Mái ngói là xu hướng thi công kiến trúc nhà ở của người Việt từ xưa đến nay. Để đảm bảo sự vững chắc, cứng cáp cho nhà mái ngói, cách lợp ngói úp nóc là bước cực kỳ quan trọng. Vậy, ngói úp nóc là gì? Quy cách lợp ngói úp nóc như thế nào để đảm bảo hiệu quả, chất lượng và thẩm mỹ cho ngồi nhà? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
Ngói úp nóc hay được gọi là ngói bò, ngói nóc là loại ngói được sử dụng để nối liền hai mái, mái trước- mái sau, giao cắt giữa hai mái thành một khối vững chắc và làm tăng giá trị thẩm mĩ cho công trình của bạn.
Ngói úp nóc có nhiều kiểu dáng chất liệu và màu sắc khác nhau
Khoảng cách giữa các thanh kèo không quá 4m. Khoảng cách giữa cách đón tay, các thanh rui từ 0.9 – 1m. Khoảng cách giữa các thanh lito từ 280 – 300mm. Được xác định bằng cách sau:
Bước 1: lắp đặt 2 thanh mè trên đỉnh nóc của 2 mái với khoảng cách giữa 2 thanh mè tối thiểu từ 40 – 60mm.
Bước 2: lắp đặt thanh mè đầu tiền áp sát vào đầu thanh rui.
Bước 3: Đo khoảng cách “L” từ thanh mè đầu đến thanh mè trên đỉnh nóc mái, sau đó chia cho 280 – 300mm. Từ đó ta xác định số mè cần phải lắp trên mái. Chú ý khoảng cách giữa các thanh mè phải được chia đều từ đỉnh đến cuối mái, nếu có thừa thiếu thì chỉ dồn vào để hàng cuối cùng hoặc dần cuối. Thanh mè cuối cùng phải cao hơn thanh mè trước nó khoảng 25mm là được.
Tiến hành lắp đặt ngói nóc
- Trước khi lắp đặt ngói cuối nóc, ta cần cắt phần cuối nóc.
- Việc cắt viên ngói cuối nóc sẽ khiến cho viên ngói cuối vừa khít với ngói rìa hơn tại vị trí đầu hồi.
- Đánh dấu điểm giữa mỗi nóc tại các vị trí đầu nóc.
- Cách lợp ngói nóc sử dụng một phần xi măng cộng ba phần cát sạch và trộn với nước vừa đủ để đảm bảo độ dính mà không làm xi măng bị chảy ra. Khi vữa còn ướt ta không nên phủ toàn bộ góc ngói hoặc cố trét đầy kẽ hở nóc.
- Định mức nóc tại 2 đầu của mái nhà bằng cách kéo dây dọc theo đường trung tâm nóc từ đầu đến những chỗ nóc khác. Độ dày lớp vữa 2.5cm.
- Thực hiện đặt nóc còn lại và điều chỉnh theo điểm giữa đã đánh dấu với dây căng mục đích là để độ thẳng của nóc hoàn hảo.
- Tại điểm giữa của hàng nóc, ta dùng ghép hai để phủ nóc đỉnh.
- Nếu ghép hai không phủ khít được thì bạn hãy dùng cưa máy cắt bỏ phần cuối của một phần nối nóc và tạo rãnh dẫn nước mới.
- Sau khi đặt ghép hai đúng chỗ, bạn đã có một hàng nóc hoàn chỉnh, thẳng hàng.
- Trong khi lớp vữa vẫn chưa khô hết, dùng bay cắt bỏ phần vữa không cần thiết và làm láng chỗ vữa còn lại.
- Cách lợp ngói nóc kết hợp dùng mũi bay tạo rãnh trên phần vữa kế cận của ngói nóc. Bạn nên tạo những lỗ nhỏ với đường kính chỉ khoảng 6mm tại mỗi rãnh ngói dẫn nước và cụ thể thực hiện toàn bộ chiều dài của hàng ngói nóc đó.
- Khi quan sát thấy bề mặt lớp vừa đệm có màu trắng lên, hãy dùng một tấm xốp khô (hay bọt biển) hoặc giẻ lau sạch vết vữa bẩn còn bám trên viên ngói và ngói nóc đi. Nếu bạn không xử lý tốt khâu này thì vữa hồ chết trắng trên mái ngói sẽ rất khó làm sạch và khiến cho mái ngói mất thẩm mĩ.
- Sau khi vữa khô hoàn toàn, ta lấy sơn vữa với loại sơn trét vữa JSC Monier và không được để sơn rớt vào ngói và nóc.
- Không nên quét vữa tại những mối nối hay giữa những nóc.
Trong thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng sử dụng mái lợp ngói thì ngói rìa, ngói nóc luôn là những vật liệu cần thiết không thể tách rời. Với những chia sẻ về cách lợp ngói rìa, ngói nóc trên đây, mong rằng các bạn sẽ tích lũy thêm được kinh nghiệm khi xây dựng nhà ở.
Khung kèo mái thép nhẹ là một giải pháp mới đột phá, có kết cấu vững chắc. Đặc biệt là khả năng chống rỉ chống mòn vượt trội. Ngoài ra hệ khung có có trọng lượng nhẹ giúp quá trình thi công được rút ngắn hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.
Khung kèo thép nhẹ chống rỉ lợp ngói
Với việc lắp đặt và thi công ngói úp nóc cần có một đội ngũ lành nghề thực hiện bởi việc này đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ. Trên đây là những chia sẻ về ngói úp nóc, mong rằng chúng sẽ có ích cho bạn trong việc lựa chọn những loại ngói lợp chất lượng cho ngôi nhà của mình.