Nhà tiền chế

Nhà tiền chế đã được ứng dụng phổ biến trong những công trình dân dụng ở nước ngoài. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này vói nhiều người còn khá mới mẻ. Vậy nhà tiền chế là gì?, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.

1. Nhà tiền chế là gì? 

Hình ảnh của nhà thép tiền chế

 

Nhà tiền chế (hay còn gọi là nhà thép tiền chế)  là loại nhà làm bằng bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.

2. Ưu, nhược điểm của nhà tiền chế

Ưu điểm của nhà tiền chế

Nhà tiền chế có ứng dụng lớn trong thực tế, đặc biệt thích hợp cho những công trình đòi hỏi độ bền cao

 

Tiết kiệm chi phí.

Đối với ngành nào cũng vậy, chi phí sử dụng càng tiết kiệm càng có lợi. Đặc biệt là trong ngành xây dựng, làm thế nào để có thể tiết kiệm chi phí mà công trình vẫn mang tính hiệu quả cao? Đó là một câu hỏi khá lớn đặt ra. Chính vì điều này, nhà thép đã được đưa vào áp dụng khá hiệu quả.

Chi phí xây dựng một dự án bằng thép thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng bê tông cốt thép. Việc tiết kiệm vật liệu tại các khu vực ít chịu lực của các cấu kiện khung chính giúp cho việc làm nhà khung thép được tiết kiệm chi phí. 

Nhà khung thép có thiết kế linh hoạt và tiện lợi.

Việc sử dụng khung thép để tạo những không gian mới trong nhà ở là việc không còn xa lạ. Khung thép có thể được lắp đặt vào các kết cấu sẵn có, sau đó bố trí thêm các vật dụng nội thất như trong hình trên. Ngay lập tức góc phòng đã biến thành một không gian nghỉ ngơi vô cùng thoải mái, rất ấn tượng phải không nào? 

Kết cấu gọn, nhẹ.

Nhà khung thép tiền chế có một lợi thế. Không chiếm nhiều không gian, căn phòng ở sẽ cảm giác thoải mái, thoáng mát hơn. Rất phù hợp với ai yêu thích phong cách sống hiện đại tối giản cho ngôi nhà tương lai.

Khả năng chống ẩm mốc cao.

Nhà khung thép có khả năng chống ẩm mốc rất là cao. Do thiết kế và chất liệu cách nước tốt, sử dụng hế thống mái mối đứng, thành phần thoát nước và diềm mái. 

Nhà thép tiền chế có khả năng tạo hình không giới hạn.

Bản thân khung thép được đưa vào xây dựng làm nhà ở. Nó đã được thiết kế tỉ mỉ, chuẩn chỉ và hết sức tinh tế. Việc sử dụng thép làm khung nhà ở cho phép hiện thực hóa những ý tưởng trang trí nhà ở không giới hạn của bạn. Bởi vì độ bền của thép tốt hơn bê tông, gỗ, và những vật liệu sử dụng làm khung nhà thông thường.

Thời gian thi công nhanh.

Đối với những ngôi nhà quy mô nhỏ, mà thời gian tiến độ công trình lại cần phải nhanh chóng và hiệu quả. Vậy nên, để tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc sử dụng khung thép có thể đáp ứng được nhu cầu này.

Nhược điểm của nhà khung thép:

Nhà thép tiền chế có khả năng chịu lửa thấp.

Thép không cháy nhưng chỉ cần nhiệt độ lên đến 500 tới 600 độ C, nó sẽ chuyển sang dạng dẻo. Mất đi khả năng chịu lực dẫn tới kết cấu bị sụp đổ dễ dàng. Kết cấu thép có độ chịu lửa thấp hơn cả độ chịu lửa của kết cấu gỗ  dán. 

Dễ bị ăn mòn với thời tiết nóng ẩm.

Với môi trường ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là ở một số nơi môi trường bị xâm thực thì sẽ xảy ra hiện tượng thép bị gỉ dẫn tới bào mòn, phá hoại công trình. 

Chi phí bảo dưỡng tương đối cao.

Nhà khung thép hoàn toàn có độ bền đảm bảo. Tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng, tăng khả năng chịu lửa, khả năng chống gỉ cho thép tương đối cao. 

Độ bền chỉ tương đối.

Nhà khung thép giải quyết nhiều hạn chế của nhà xây bằng bê tông cốt thép truyền thống. Như giảm tải trọng, chi phí, thời gian thi công. Tuy nhiên, công tình nhà khung thép có độ bền và đồ vững chắc kém hơn so với nhà bê tông. 

Tóm lại, nhà khung thép tiền chế vẫn là một lựa chọn thú vị trong xây dựng nhà ở hiện nay. Với một số công trình nhà ở tại các khu vực thời tiết ôn hòa, ít nắng nóng khi làm nhà khung thép sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Để tăng độ an toàn của công trình, trong quá trình sử dụng cần trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy và cầu thang thoát hiểm.

 

3. Có những loại nhà tiền chế nào?

Hiện nay có 4 loại nhà tiền chế phổ biến:

Nhà tiền chế dân dụng: Loại nhà được dùng để làm nhà ở, có mẫu mã đa dạng với chi phí khá rẻ. Bên cạnh đó, quá trình thi công loại nhà này khá nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Nhà tiền chế công nghiệp: bao gồm các nhà kho, phân xưởng,…

Nhà tiền chế thương mại: là các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng tiện lợi, hay siêu thị, trung tâm thương mại,...

Nhà tiền chế quân sự: mục đích của loại nhà này nhằm phục vụ cho quân sự như các doanh trại.

4. Một vài thông số kỹ thuật của nhà tiền chế

3 thông số cơ bản cần nắm được về nhà tiền chế: chiều cao, chiều dài và chiều rộng của công trình

Chiều cao: Chiều cao nhà tiền chế được tính bằng khoảng cách từ chân nhà lên tới điểm giao giữa mái tôn và tường.

Chiều dài: chiều dài được tính từ khoảng cách giữa 2 mép tường đối diện với nhau.

Chiều rộng: với chiều rộng sẽ được tính bằng độ dài mép tường bên này tới độ dài mép tường bên phía kia.

Độ dốc của mái: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng của nhà tiền chế bởi mái là nơi trực tiếp nhận áp lực từ mưa. Do đó, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải chọn tỉ lệ hợp lý đảm bảo nước mưa không đọng ở trên mái. Thông thường con số này sẽ thích hợp được lựa chọn là 15%.

 

0979.603.425