a200.
  • Thép dầm móng tiêu chuẩn là thép dọc 6 phi (20-22) 

Giằng móng băng

Kiểu giằng móng này được sử dụng trong nhiều công trình hơn các loại khác vì khả năng chịu lực tốt, đa dạng và độ tương thích cao hơn. Cấu tạo giằng sẽ cố định phần móng giúp đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho toàn bộ kết cấu.

 

Cấu tạo:

Giằng móng băng được cấu tạo bởi một lớp bê tông có tác dụng lót móng, đảm bảo sự cố định và chắc chắn cho cả một công trình xây dựng, đảm bảo sự an toàn cũng như cố định phần móng.

Kích thước: 

  • Kích thước của bản móng phổ thông thường đó là: (900-1200)x350(mm)

  • Kích thước dầm móng rơi vào khoảng 300 x(500-700)mm

  • Chiều rộng của giằng móng băng vào khoảng <1.5m

Thiết kế tính toán giằng móng như thế nào?

Khi thiết kế bất kỳ một kết cấu nói chung hay một một cấu kiện nào nói riêng cũng là phải tìm được quy luật về lực tác động – nội lực và quy luật về khả năng chịu lực của cấu kiện. Với giằng móng cũng vậy, bạn cần phải xác định được các yếu tố như sau.

Tính toán giằng móng như thế nào?

Để tính toán giằng móng, hãy xét các yếu tố tác dụng hay vai trò của nó trong hệ kết cấu chung như sau:

  • Chịu tác dụng của lún lệch
  • Tác dụng đỡ tường xây
  • Tác dụng phân phối mô men chân cột
  • Tác dụng đẩy nổi của nền đất
  • Giằng chân cột

Công thức chuẩn tính giằng móng

Thông thường khi được hỏi cách tính chịu lực giằng móng thì câu trả lời chính xác là dựa vào cấu tạo. Từ cấu tạo có thể suy ra cách tính kích thước, nhiệm vụ của nó. Với công thức sau:

+ Khi tải trọng đúng trọng tâm : Ptb ≤ Rtc

+ Khi tải trọng lệch tâm : Pmax ≤ 1.2 Rtc  

(Ptb , Pmax : áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất. Rtc : cường độ tiêu chuẩn của đất nền) 

Công thức tính giằng móng: R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)

Trong đó: 

B: chiều rộng đáy.

Q: tải trọng.

C: lực dính của lớp nền đất được tính bằng đơn vị

M: hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn

A1/4 , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất

Biện pháp thi công giằng móng

Việc thi công giằng móng cũng tương đối đơn giản, là cấu kiện dễ thi công và với thời gian nhanh nhất của ngôi nhà. Biện pháp thi công giằng móng gồm các bước và trình tự như sau:

  • Gia công lắp dựng và bố trí thép giằng móng
  • Gia công và lắp dựng coppha giằng móng
  • Đổ bê tông giằng móng
  • Tháo coppha và bảo dưỡng bê tông
  • Đối với giằng móng đơn và móng băng thường thì móng sẽ được thi công trước còn giằng móng sẽ được thi công sau và đối với móng bè thì móng và giằng móng sẽ được đổ bê tông cùng một lúc (liền khối).

Trên đây là những thông tin về giắng móng, chức năng và cấu tạo để bạn ứng dụng trong các công trình xây dựng. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong các công trình nhà ở của riêng mình. Nếu còn điều gì băn khoăn, hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline của chúng tôi, đội ngũ nhân viên của Thành Phát sẽ giúp các bạn giải đáp nhé

   

0979.603.425