Mái ngói - Các bước thi công

Cấu trúc của một ngôi nhà cơ bản bao gồm 3 phần: phần móng, phần khung và phần mái. Quá trình thi công 3 phần này diễn ra theo một trình tự nhất định. Sau khi đã có phần móng và phần khung nhà thì bước tiếp theo là thi công phần mái nhà. 

Mái nhà là một thành phần cực kỳ quan trọng quyết định phần lớn tới tính thẩm mỹ tổng thể ngôi nhà. Không những thế, một mái nhà được thiết kế chuẩn sẽ tạo nên sự thoải mái cho gia chủ sống trong không gian ấy. Nó giống như một lớp bảo vệ ngôi nhà trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên như: Mưa, nắng, bụi, độ ẩm… mà ít có thành phần kết cấu nào trong xây dựng có thể đảm nhận trọn vẹn được vai trò này.Để tạo lên một mái nhà bền, đẹp, vững chắc thì vật liệu làm mái nhà và thợ thi công mái ngói đóng vai trò quyết định. Mái nhà có thể được thi công bằng cách lợp mái tôn, tấm lợp thông thường....

Thành phần chính của mái nhà

Một mái nhà tiêu chuẩn phải hội tụ đầy đủ 2 thành phần sau:

  • Thành phần kết cấu chịu lực: Là tên gọi tổng thể của các thành phần có thể bao gồm: cầu phong, vì kèo, bán kèo, xà gồ, tường thu hồi, lớp giằng chống chịu lực. Các thành phần này đảm nhận việc chống chịu sức nặng của chính nó (tải trọng tĩnh) và các tác động của ngoại lực (tải trọng động).
  • Thành phần kết cấu bao phủ: Hay còn gọi là lớp lợp, được lợp lên trên kết cấu chịu lực có thể được làm bằng các vật liệu như: ngói, tấm phipro ximang, tôn kim loại. Thành phần này tối thiểu phải chống được mưa/nắng, thấm, cách nhiệt…, Ngói là vật liệu được lựa chọn nhiều nhất bởi ngói có nhiều ưu điểm như đẹp, cách âm, cách nhiệt tốt, độ bền cao tuy nhiên thi công mái ngói đòi hỏi ngời thợ lợp ngói có kinh nghiệm mới tạo nên mái nhà đẹp và vững chắc.

Vật liệu làm mái nhà

Các kiểu kết cấu mái thường được sử dụng trong các công trình nhà ở, biệt thự hiện nay có 2 loại thường được sử dụng.  Bao gồm:

+ Mái sử dụng hệ khung kèo gỗ, sắt hoặc thép mạ kẽm

+ Sử dụng mái bê tông sau đó dán ngói

Với 2 loại kết cấu mái ngói  kể trên, đối với mỗi loại kết cấu mái khác nhau sẽ có cách thi công khác nhau. Ở nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn cách thức thi công mái ngói biệt thự ở đây:

Vật liệu gỗ

Hiện nay là tài nguyên đang được bảo vệ và giá thành rất cao do đó việc sử dụng vật liệu gỗ không còn thích hợp cho mái nhà hiện nay và một điều đáng báo động là nguy cơ mối mọt rất cao, đã có rất nhiều công trình đã tháo dỡ vì bị mối mọt tấn công. Tuy nhiên gỗ được sử dụng nhiều vào các công trình mang tính giải trí cao, nhà hàng, khách sạn là một ưu thế của gỗ. Nhưng nếu sử dụng trong việc thi công mái ngói nhà phố hay biệt thự, sau đó đóng trần che mái, thì gỗ là sự lựa chọn chưa hợp lý lắm

.

Vật liệu thép đen 

Kết cấu này được phổ biến khắp thị trường Việt Nam và loại phổ biến nhất trong các kết cấu chịu lực hay trang trí. Tuy nhiên một vấn đề mà luôn luôn chúng ta phải xử lý đó là bị Oxy hóa kim loại (rỉ sét).
Trước đây thép đen rất phổ biến làm các loại mái nhà nhưng do sau khi hoàn thành phải sơn chống sét và hay đóng trần, vì vậy việc bảo dưỡng vô cùng khó khăn và đó là nguyên nhân dẫn đến sét rỉ. Nhưng nếu được bảo dưỡng tốt thì thép đen là một kết cấu thông dụng cho người dùng vì độ dày rất đa dạng và hiện nay áp dụng nhiều trong làm nhà xưởng, nhà đòi hỏi nhịp lớn những công trình đòi hỏi kết cấu chịu lực cao.
Hiện nay có rất nhiều hình dạng như hình hộp vuông, vật liệu hình hộp chữ nhật, thép góc và thép hình, thép chưa sơn hoặc thép đã mạ kẽm. Một điều nhược điểm là các mối nối của thép đen thường là hàn, do đó tia lửa điện thường là nguyên nhân của những vụ hỏa hoạn tại công trình, do đó khi thi công cần phải được che chắn và phòng ngừa cẩn thận

