Khái niệm và ý nghĩa quy hoạch xây dựng

Trong xây dựng và thiết kế công trình, chúng ta thường gặp rất nhiều bản vẽ, thiết kế có nhiều tỉ lệ khác nhau. Mỗi tỉ lệ lại có những đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt. Vậy ý nghĩa của bản đồ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Định nghĩa Quy hoạch xây dựng

Theo luật xây dựng năm 2014, quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

Theo luật Quy hoạch 2017,sơ đồ quy hoạch, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.

Theo điều 3 Luật đất đai năm 2013, bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó. Mỗi nhiệm vụ quy hoạch sẽ sử dụng một loại bản đồ với tỉ lệ tương ứng hợp với đặc trưng khu vực đó.

Các bản đồ quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 ... là các bản vẽ có tỉ lệ tương ứng 1/500, 1/2000, 1/5000... so với thực tế. VD: bản đồ quy hoạch 1/500 thì 1cm trên bản vẽ ứng với 500cm ngoài thực địa.

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch

  • Đảm bảo tuân theo Luật quy hoạch và các luật khác có liên quan. Đồng thời tuân theo các Quy định quốc tế mà Việt Nam là thành viên
  • Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường
  • Đảm bảo tính liên tục, kế thừa giữa các đồ án quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh hay quy hoạch chi tiết của một quy hoạch tổng quan thì phải phù hợp với quy hoạch tổng quan đó. Tức là Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ được lấy làm cơ sở để lập quy hoạch cấp vùng, quy hoạch cấp vùng sẽ được lấy làm cơ sở cho quy hoạch cấp tỉnh và cứ như thế
  • Đảm bảo tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; đảm bảo hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó tất cả vì lợi ích quốc gia và đảm bảo không phân biệt sắc tộc, giới tính
  • Đảm bảo ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch
  • Đảm bảo tính độc lập giữa cơ qua lập quy hoạch với hội đồng thẩm định quy hoạch
  • Đảm bảo nguồn lực để thực hiện quy hoạch
  • Đảm bảo tính thông nhất trong hệ thống quản lý quốc gia về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan ban ngành

Thẩm quyền các cấp chính quyền trong quy hoạch

Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch

 

  • Đối với các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng sẽ được tổ chức bởi chính phủ
  • Đối với quy hoạch ngành quốc gia được tổ chức bởi bộ, cơ quan ngang Bộ
  • Đối với quy hoạch tỉnh sẽ được tổ chức bởi UBND cấp tỉnh
  • Thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch
  • Đối với thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia được tổ chức bởi chính phủ
  • Đối với thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh được tổ chức bởi thủ tướng chính phủ

Thẩm quyền thẩm định quy hoạch

Với việc thẩm định một đồ án quy hoạch sẽ cần đến một hội đồng thẩm định bao gồm:

  • Đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng bao gồm Chủ tịch Hội đồng  là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ và thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch bao gồm đại diện Bộ và cơ quan ngang Bộ địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định
  • Đối với quy hoạch tỉnh bao gồm Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, Thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện Bộ và cơ quan ngang bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định
  • Thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch
  • Đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia sẽ được quyết định bởi Quốc hội
  • Đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sẽ được phê duyệt bởi Tổ chức Chính phủ
  • Đối với quy hoạch Thủ đô sẽ được phê duyệt bởi Thủ tướng chính phủ sau khi có sự thông qua của Quốc hội
  • Trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch
  • Đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng được tổ chức công bố bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Đối với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia được công bố bởi Bộ tài nguyên và Môi trường
  • Đối với quy hoạch ngành quốc gia thuộc thẩm quyền tổ chức lập được công bố bởi Bộ và các cơ quan ngang Bộ
  • Đối với quy hoạch tỉnh được công bố bởi UBND cấp tỉnh

Ngoài ra, việc công bố quy hoạch phải được thường xuyên đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch

Ý nghĩa các bản đồ quy hoạch hiện nay

Quy hoạch 1/10000, 1/25000, 1/50000

Các loại bản đồ có tỉ lệ lớn này sẽ có nhiệm vụ quy hoạch chung. 

Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị phải xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.” (Khoản 1 Điều 23 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

Bản đồ có nhiệm vụ quy hoạch chung áp dụng tỷ lệ khác nhau cho các loại đồ án quy hoạch khác nhau và có ý nghĩa quan trọng nhất, ảnh hưởng đến tất cả các quy hoạch tiếp theo:

Thành phố trực thuộc trung ương: Tỉ lệ bản đồ 1/25000 hoặc 1/50000. Thời hạn quy hoạch 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm. Là cơ sở để lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch phân khu trong đô thị.

Thành phố thuộc tỉnh, thị xã:Tỉ lệ bản đồ 1/10000 hoặc 1/25000. Thời hạn quy hoạch 20 đến 25 năm. Là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị.

Thị trấn: Tỉ lệ bản đồ 1/10000 hoặc 1/5000. Thời hạn quy hoạch 10 đến 15 năm. Là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.

Quy hoạch 1/5.000

Quy hoạch 1/5000 còn được gọi với tên gọi khác là quy hoạch phân khu. Đây chính là bản vẽ chỉ khu vực ngoại và nội thị. Dựa theo bản vẽ này sẽ xác định:

  • Yêu cầu cơ bản thực hiện phát triển, nghiên cứu, khai thác đô thị
  • Cách bố trí về cơ sở hạ tầng của xã hội đô thị và kỹ thuật
  • Tính chất và vai trò đô thị
  • Thể hiện định hướng phát triển đô thị

Bản đồ quy hoạch chính là tài liệu bắt buộc phải có trong đồ án quy hoạch của một đô thị. Tùy vào mỗi giai đoạn thì lại có một bản đồ tương ứng. Đối với quy hoạch 1/5000 sẽ là bản quy hoạch phân lô chi tiết hơn so với bản quy hoạch thành phố. Nhờ vào quy hoạch 1/5000 việc đền bù, thực hiện giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư cũng sẽ dễ dàng hơn.

Quy hoạch 1/2000

Quy hoạch 1/2000 cũng là bản đồ quy hoạch phân khu nhưng chi tiết hơn 1/5000.

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 là bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng, quy hoạch giao thông, sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật cơ điện. Sau khi quy hoạch chi tiết của dự án tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực.

Giai đoạn này thực chất là quy hoạch định hướng cho toàn bộ đô thị (khu công nghiệp, khu xuất khẩu, khu dân cư, khu du lịch ...) nhằm mục đích quản lý xây dựng.

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 giúp xác định mạng lưới đường và quy hoạch sử dụng đất (bao gồm các chỉ tiêu về tính chất của đường như: diện tích đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao ...) tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu , chỉ giới đường đỏ ...)

Quy hoạch 1/500

Bản đồ 1/500 có nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết phải xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.” (Khoản 3 Điều 23 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

Trên cơ bản, quy hoạch 1/500 sẽ được hiểu như sau:

  • Là quy hoạch dùng để cụ thể hóa nội quy quy hoạch phân khu và quy hoạch chung.
  • Được bố trí cụ thể tất cả các hạng mục công trình trên mặt đất như: hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trị cụ thể đến từng ranh giới của các lô đất thuộc bản đồ quy hoạch.
  • Là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng và thực hiện công trình và hỗ trợ rất đắc lực cho các bước triển khai.
  • Là cơ sở để được cấp giấy phép xây dựng (sau này cho dự án) và là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng.

Những yếu tố mà quy hoạch 1/500 phải thể hiện rõ:

  • Dân số
  • Diện tích đất sử dụng
  • Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
  • Tổ chức không gian, kiến trúc
  • Công trình hạ tầng
  • Kiến trúc hoặc thiết kế chi tiết của từng lô đất
  • Đất giá môi trường

Ngoài ra, quy hoạch 1/500 còn giúp xác định được mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài quy hoạch như: đường đi, vỉa hè, tường rào, cổng,…

 

0979.603.425