Phần thô là phần cấu tạo nên tổng thể của ngôi nhà nên rất cần được quan tâm trong quá trình xây dựng. Có được phần thô chất lượng giúp thuận lợi trong quá trình hoàn thiện quy trình xây nhà và đảm bảo độ an toàn, bền chắc của công trình sau này.
Đây là bước vô cùng cần thiết trước khi tiến hành xây dựng phần thô cho ngôi nhà. Nếu là nhà cũ làm mới thì bạn cần thuê dọn đồ đạc qua chỗ ở tạm đồng thời làm sạch, phát quang mặt đất, phá dỡ nhà cũ, giải tỏa nhà và kết cấu xây dựng cũ kết hợp với vận chuyển phế thải đổ đi.
Ngoài ra, chủ nhà còn cần chuẩn bị khu vực để chứa vật liệu, tránh các tác động từ môi trường như mưa, nắng hay bão. Nếu thuê công nhân từ nơi khác đến thì phải chuẩn bị lán trại cho công nhân nghỉ ngơi và sinh hoạt đồng thời tạo hàng rào che chắn, vách ngăn cho công trình để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng ra xung quanh.
Một giải pháp hạn chế áp lực về kho bãi tập kết vật tư mà người xây nhà ở các thành phố lớn đang lựa chọn là sử dụng bê tông tươi/ bê tông thương phẩm chất lượng cao cho công trình. Đây cũng là xu hướng mới để đảm bảo chất lượng bê tông sử dụng cho công trình, cấp phối được quản lý chặt chẽ bởi các nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu, đồng thời giúp chủ nhà hạn chế thất thoát và phát sinh trong quá trình quản lý kiểm soát vật tư, đẩy nhanh tiến độ thi công và an toàn lao động.
Một yếu tố khác cần chuẩn bị là phải đảm bảo nguồn điện, nước tốt phục vụ cho quá trình xây dựng, tránh làm chậm tiến độ do mất điện hay mất nước gây ra. Không chỉ có vậy, trong quá trình xây dựng khó tránh khỏi được tiếng ồn và bụi bẩn, hay tác động vào lòng đất ảnh hướng đến hàng xóm và các gia đình ở khu vực lân cận, vì vậy cần làm một số công tác với hàng xóm và dân cư trong khu vực như nói chuyện, xin phép và nhờ họ tạo điều kiện hoặc kiểm tra hiện trạng các nhà xung quanh để nếu trong quá trình xây dựng có làm ảnh hưởng thì có cơ sở để thương lượng, đền bù.
Sau khi giải phóng mặt bằng và các khu vực cần thiết thì bắt đầu tiến hành quá trình xây dựng phần thô. Giai đoạn này gồm nhiều bước và bạn cần làm việc với Nhà thầu/Kỹ sư xây dựng
Gia cố nền và làm nền móng:
Trong việc gia cố nền và làm nền móng, nếu nền đất yếu thì có thể đóng cọc cừ tràm hay ép cọc bê tông, sau đó tiền hành làm móng công trình ngầm, hố ga, đường thoát nước và hầm nhà.
Xem thêm bài viết: Tìm hiểu về móng nhà và những lưu ý khi làm nhà.
Móng xây nhà thường có ba loại móng cơ bản là móng đơn, móng băng và móng bè, trong đó nhà dân thường sử dụng móng đơn và móng băng.
Bê tông đổ móng cực kỳ quan trọng và không thể sửa chữa nếu có sự cố sau này, do đó cần chú trọng cẩn thận về cấp phối / mác bê tông. Nên chú ý chọn xi măng hoặc bê tông tươi chất lượng, thương hiệu uy tín trên thị trường để đảm bảo an toàn. Lưu ý chúng ta nên chọn những hãng xi măng có thương hiệu lâu năm để đảm bảo trong quá trình xây dựng. Hoặc các bạn có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp qua bảng báo giá xi măng hợp lý.
Đổ bê tông (sàn, dầm, cột):
Đổ bê tông (sàn, dầm, cột) bao gồm các công việc chính là đan thép, ghép cốt pha, nghiệm thu cẩn thận trước rồi tiến hành đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốt pha và xây tường.
Đặc biệt, việc bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là yếu tố quyết định chính cho độ bền và chất lượng công trình.
Xây tường:
Việc xây tường cần phải đảm bảo thẳng, mạch đều và phải thường xuyên kiểm tra độ thăng bằng bằng quả dọi.
Tóm lại, xây thô là giai đoạn quan trọng nhất cho tuổi thọ và chất lượng của toàn công trình. Gạch làm xong có thể lát lại, sơn có thể đổi màu. Nhưng phần thô của ngôi nhà mà sai thì gần như không thể sửa chữa. Cần đảm bảo chất lượng phải đúng thiết kế, thường xuyên giám sát quá trình thi công từng giai đoạn và hãy đầu tư cho phần khung xương này bởi những sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín để yên tâm cho một ngôi nhà bền đẹp.
Bạn có thể xem thêm những lỗi xây bê tông thường gặp khi xây nhà: Nhận diện lỗi bê tông thường gặp khi xây nhà.
Trong quá trình xây dựng phần thô cho ngôi nhà, cần phải thường xuyên thực hiện giám sát, kiểm tra bởi đây là khâu vô cùng quan trọng. Đặc điểm của quá trình thi công phần thô là rất khó, thậm chí không thể sửa chữa lại thêm vào đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của công trình sau này. Quá trình giám sát này phải được thực hiện từ phía chủ nhà, người thân chủ nhà bao gồm việc ký nghiệm thu,…
Đồng thời phải tiến hành bảo dưỡng cho vữa và bê tông bởi quá trình xây dựng tốt vẫn cần phải được bảo dưỡng tốt và liên tục. Một số cách bảo dưỡng chủ yếu là phun nước lên bề mặt, che chắn giữ ẩm liên tục bằng cách phủ bạt, bao bố ướt hay bao ni lông hoặc sử dụng hợp chất dưỡng hộ lên bề mặt bê tông và vữa. Đối với bê tông phải bảo dưỡng liên tục trong thời gian ít nhất là 7 ngày còn với tường nền trát, láng vữa thì cần bảo dưỡng thường xuyên từ 3-7 ngày.