Thép mạ nhôm kẽm

  • Là sản phẩm thép mạ nhôm kẽm cường độ cao, thép có cường độ G550 và lớp mạ AZ100 hay AZ150.
  • Thi công nhanh và thiết kế hoàn toàn bằng phần mềm chuyên dụng giúp cho khung thép làm mái ngói được tính toán chính xác lắp đặt nhanh và thi công an toàn
  • Trọng lượng nhẹ giúp cho việc di chuyển lên trên công trình đơn giản hơn và an toàn hơn.
  • Trọng lượng nhẹ cũng giúp tải trọng tác động lên móng cũng giảm đi đáng kể kinh phí và sức chịu đựng dầm, đà, cột lâu dài giảm đi đáng kể
  • Điều đặc biệt là thanh thép được mạ nhôm, do đó không cần sơn phủ và chống lại quá trình oxy hóa kim loại cao do lõi thép được bảo vệ bởi lớp mạ bên ngoài

Với những giải pháp vật liệu như trên, ưu việc nhất cho công việc thi công mái ngói cho các loại công trình như biệt thự hay nhà phố thì lựa chọn thép mạ nhôm kẽm vẫn là ưu thế hơn so với gỗ hoặc thép đen truyền thống. Có thể nói rằng thép mạ đã thay thế được thép đen trong các công trình thi công mái ngói i

Lắp dựng khung kèo lợp ngói kết cấu 2 lớp

  • Kiểm tra và đo mặt bằng thực tế tại công trình.
  • Gia công kèo, Chia khoảng cách giữa các kèo và lắp dựng.
  • Căn chỉnh các vì kèo để các đỉnh kèo nằm trên 1 đường thẳng, các cánh kèo tạo độ phẳng mái
  • Chia khoảng cách lito, Khoảng cách giữa 2 lito nằm trong khoảng 340-360 mm (Ngói sóng), 260- 280mm (Ngói đỏ truyền thống), khoảng cách này phải đồng nhất cho cả mái ngói (trừ khoảng lito cuối) đảm bảo các li tô phải song song với nhau, chia li tô từ trên đỉnh mái xuống dưới, hàng thừa thì dồn vào hàng cuối hoặc áp cuối.
  • Li tô cuối hay gọi là hàng dân cao hơn lito thường là 1.5- 2cm
  • 2 li tô trên chóp mái (mương nóc) nằm sát nhau.
  • Trước khi lợp ngói kiểm tra lại toàn bộ khung kèo:
    • Kiểm tra toàn bộ vít liên kết
    • Kiểm tra lại khoảng cách lito
    • Kiểm tra độ phẳng mái
  • Tiến hành lợp ngói:
  • Lấy vuông góc 2 chiều của riềm hông và hàng ngói đầu tiên. Nên căng dây để lấy đường chuẩn.
  • Mỗi viên ngói được liên kết chắc chắn với thanh Li tô bằng vít chuyên dụng.

Thi công mái bê tông lợp ngói

Để khắc phục những nhược điểm của mái bê tông dán ngói. Nên sử dụng hệ khung kèo thép chống gỉ  cho mái bê tông.
Kết cấu hệ khung kèo này là sử dụng thanh cầu phong và litô thép tạo thành hệ khung giàn trên mái bê tông giúp ngói gắn trên khung thép chắc chắn hơn, ngói và lớp bê tông có khoảng hở tạo cho mái mát hơn vào mùa hè.

Kĩ thuật lợp ngói với khung kèo thép mái bê tông

  • Kiểm tra và đo mặt bằng thực tế tại công trình.
  • Chia khoảng cách để lắp đặt thanh cầu phong.
  • Căn chỉnh các thanh cầu phong sao cho đỉnh nóc tạo thành đường thẳng và 2 bên mái phẳng.
  • Chia litô và lợp ngói như trên.

 

 

 

 

0979.603.425